Luận Văn Quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch ở nước ta hiện nay (Luận văn 75 trang)

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU
    Sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người luôn gắn liền với quá trình sản xuất ra của cải vật chất. Cùng với quá trình lao động sáng tạo ra của cải vật chất phục vụ cho đời sống hàng ngày thì nhu cầu về nghỉ ngơi giải trí cũng là một nhu cầu không thể thiếu.

    Đời sống vật chất và đời sống tinh thần của con người ngày càng được nâng cao. Lúc này nhu cầu về nghỉ ngơi giải trí của con người cũng được nâng lên ở tầm cao hơn đó là nhu cầu du lịch. Thông qua du lịch, con người có thể giữ gìn, hồi phục sức khoẻ và tăng cường sức sống. Trong chừng mực nào đó, du lịch có tác dụng hạn chế bệnh tật, kéo dài tuổi thọ và khả năng lao động của con người. Thông qua hoạt động du lịch, đông đảo quần chúng có điều kiện tiếp xúc với những thành tựu văn hoá phong phú và lâu đời của các dân tộc từ đó tăng thêm lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết quốc tế, hình thành những phẩm chất tốt đẹp như lòng yêu thiên nhiên, yêu lao động, tình bạn . Hoạt động sản xuất vật chất là cơ sở tồn tại cho mọi xã hội. Việc nghỉ ngơi du lịch một cách tích cực và được tổ chức hợp lý sẽ đem lại những kết quả tốt đẹp. Một mặt, nó góp phần vào việc phục hồi sức khoẻ cũng như khả năng lao động, mặt khác đảm bảo tái sản xuất mở rộng lực lượng lao động với hiệu quả kinh tế rõ rệt. Trong thời đại hiện nay, dịch vụ du lịch ảnh hưởng đến cả cơ cấu ngành và cơ cấu lao động của nhiều ngành kinh tế, là nguồn thu ngoại tệ lớn của nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam.

    Du lịch có vị trí kinh tế,chính trị, xã hội rất to lớn trong tổng thể nền kinh tế- xã hội của mỗi nước, là mục tiêu phát triển của nhiều quốc gia.
    Vì vậy, Đảng và Nhà nước ta đã coi phát triển du lịch là một hướng chiến lược quan trọng trong đường lối phát triển kinh tế- xã hội góp phần thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, làm cho dân giàu ,nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh.
    Tuy nhiên, vị trí, vai trò của ngành Du lịch còn chưa được nhận thứcđầy đủ ở nhiều ngành, nhiều cấp, địa phương và không ít trong dư luận xã hội coi Du lịch chỉ là ngành phục vụ phi sản xuất vật chất, chưa thấy được du lịch là một ngành kinh tế đặc thù có yêu cầu phát triển bền vững mang tính tổng hợp liên ngành, liên vùng và xã hội hoá cao.
    Từ đó đặt ra vấn đề nghiên cứu là cần phải làm gì để có thể phát triển du lịch sao cho tương xứng với vị trí, vai trò to lớn của nó?
    Cần phải khẳng định rằng Nhà nước có vai trò quyết định tới hoạt động du lịch của nước ta.

    Qua đây, em xin mạn phép được đề cập tới đề tài nghiên cứu: “ Vai trò của Nhà nước đối với hoạt động Du lịch nước ta”.

    Việc nghiên cứu đề tài này có ý nghĩa rất quan trọng không chỉ đối với riêng bản thân em mà còn có ý nghĩa đối với tất cả những sinh viên đang tham gia hoạt động nghiên cứu. Nó giúp chúng em hiểu được:
    - Sự cần thiết phải có sự quản lý của Nhà nước đối với hoạt động Du lịch.
    - Tác động của Nhà nước trong hoạt động du lịch trong thời gian qua.
    - Một số giải pháp cần thiết của Nhà nước đối với hoạt động du lịch.

    CHƯƠNG I: SỰ CẦN THIẾT PHẢI CÓ SỰ QUẢN LÍ CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG DU LỊCH
    I) KHÁI NIỆM VỀ DU LỊCH VÀ CÁC LOẠI HÌNH DU LỊCH
    1. Khái niệm du lịch:
    Du lịch là một hiện tượng kinh tế xã hội phổ biến không chỉ ở các nước phát triển mà còn ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên cho đến nay không chỉ ở nước ta mà còn ở các nước trên thế giới nhận thức về khái niệm du lịch vẫn chưa thống nhất. Đã có nhiều học giả trên thế giới như: Guer Freuler, Azar, Kaspar, Hunziker, Kraff . đưa ra nhiều định nghĩa về du lịch. Mỗi định nghĩa đều có một ý nghĩa nhất định. Tổng hợp và chắt lọc các định nghĩa của những học giả trên du lịch được hiểu là:
    · Sự di chuyển và lưu trú qua đêm tạm thời trong thời gian rảnh rỗi của cá nhân hay tập thể ngòai nơi cư trú nhằm mục đích phục hồi sức khoẻ, nâng cao tại chỗ nhận thức về thế giới xung quanh, có hay không kèm theo sự tiêu thụ một số giá trị tự nhiên, kinh tế, văn hoá và dịch vụ do các cơ sở chuyên nghiệp cung ứng.
    · Một lĩnh vực kinh doanh các dịch vụ nhằm thoả mãn nhu cầu nảy sinh trong quá trình di chuyển và lưu trú qua đêm tạm thời trong thời gian rảnh rỗi của các cá nhân hay tập thể ngoài nơi cư trú với mục đích phục hồi sức khoẻ, nâng cao nhận thức tại chỗ về thế giới xung quanh
    Việc phân định rõ ràng hai nội dung cơ bản của khái niệm có ý nghĩa góp phần thúc đẩy sự phát triển của du lịch.
    2. Các loại hình du lịch:
    Hoạt động du lịch có thể phân thành các nhóm tuỳ thuộc tiêu chí đưa ra. Hiện nay đa số các chuyên gia về du lịchViệt Nam phân chia các loại hình du lịch theo các tiêu chí cơ bản dưới đây.
    2.1.Phân loại theo môi trường tự nhiên:
    Tuỳ vào môi trường tài nguyên mà hoạt động du lịch được chia thành hai nhóm lớn là: du lịch văn hoá và du lịch thiên nhiên.
    * Du lịch văn hoá là hoạt động du lịch diễn ra chủ yếu trong môi trường nhân văn hay hoạt động du lịch đó tập trung khai thác tài nguyên du lịch nhân văn. Các đối tượng văn hoá- tài nguyên du lịch nhân văn là cơ sở để tạo nên các loại hình du lịch văn hoá phong phú.

    Tài nguyên nhân văn bao gồm các di tích, công trình đương đại, lễ hội, phong tục, tập quán .
    * Du lịch thiên nhiên ( du lịch sinh thái hay du lịch xanh) là hoạt động du lịch diễn ra nhằm thoả mãn nhu cầu về với thiên nhiên của con người.
    Du lịch thiên nhiên bao gồm các loại hình: du lịch biển, du lịch núi, du lịch nông thôn .
    Và nếu như tài nguyên thiên nhiên hấp dẫn du khách bởi sự hoang sơ, độc đáo và hiếm hoi của nó tài nguyên du lịch nhân văn thu hút khách bởi tính phong phú, đa dạng, độc đáo và tính truyền thống cũng như tính địa phương của nó.

    2.2 Phân loại theo mục đích chuyến đi:
    Bao gồm
    a) Du lịch tham quan
    Tham quan là hành vi quan trọng của con người để nâng cao hiểu biết về thế giới xung quanh. Đối tượng tham quan có thể là một tài nguyên du lịch tự nhiên như một phong cảnh kì thú hay tài nguyên du lịch nhân văn như một di tích hay một công trình đương đại . Về mặt ý nghĩa hoạt động tham quan là một trong những hoạt động để một chuyến đi được coi là một chuyến du lịch.
    b) Du lịch giải trí
    Mục đích của chuyến đi là thư giãn, xả hơi, bứt ra khỏi công việc thường nhật căng thẳng để phục hồi sức khoẻ. Du khách thường chọn một môi trường yên bình không đi lại nhiều. Ở Việt Nam, tuy các khu vui chơi giả trí còn chưa hiện đại do hoàn cảnh chưa cho phép song cũng thu hút được khá đông du khách trong và ngoài nước. Ví dụ điển hình là khu du lịch Đầm Sen thành phố HCM. Muốn thúc đẩy sự phát triển du lịch Việt Nam ngay tử bây giờ cần quan tâm nhiều hơn nữa đến việc kinh doanh loại hình du lịch này( xây dựng dự án đầu tư, đào tạo cán bộ nhân viên .)
    c)Du lịch nghỉ dưỡng
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...