Thạc Sĩ Quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh tế của các tổ chức, đơn vị thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 24/11/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI CẢM ƠN

    Trong quá trình thực hiện luận văn thạc sỹ Quản lý kính tế, với Đề tài:
    “Quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh tế của các tổ chức, đơn vị thuộc
    Giáo hội Phật giáo Việt Nam”, tôi đã tập trung nghiên cứu, hệ thống hoá lý
    luận, thu thập số liệu, vận dụng lý luận vào phân tích tình hình và giải quyết
    vấn đề thực tiễn đặt ra. Với sự nỗ lực học tập, nghiên cứu, đến nay tôi đã hoàn
    thành luận văn tốt nghiệp. Tôi luôn nhận được sự giúp đỡ chỉ bảo và những
    góp ý vô cùng quý báu của các thầy cô giáo, các đồng nghiệp và bạn bè, sự
    quan tâm động viên của gia đình đã giúp tôi hoàn thành luận văn này.
    Tôi xin chân thành cảm ơn tất cả những người đã giúp đỡ tôi, các tác
    giả mà tôi đã tham khảo, trích dẫn những nghiên cứu, tư liệu của họ, cũng như
    sự hướng dẫn, giúp đỡ của các thầy cô giáo Trường Đại học Kinh tế, các thành
    viên trong Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp. Đặc biệt là sự hướng dẫn, chỉ
    bảo tận tình không thể thiếu của giáo viên hướng dẫn khoa học là PGS.TS.
    Phạm Thị Hồng Điệp.
    Tuy nhiên, đề tài nghiên cứu bao gồm nhiều nội dung, thời gian nghiên
    cứu hạn hẹp cùng với những hạn chế về năng lực bản thân cũng như tài liệu
    tham khảo, nên không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định trong luận văn.
    Vì vậy, rất mong nhận được những ý kiến đóng góp các thầy cô giáo và bạn
    bè, đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn./.


    MỤC LỤC


    Trang:
    Danh mục hình i
    MỞ ĐẦU 01
    Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và
    thực tiễn về quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh tế của các
    tổ chức tôn giáo
    05
    1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu. 05
    1.1.1. Các công trình liên quan đến đề tài 05
    1.1.2. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu 08
    1.2. Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh tế
    của các tổ chức tôn giáo.
    09
    1.2.1. Những vấn đề chung về hoạt động kinh tế của các tổ
    chức tôn giáo
    09
    1.2.2. Quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh tế của các
    tổ chức tôn giáo
    23
    1.3. Kinh nghiệm quản lý các hoạt động kinh tế của Phật giáo ở
    một số quốc gia, vùng lãnh thổ và bài học cho Việt Nam.
    37
    1.3.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với các hoạt động
    kinh tế của Phật giáo ở một số quốc gia, vùng lãnh thổ.
    37
    1.3.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 45
    Chương 2: Phương pháp và thiết kế nghiên cứu 48
    2.1. Phương pháp luận 48
    2.2. Các phương pháp cụ thể 48
    2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu 48
    2.2.2. Phương pháp xử lý số liệu, tài liệu 50 Chương 3: Thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động
    kinh tế của các tổ chức, đơn vị thuộc Giáo hội Phật giáo Việt
    Nam
    52
    3.1. Khái quát về Giáo hội Phật giáo Việt Nam và những yếu tố
    ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh tế của
    các tổ chức, đơn vị thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam
    52
    3.1.1. Khái quát về Giáo hội Phật giáo Việt Nam 52
    3.1.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối
    với hoạt động kinh tế của các tổ chức, đơn vị thuộc Giáo
    hội Phật giáo Việt Nam
    58
    3.2. Thực trạng quản lý hoạt động kinh tế của các tổ chức, đơn vị
    thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam từ năm 2003 đến nay
    71
    3.2.1. Định hướng, quy hoạch, tạo hành lang pháp lý 71
    3.2.2. Tổ chức thực hiện các chính sách, pháp luật liên
    quan đến quản lý các hoạt động kinh tế của Giáo hội Phật
    giáo Việt Nam.
    74
    3.2.3. Giám sát, thanh tra, kiểm tra, xử lý đối với hoạt động
    kinh tế Phật giáo của các tổ chức, đơn vị thuộc Giáo hội
    Phật giáo Việt Nam
    79
    3.3. Đánh giá chung về quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh
    tế của các tổ chức, đơn vị thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam
    80
    3.3.1. Những mặt đạt được 80
    3.3.2. Những mặt còn hạn chế 81
    3.3.3. Nguyên nhân 82
    Chương 4: Quan điểm và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà
    nước đối với hoạt động kinh tế của các tổ chức, đơn vị thuộc
    Giáo hội Phật giáo Việt Nam
    85 4.1. Bối cảnh mới ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế của các tổ
    chức, đơn vị thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam
    85
    4.1.1. Tình hình thế giới và trong nước 85
    4.1.2. Tình hình tôn giáo nói chung, Phật giáo nói riêng 86
    4.2. Quan điểm quản lý đối với hoạt động kinh tế của các tổ
    chức, đơn vị thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam
    91
    4.3. Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với các hoạt
    động kinh tế của các tổ chức, đơn vị thuộc Giáo hội Phật giáo
    Việt Nam
    94
    4.3.1. Về định hướng, quy hoạch, tạo hành lang pháp lý 94
    4.3.2. Về tổ chức thực hiện các chính sách, pháp luật liên
    quan đến quản lý các hoạt động kinh tế của Giáo hội Phật
    giáo Việt Nam
    96
    4.3.3. Về giám sát, thanh tra, kiểm tra, xử lý đối với hoạt
    động kinh tế của các tổ chức, đơn vị thuộc Giáo hội Phật
    giáo Việt Nam.
    98
    KẾT LUẬN 101
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 103
    i


    DANH MỤC HÌNH


    STT Hình Nội dung Trang
    1 Hình 3.1
    Cơ cấu tổ chức Giáo hội Phật giáo
    Việt Nam hiện nay
    57 1
    MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Việt Nam là nước đa dân tộc, đa tôn giáo. Phật giáo đã được du nhập và
    phát triển ở Việt Nam gần 2000 năm, hiện là một tôn giáo lớn, phổ biến ở hầu
    hết các tỉnh, thành trong cả nước. Tư tưởng, triết lý Phật giáo có nhiều ảnh
    hưởng, tác động tới đời sống tình cảm, tín ngưỡng cũng như trong phong tục,
    tập quán của đa số người dân đất Việt. Lịch sử Phật giáo ở Việt Nam luôn tồn
    tại, gắn bó và đồng hành cùng dân tộc, trong quá trình xây dựng, bảo vệ Tổ
    quốc và Phật giáo được coi là tôn giáo của dân tộc.
    Giáo hội Phật giáo Việt Nam được thành lập năm 1981 trên cơ sở thống
    nhất các tổ chức, hệ phái Phật giáo trong cả nước. Hiện nay, Giáo hội Phật
    giáo Việt Nam là một tổ chức Phật giáo duy nhất đại diện cho Phật giáo Việt
    Nam trong quan hệ đối nội và đối ngoại và điều hành các hoạt động Phật giáo
    trong cả nước, hoạt động theo phương châm: “Đạo pháp - Dân tộc - Chủ
    nghĩa xã hội”. Tiếp nối truyền thống của Phật giáo Việt Nam, Giáo hội Phật
    giáo Việt Nam luôn khẳng định được sự đồng hành cùng dân tộc, trong quá
    trình xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
    Kinh tế và tôn giáo nói chung, Phật giáo nói riêng là hai lĩnh vực xã hội
    khác nhau, nhưng chúng có quan hệ tương tác lẫn nhau: các hoạt động kinh tế
    tạo cho Phật giáo có những cơ sở vật chất để thực hiện các hoạt động của
    mình, ngược lại Phật giáo cũng giúp cho kinh tế phát triển lành mạnh, ổn định
    (tác động về đạo đức kinh doanh, môi trường trong sản xuất kinh doanh .).
    Ở Việt Nam, tôn giáo nói chung, Phật giáo nói riêng là lĩnh vực nhạy
    cảm, thường được các thế lực xấu ở trong và ngoài nước khai thác, lợi dụng
    để chống phá Đảng và Nhà nước ta. Vậy, khi Phật giáo thông qua các tổ chức,
    đơn vị trực thuộc tham gia vào các hoạt động kinh tế thì nhà nước sẽ quản lý 2
    như thế nào? Hiện nay, chưa có công trình nào nghiên cứu rõ về quản lý nhà
    nước đối với hoạt động kinh tế của các tổ chức tôn giáo nói chung và Giáo hội
    Phật giáo nói riêng, trong khi thực tế Giáo hội Phật giáo Việt Nam thông qua
    các tổ chức, đơn vị trực thuộc đã có hoạt động kinh tế để tạo nguồn thu phục
    vụ cho hoạt động của mình như: thành lập các trung tâm ngoại ngữ, thành lập
    công ty, hoạt động kinh tế chùa Vì vậy, nghiên cứu vấn đề “Quản lý nhà
    nước đối với hoạt động kinh tế của các tổ chức, đơn vị thuộc Giáo hội Phật
    giáo Việt Nam” có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cấp thiết.
    Câu hỏi nghiên cứu của đề tài:
    - Thực trạng công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh tế của
    các tổ chức, đơn vị thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam hiện nay như thế nào?
    - Cần phải làm gì để hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt động
    kinh tế của các tổ chức, đơn vị thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong thời
    gian tới?
    2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
    2.1. Mục đích nghiên cứu
    Trên cơ sở phân tích đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt
    động kinh tế của các tổ chức, đơn vị thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam, đề
    xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước về hoạt động kinh tế
    của các tổ chức, đơn vị thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam nhằm đáp ứng yêu
    cầu của thời kỳ đổi mới hiện nay.
    2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
    + Làm rõ cơ sở lý luận, những vấn đề cơ bản về quản lý nhà nước đối
    với hoạt động kinh tế của Phật giáo.
    + Phân tích thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh tế của
    các tổ chức, đơn vị thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam hiện nay.
    + Đề xuất giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt động 3
    kinh tế của các tổ chức, đơn vị thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong thời
    gian tới.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    3.1. Đối tượng nghiên cứu: luận văn nghiên cứu vấn đề quản lý nhà
    nước đối với hoạt động kinh tế của các tổ chức, đơn vị thuộc Giáo hội Phật
    giáo Việt Nam.
    3.2. Phạm vi nghiên cứu
    + Phạm vi không gian: Việt Nam
    + Phạm vi thời gian: Từ năm 2003 (Thời điểm Ban Chấp hành TW
    Đảng ban hành Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 12/3/2003 về công tác tôn
    giáo. Đây là Nghị quyết đầu tiên công khai về công tác tôn giáo của Đảng ta)
    đến năm 2014.
    + Các hoạt động kinh tế của các tổ chức, đơn vị thuộc Giáo hội Phật
    giáo Việt Nam có đem lại nguồn thu.
    4. Đóng góp mới của Luận văn
    - Góp phần làm rõ tình hình hoạt động kinh tế và quản lý nhà nước đối
    với hoạt động kinh tế của các tổ chức, đơn vị thuộc Giáo hội Phật giáo Việt
    Nam.
    - Đề xuất giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh
    tế của các tổ chức, đơn vị thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam, góp phần giúp
    cơ quan chức năng quản lý tốt hơn hoạt động này của Giáo hội Phật giáo Việt
    Nam và thực hiện có hiệu quả chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về
    Công tác tôn giáo.
    5. Kết cấu luận văn
    Ngoài mục lục, phần mở đầu, kết luận, nội dung luận văn được chia
    thành 04 chương và 11 tiết. Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và thực tiễn
    về quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh tế của các tổ chức tôn giáo.
    Chương 2: Phương pháp và thiết kế nghiên cứu.
    Chương 3: Thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh tế của
    các tổ chức, đơn vị thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
    Chương 4: Quan điểm và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối
    với hoạt động kinh tế của các tổ chức, đơn vị thuộc Giáo hội Phật giáo Việt
    Nam.
     
Đang tải...