Luận Văn Quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch ở tỉnh Kiên Giang hiện nay

Thảo luận trong 'Du Lịch' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Ngày nay, trên thế giới du lịch trở thành hiện tượng kinh tế - xã hội (KT-XH) phổ
    biến, là cầu nối tình hữu nghị, là phương tiện gìn giữ hòa bình và hợp tác giữa các quốc
    gia, dân tộc. Ở nhiều quốc gia, du lịch là một trong những ngành kinh tế hàng đầu, phát
    triển với tốc độ cao, đem lại những lợi ích về KT-XH trong phát triển.
    Ở Việt Nam, sau hơn 20 năm đổi mới ngành du lịch đã có nhiều khởi sắc, thay đổi
    diện mạo và từng bước khẳng định tầm vóc của ngành trong nền kinh tế quốc dân, góp
    phần phát triển KT-XH, thúc đẩy giao lưu văn hóa làm cho nhân dân thế giới hiểu biết
    thêm về đất nước con người Việt Nam, tranh thủ được sự thiện cảm và sự đồng tình ủng hộ
    quốc tế trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc; đóng góp tích cực hơn cho sự nghiệp
    công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) đất nước. Hoạt động du lịch (HĐDL)tăng cả
    bề rộng lẫn chiều sâu. Có thể nói rằng không có ngành kinh tế nào đi tắt đón đầu đuổi kịp
    trình độ phát triển của các nước trong khu vực, rút ngắn khoảng cách và chống tụt hậu về
    kinh tế nhanh bằng ngành du lịch. Chính vì vậy, những năm qua Đảng và Nhà nước ta có
    sự quan tâm đặc biệt đến ngành "công nghiệp không khói" này. Công tác quản lý nhà nước
    (QLNN) đối với ngành du lịch luôn được tăng cường, đổi mới, từng bước hoàn thiện để
    phù hợp với điều kiện phát triển du lịch trong giai đoạn đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước và
    hội nhập kinh tế sâu hơn, đầy đủ hơn với khu vực và thế giới.
    Kiên Giang là tỉnh nằm ở phía Tây Nam của tổ quốc, thuộc vùng đồng bằng sông
    Cửu Long (ĐBSCL), có tiềm năng phát triển du lịch rất phong phú và đa dạng. Điều kiện
    tự nhiên đã tạo cho Kiên Giang những cảnh quan thiên nhiên độc đáo, nhiều danh lam
    thắng cảnh tuyệt đẹp về hang động, sông, suối, bãi biển, rừng nguyên sinh, . Bên cạnh đó,
    Kiên Giang còn có các di tích văn hóa, lịch sử mang đậm nét đặc trưng của đất và người
    Kiên Giang tập trung ở các địa bàn như: TP Rạch Giá, thị xã Hà Tiên, huyện Phú Quốc,
    Kiên Lương, Hòn Đất và U Minh Thượng. Đặc biệt, Phú Quốc là một huyện đảo có nhiều
    tiềm năng nhất để phát triển du lịch. Chính vì vậy, ngày 05-10-2004 Thủ tướng Chính phủ
    đã ra Quyết định số 178/2004/QĐ-TTg phê duyệt “Đề án phát triển tổng thể đảo Phú
    Quốc, tỉnh Kiên Giang đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020”. Tại Điều 2 ghi rõ:




    “ .Từng bước xây dựng đảo Phú Quốc thành Trung tâm du lịch (du lịch sinh thái, nghỉ
    dưỡng và du lịch biển) tầm cỡ khu vực và quốc tế với các hình thức dịch vụ chất lượng
    cao, thu hút nhiều khách quốc tế và đáp ứng nhu cầu của khách du lịch trong nước” [50].
    Mặt khác, các địa bàn bao gồm: huyện Phú Quốc, Kiên Hải, Hòn Đất, Kiên Lương, An
    Biên, An Minh, Vĩnh Thuận, U Minh Thượng, thị xã Hà Tiên và TP Rạch Giá, tỉnh Kiên
    Giang còn được tổ chức UNESCO Liên Hợp Quốc công nhận là Khu bảo tồn sinh quyển
    thế giới vào ngày 27-10-2006, với tổng diện tích hơn 1,1 triệu ha, đây là điều kiện thuận
    lợi to lớn cho việc phát triển du lịch sinh thái của tỉnh. Có thể nói, Kiên Giang là một tỉnh
    có tiềm năng và lợi thế để phát triển du lịch hơn nhiều so với các địa phương khác ở vùng
    ĐBSCL. Công tác QLNN đối với HĐDL được Đảng bộ và chính quyền tỉnh quan tâm
    củng cố thường xuyên, từng bước hoàn thiện. Do đó, du lịch thời gian qua đã có nhiều
    đóng góp tích cực cho sự phát triển KT-XH của tỉnh.
    Tuy nhiên, QLNN đối với hoạt động này ở tỉnh Kiên Giang còn những hạn chế nhất
    định. Đó là, mặc dù tầm quan trọng của du lịch trong kế hoạch phát triển KT-XH của tỉnh
    đã được nâng lên một bước, nhưng trên thực tế, các ban, ngành và các cấp trong tỉnh chưa
    quan tâm đúng mức tới việc tạo môi trường thuận lợi cho du lịch phát triển, chưa khơi dậy
    được tiềm năng và chưa huy động được các thành phần kinh tế tham gia phát triển du lịch;
    chưa quan tâm đầy đủ đến việc bảo vệ và tôn tạo tài nguyên du lịch. Việc giáo dục du lịch
    cho cán bộ và nhân dân trong tỉnh chưa tốt nên không phải ai cũng hiểu được vị trí, vai trò
    của du lịch trong đời sống cộng đồng để nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch trên quan
    điểm phát triển du lịch bền vững. Cơ chế, chính sách về du lịch có mặt chưa đồng bộ và
    nhất quán. Quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch và đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng
    (KCHT), cơ sở vật chất - kỹ thuật (CSVC-KT) du lịch còn nhiều bất cập, dẫn đến tình
    trạng thừa, thiếu cục bộ ở nhiều khu, điểm du lịch.
    Những hạn chế nêu trên là những nguyên nhân quan trọng dẫn đến việc chưa tận
    dụng được lợi thế, tiềm năng sẵn có của tỉnh để phát triển du lịch cũng như những bất cập
    trong HĐDL ở tỉnh Kiên Giang thời gian qua.
    Mặt khác, trước những yêu cầu mới trong giai đoạn hiện nay, nhất là sau khi Việt
    Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO),




    công tác QLNN đối với HĐDL ở tỉnh Kiên Giang cần được đổi mới một cách toàn diện, để
    vừa đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH của tỉnh, vừa góp phần tạo ra sự phát triển nhanh
    và bền vững của ngành du lịch tỉnh Kiên Giang trong thời gian tới.
    Với lý do đó, tôi chọn đề tài “Quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch ở tỉnh
    Kiên Giang hiện nay” làm luận văn thạc sĩ kinh doanh và quản lý nhằm góp phần giải
    quyết vấn đề thực tiễn đặt ra.
    2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
    Vấn đề QLNN đối với HĐDL ở phạm vi cả nước nói chung và của từng địa phương
    nói riêng là đề tài thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học, các nhà lãnh đạo và quản lý
    kinh tế. Một số công trình khoa học tiêu biểu như sau:
    - Nguyễn Minh Đức (2007), “Quản lý nhà nước đối với hoạt động thương mại, du
    lịch tỉnh Sơn La trong quá trình CNH, HĐH”, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Chính trị
    Quốc gia Hồ Chí Minh. Đây là một công trình nghiên cứu QLNN đối với hoạt động
    thương mại, du lịch ở một địa phương cụ thể. Luận án đã phân tích cơ sở lý luận và thực
    tiễn nhằm làm rõ chức năng, nhiệm vụ; đề xuất quan điểm và giải pháp nhằm góp phần đổi
    mới và nâng cao trình độ QLNN về thương mại, du lịch ở tỉnh Sơn La. Tuy nhiên, tác giả
    chỉ nghiên cứu QLNN đối với hoạt động thương mại, du lịch thuộc khu vực Tây Bắc Bộ,
    bao gồm các tỉnh miền núi, trong đó có tỉnh Sơn La, có điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội,
    văn hóa, tiềm năng phát triển du lịch khác nhiều so với khu vực Tây Nam Bộ, trong đó có
    tỉnh Kiên Giang.
    - Nguyễn Thị Thanh Hiền (1995) “Quản lý nhà nước về du lịch trong giai đoạn
    phát triển mới của nền kinh tế Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế, Học viện
    Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Luận văn đã phân tích đặc điểm, vai trò của ngành du
    lịch trong giai đoạn đầu phát triển nền kinh tế thị trường Việt Nam, đánh giá thực trạng
    QLNN về du lịch nói chung và đề xuất những giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu lực
    QLNN về du lịch. Tuy nhiên, tác giả chưa nghiên cứu vấn đề QLNN về du lịch ở một địa
    phương cụ thể.
    - Huỳnh Vĩnh Lạc (2005), “Khai thác tiềm năng du lịch đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên
    Giang”, Luận văn thạc sĩ kinh tế chính trị, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.




    Luận văn chủ yếu phân tích, đánh giá thực trạng tiềm năng phát triển du lịch và đề xuất
    những giải pháp đẩy mạnh khai thác tiềm năng phát triển du lịch trong phạm vi của một
    huyện, thuộc tỉnh Kiên Giang. Tác giả chưa nghiên cứu sâu vấn đề QLNN đối với HĐDL
    nói chung và tỉnh Kiên Giang nói riêng.
    - Trịnh Đăng Thanh (2004) “Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du
    lịch ở Việt Nam hiện nay”, Luận án tiến sĩ luật học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí
    Minh. Luận án đã đưa ra cơ sở lý luận về sự cần thiết phải QLNN bằng pháp luật đối với
    HĐDL; phân tích, đánh giá thực trạng và đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện QLNN
    bằng pháp luật đối với HĐDL trước yêu cầu mới. Tuy nhiên, tác giả chưa nghiên cứu toàn
    diện vấn đề QLNN đối với HĐDL nói chung và ở từng địa phương nói riêng.
    Ngoài ra, còn một số bài viết liên quan đến vấn đề phát triển du lịch và QLNN về
    du lịch, cụ thể như:
    - Trần Xuân Ảnh (2007), "Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về thị trường du
    lịch", Tạp chí Quản lý nhà nước, số 132.
    - Nguyễn Văn Mạnh (2007), “Để du lịch Việt Nam phát triển nhanh và bền vững
    sau khi gia nhập WTO”, Tạp chí Kinh tế và phát triển, số 115.
    - Vũ Khoan (2005), “Đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn vào năm 2010”,
    Tạp chí Du lịch, số 11.
    - Trịnh Đăng Thanh (2004), “Một số suy nghĩ về công tác quản lý nhà nước đối với
    ngành du lịch”, Tạp chí Quản lý nhà nước, số 98.
    - Võ Thị Thắng (2001), "Tăng cường quản lý nhà nước để du lịch Việt Nam phát huy vai trò
    ngành kinh tế mũi nhọn", Tạp chí Quản lý nhà nước, số 7(66).
    - Hoàng Anh Tuấn (2007), “Du lịch Việt Nam - Thành tựu và phát triển”, Tạp chí
    Quản lý nhà nước, số 133.
    - Trần Nguyễn Tuyên (2005), “Du lịch Việt Nam phát triển theo hướng trở thành
    ngành kinh tế mũi nhọn”, Tạp chí Quản lý nhà nước, số 114.
    Như vậy, cho đến nay chưa có tác giả nào nghiên cứu sâu và toàn diện về quản lý
    nhà nước đối với hoạt động du lịch ở tỉnh Kiên Giang hiện nay.




    3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
    3.1. Mục đích nghiên cứu
    Đề xuất phương hướng và giải pháp hoàn thiện QLNN đối với HĐDL ở tỉnh Kiên
    Giang nhằm thúc đẩy hoạt động này phát triển nhanh và bền vững, đóng góp tích cực vào
    quá trình phát triển KT-XH chung của tỉnh.
    3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
    Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu trên, đề tài tập trung giải quyết các nhiệm vụ chủ
    yếu sau:
    - Phân tích về mặt lý luận đặc điểm, vai trò, ý nghĩa KT-XH của HĐDL và vai trò,
    chức năng, nhiệm vụ QLNN đối với HĐDL nói chung và ở cấp tỉnh nói riêng.
    - Nghiên cứu kinh nghiệm QLNN về du lịch của một số tỉnh thuộc khu vực ĐBSCL
    trong thời gian gần đây.
    - Phân tích, đánh giá thực trạng QLNN đối với HĐDL ở tỉnh Kiên Giang trong thời
    gian qua. Chỉ ra những mặt tích cực, hạn chế và nguyên nhân.
    - Đề xuất phương hướng, các giải pháp phù hợp, khả thi nhằm hoàn thiện QLNN
    đối với HĐDL ở tỉnh Kiên Giang trong thời gian từ nay đến năm 2010 và 2020.
    4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch ở
    tỉnh Kiên Giang.
    Phạm vi nghiên cứu của đề tài được giới hạn ở việc nghiên cứu công tác quản lý nhà
    nước của chính quyền cấp tỉnh đối với hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. Thời
    gian khảo sát thực trạng từ năm 2001 đến năm 2007; các giải pháp dự kiến đề xuất cho giai
    đoạn từ nay đến năm 2010 và 2020.
    5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
    * Cơ sở lý luận:
    Luận văn dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí
    Minh; các quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về kinh tế và quản lý kinh tế, nhất là những
    quan điểm được thể hiện trong các văn kiện Đại hội Đảng lần thứ VII, VIII, IX và X.
    * Phương pháp nghiên cứu:




    - Phương pháp chung: Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử.
    - Phương pháp cụ thể: Phương pháp phân tích - tổng hợp, phương pháp thống kê,
    so sánh, dự báo, phương pháp chuyên gia.
    Ngoài ra, luận văn cũng tiếp thu có chọn lọc kết quả nghiên cứu của các công trình
    khoa học đã được công bố.
    6. Những đóng góp mới về khoa học và thực tiễn của luận văn
    - Hệ thống hóa và làm sáng tỏ thêm những vấn đề lý luận cơ bản về QLNN đối với
    HĐDL trên địa bàn cấp tỉnh trong giai đoạn hiện nay.
    - Phân tích, đánh giá đúng thực trạng QLNN đối với HĐDL ở tỉnh Kiên Giang những
    năm qua; chỉ ra được những mặt tích cực, hạn chế và nguyên nhân.
    - Đề xuất được phương hướng và các giải pháp thiết thực, khả thi nhằm hoàn thiện
    QLNN đối với HĐDL ở tỉnh Kiên Giang thời gian tới.
    7. Kết cấu của luận văn
    Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
    chính của luận văn được kết cấu thành 3 chương, 7 tiết.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...