Thạc Sĩ Quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 16/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn thạc sĩ
    Đề tài: Quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh BìnhĐịnh dạng file word và PDF


    MỤC LỤC

    MỞ ĐẦU
    Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI
    HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TRONG NỀN KINH TẾ THỊ
    TRƯỜNG
    1.1. Khái niệm, đặc điểm các loại hình hoạt động du lịch
    1.2. Quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch và phân cấp quản lý đối
    với chính quyền cấp tỉnh
    1.3. Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch ở một số
    tỉnh, thành phố điển hình
    Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT
    ĐỘNG DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH BÌNH
    2.1. Tình hình hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình giai đoạn
    2001-2010
    2.2. Thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch trên địa bàn
    tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2001-2010
    2.3. Đánh giá chung về quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch trên
    địa bàn tỉnh Ninh Bình
    Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN
    QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG DU
    LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH BÌNH
    3.1. Dự báo phát triển ngành và quan điểm hoàn thiện quản lý nhà nước
    đối với hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đến năm 2020
    3.2. Các giải pháp cơ bản hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt động
    du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
    KẾT LUẬN
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


    MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Tỉnh Ninh Bình nằm ở cực nam đồng bằng Bắc Bộ, cách Hà Nội 96 km về phía
    Nam. Dãy núi Tam Điệp chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam làm ranh giới tự nhiên
    giữa hai tỉnh Ninh Bình và Thanh Hóa. Phía Đông và Đông Bắc có sông Đáy bao quanh, là
    ranh giới tự nhiên với hai tỉnh Hà Nam và Nam Định, phía Bắc là tỉnh Hòa Bình, phía
    Nam là biển Đông.
    Ninh Bình có vị trí rất quan trọng, là nơi tiếp nối giao lưu kinh tế và văn hóa giữa
    lưu vực sông Hồng với lưu vực sông Mã, giữa vùng đồng bằng Bắc Bộ với vùng núi Tây
    Bắc và miền Trung. Trên địa bàn tỉnh có các quốc lộ và tuyến giao thông quan trọng chạy
    qua như 1A; 10; 12A; 12B, đường sắt Bắc - Nam. Ninh Bình còn có hệ thống sông ngòi
    khá dày đặc như sông Đáy, sông Hoàng Long, sông Càn, sông Vạc, sông Vân. Hệ thống
    giao thông thủy, bộ tạo thành mạng lưới giao thông rất thuận tiện cho giao lưu, phát triển
    kinh tế của tỉnh.
    Tài nguyên du lịch của Ninh Bình tương đối phong phú, đa dạng bao gồm hệ
    thống núi đá vôi, rừng, hồ, các di tích lịch sử - văn hóa nổi tiếng, . cùng với văn hóa của
    cư dân nông nghiệp địa phương. Đây là một lợi thế quan trọng, tạo tiền đề phát triển nhiều
    loại hình du lịch phong phú, đa dạng. Tài nguyên du lịch Ninh Bình được phân bố tương
    đối tập trung ở một số khu vực chính như Hoa Lư, Gia Viễn, Nho Quan, Kim Sơn, với khu
    du lịch nổi tiếng: Tam Cốc - Bích Động, Tràng An, rừng quốc gia Cúc Phương, khu bảo
    tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long, suối khoáng nóng Kênh Gà - Vân Trình . Nguồn
    tài nguyên văn hóa độc đáo của Ninh Bình có những địa danh điển hình như cố đô Hoa Lư,
    nhà thờ đá Phát Diệm, phòng tuyến Tam Điệp - Biện Sơn, chùa Bái Đính . Đây chính là
    điều kiện rất tốt cho việc hình thành và phát triển những khu du lịch trọng điểm, có sức
    hấp dẫn thu hút du khách trong và ngoài nước.
    Phát huy lợi thế đó, trong những năm qua, Ninh Bình đã tập trung đầu tư phát triển
    du lịch đồng bộ trên cả ba nội dung: xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch, phát triển sản phẩm
    du lịch và xây dựng hệ thống cơ sở và đội ngũ nhân viên ngành du lịch. Ngày 13-7-2009,
    Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIX đã ban hành Nghị quyết số 15-NQ/TU về phát
    triển du lịch Ninh Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Với sự quan tâm chỉ đạo
    sát sao và đầu tư thích đáng, các hoạt động dịch vụ, du lịch của tỉnh liên tục phát triển, doanh
    thu du lịch năm 2010 ước đạt 559 tỷ đồng, tăng 8,8 lần so với năm 2005.
    Tuy nhiên, kết quả hoạt động du lịch đạt được chưa tương xứng với tiềm năng và
    lợi thế của tỉnh. Chất lượng các dịch vụ du lịch chưa cao; doanh số kinh doanh du lịch còn
    khiêm tốn, khách lưu trú, đặc biệt là khách quốc tế ở lại Ninh Bình với số lượng ít, số ngày
    lưu trú ngắn . Ninh Bình còn thiếu các khu nghỉ dưỡng, khách sạn, các khu vui chơi giải
    trí cao cấp đạt chuẩn quốc tế. Hơn nữa, tỉnh chưa tạo được sản phẩm du lịch độc đáo, đặc
    trưng, có sức thu hút khách. Về quản lý nhà nước, còn lúng túng và thực hiện kém hiệu
    quả ở tất cả các khâu, đặc biệt là công tác xúc tiến, quảng bá du lịch, quản lý các cơ sở du
    lịch đảm bảo chất lượng và uy tín đối với khách hàng.
    Quán triệt vai trò của hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh, Nghị quyết số 15-NQ/TU
    của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã xác định rõ:
    Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, phát triển du lịch là trách nhiệm của
    các cấp, các ngành và của mỗi người dân Phát triển du lịch bền vững, từng
    bước đưa du lịch sớm trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, góp phần
    chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy nhiều ngành, nhiều lĩnh vực cùng phát
    triển [41].
    Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XX cũng đã thông qua phương hướng, mục
    tiêu, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu của nhiệm kỳ 2010-2015, trong đó có các mục tiêu, giải
    pháp về phát triển du lịch: "Đưa kinh tế du lịch vào thời kỳ tăng tốc, để du lịch thực sự trở
    thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Mục tiêu đặt ra là phấn đấu khách du lịch đến năm
    cuối nhiệm kỳ (2015) đạt 6 triệu lượt khách, khách lưu trú đạt 1 triệu lượt khách" [6].
    Để thực hiện các mục tiêu và quan điểm phát triển du lịch nêu trên, ngoài sự nỗ lực của các cơ sở du lịch của tỉnh, về phía quản lý nhà nước cần có những biện pháp đổi
    mới và thực hiện triệt để trong thực tế. Việc nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với
    hoạt động du lịch sẽ giúp ngành du lịch Ninh Bình giữ được các chuẩn mực và chất lượng
    dịch vụ, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh, về lâu dài sẽ phát triển ổn định và hiệu quả
    cao.
    Trong điều kiện hiện nay, để đổi mới, hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt
    động du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, cần có những công trình nghiên cứu về cơ sở
    lý luận và thực tiễn đổi mới và hoàn thiện công tác này.
    Với những lý do nêu trên, đề tài: "Quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch
    trên địa bàn tỉnh Ninh Bình" được lựa chọn làm luận văn tốt nghiệp khóa học thạc sĩ của
    học viên.

    2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
    Liên quan đến đề tài nghiên cứu, đã có một số công trình đã công bố. Sau đây là
    những công trình điển hình.
    - Nguyễn Minh Đức (2007), "Quản lý nhà nước đối với hoạt động thương mại, du
    lịch tỉnh Sơn La trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa", Luận án tiến sĩ Kinh tế,
    Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
    - Huỳnh Vĩnh Lạc (2005), "Khai thác tiềm năng du lịch đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên
    Giang", Luận văn thạc sĩ Kinh tế chính trị, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
    - Trịnh Đăng Thanh (2004) "Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động
    du lịch ở Việt Nam hiện nay", Luận án tiến sĩ Luật học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ
    Chí Minh.
    - Trần Xuân Ảnh (2007), "Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về thị trường
    du lịch", Tạp chí Quản lý nhà nước, số 132.
    - Nguyễn Văn Mạnh (2007), "Để du lịch Việt Nam phát triển nhanh và bền vững
    sau khi gia nhập WTO", Tạp chí Kinh tế và phát triển, số 115.

    Chương 1
    CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
    ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TRONG
    NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG


    1.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, CÁC LOẠI HÌNH HOẠT ĐỘNG DU LỊCH
    1.1.1. Khái niệm du lịch và hoạt động du lịch
    1.1.1.1. Khái niệm du lịch
    Ngày nay, du lịch đã thực sự trở thành một ngành kinh tế có vai trò quan trọng
    không chỉ ở các nước phát triển mà còn ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam.
    Tuy nhiên, cho đến nay quan niệm về du lịch vẫn chưa có sự thống nhất. Do quan điểm
    tiếp cận và góc độ nghiên cứu khác nhau, có cách hiểu khác nhau về du lịch. Đúng như một
    chuyên gia du lịch đã nhận định, đối với du lịch, có bao nhiêu tác giả nghiên cứu thì có bấy
    nhiêu định nghĩa.
    Ở nước Anh, du lịch xuất phát từ tiếng "To Tour" có nghĩa là cuộc dạo chơi (Tour
    round the world-cuộc đi vòng quanh thế giới; to go for tour round the town- cuộc dạo
    quanh thành phố; tour of inspection- cuộc kinh lý kiểm tra, ). Tiếng Pháp, từ du lịch bắt
    nguồn từ Le Tour có nghĩa là cuộc dạo chơi, dã ngoại, Theo nhà sử học Trần Quốc
    Vượng, du lịch được hiểu như sau: Du có nghĩa là đi chơi, Lịch là lịch lãm, từng trải, hiểu
    biết, như vậy du lịch được hiểu là việc đi chơi nhằm tăng thêm kiến thức.
    Như vậy, có khá nhiều khái niệm du lịch nhưng tổng hợp lại ta thấy du lịch hàm
    chứa các yếu tố cơ bản sau:
    * Du lịch là một hiện tượng kinh tế - xã hội.
    * Du lịch là sự di chuyển và tạm thời lưu trú ngoài nơi ở thường xuyên của các cá
    nhân hoặc tập thể nhằm thỏa mãn các nhu cầu đa dạng của họ.
    * Du lịch là tập hợp các hoạt động kinh doanh phong phú và đa dạng nhằm phục

    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


    1. Phạm Đức Ánh (2002), "Du lịch Ninh Bình phát triển bền vững", Du lịch Việt Nam,
    (3).
    2. Nguyễn Thái Bình (2003), "Để du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn", Du
    lịch Việt Nam, (6).
    3. Chính phủ (2004), Quyết định số 204/2006/QĐ-TTg ngày 17/8 của Thủ tướng Chính
    phủ về việc ban hành định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam, Hà
    Nội.
    4. Đảng bộ tỉnh Ninh Bình (2000), Văn kiện Đại hội đại biểu lần thứ XVIII, Ninh Bình.
    5. Đảng bộ tỉnh Ninh Bình (2005), Văn kiện Đại hội đại biểu lần thứ XIX, Ninh Bình.
    6. Đảng bộ tỉnh Ninh Bình (2010), Văn kiện Đại hội đại biểu lần thứ XX, Ninh Bình.
    7. Đảng Cộng sản Việt Nam (1977), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV, Nxb
    Sự thật, Hà Nội.
    8. Đảng Cộng sản Việt Nam (1981), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V, Nxb
    Sự thật, Hà Nội.
    9. Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb
    Sự thật, Hà Nội.
    10. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII,
    Nxb Sự thật, Hà Nội.
    11. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII,
    Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    12. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb
    Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    13. Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Nghị quyết số 41-NQ/TƯ ngày 15/11 của Bộ Chính
    trị về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa
    đất nước, Hà Nội.
    14. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb
    Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    15. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb
    Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
    16. Nguyễn Văn Đính và Trần Thị Minh Hòa (2004), Giáo trình Kinh tế du lịch, Nxb Lao
    động - Xã hội, Hà Nội.
    17. Nguyễn Đình Hòa (2004), "Du lịch sinh thái - thực trạng và giải pháp để phát triển ở
    Việt Nam", Kinh tế và phát triển, (8).
    18. Hội đồng Biên soạn Từ điển Bách khoa Việt Nam (1966), Từ điển Bách khoa toàn thư
    Việt Nam, Hà Nội.
    19. Đinh Trung Kiên (2003), "Đào tạo nguồn nhân lực du lịch trước yêu cầu mới", Du lịch
    Việt Nam, (7).
    20. Nguyễn Thị Hoa Lệ (2003), "Để du lịch Việt Nam trở thành ngành kinh tế mũi nhọn",
    Du lịch Việt Nam, (11).
    21. Phạm Trung Lương (2002), Du lịch sinh thái, những vấn đề lý luận và thực tiễn phát
    triển ở Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
    22. Nguyễn Duy Mạnh và Lê Trung Kiên (2005), "Du lịch sinh thái và kinh doanh sản
    phẩm du lịch sinh thái tại các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên của Việt
    Nam", Kinh tế phát triển, (8).
    23. Bùi Xuân Nhàn (2003), "Đào tạo nguồn nhân lực thực hiện thắng lợi chiến lược phát
    triển du lịch giai đoạn 2001 - 2010", Du lịch Việt Nam, (12).
    24. Trần Phương (2003), "Bảo tồn văn hóa duyên hải để phát triển du lịch", Văn hóa Nghệ
    thuật, (6).
    25. Quốc hội (1992), Hiến pháp, Hà Nội.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...