Luận Văn Quản lý Nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam - Thực trạng và giải phá

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC TÀI LIỆU
    [TABLE="class: cms_table, width: 100%"]
    [TR]
    [TD="width: 5%"][/TD]
    [TD="width: 91%"]MỞ ĐẦU
    CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ VÀ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
    1.1. QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ NÓI CHUNG VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ NÓI RIÊNG
    1.1.1. Quản lý nhà nước trong nền kinh tế thị trường
    1.1.2. Nội dung chủ yếu của qlnn về kinh tế
    1.1.3. Quản lý nhà nước về đầu tư
    1.2. QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
    1.2.1. Nội dung quản lý nhà nước về đầu tư nước ngoài
    1.2.2. Pháp luật về đầu tư nước ngoài
    1.2.3. Phương pháp điều chỉnh hoạt động đầu tư nước ngoài

    CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM - GIAI ĐOẠN 1987 - 2007
    2.1. TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1987 – 2007
    2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
    2.2.1. Phân cấp và phối hợp hoạt động trong công tác qlnn đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài
    2.2.2. Pháp luật về đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
    2.2.3. Xây dựng danh mục dự án quốc gia kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài
    2.2.4. Quản lý nhà nước đối với hoạt động xúc tiến đầu tư
    2.2.5. Quản lý nhà nước đối với lĩnh vực đầu tư và hình thức đầu tư
    2.2.6. Quản lý nhà nước đối với công tác thẩm định cấp giấy chứng nhận đầu tư
    2.2.7. Quản lý nhà nước đối với công tác hướng dẫn triển khai thực hiện dự án
    2.2.8. Quản lý nhà nước đối với công tác kiểm tra, thanh tra
    2.3. NHỮNG TỒN TẠI TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
    2.3.1. Tư duy kinh tế
    2.3.2. Môi trường pháp lý và môi trường đầu tư
    2.3.3. Công tác xây dựng danh mục dự án, xúc tiến đầu tư
    2.3.4. Công tác thẩm định, cấp và điều chỉnh GCNDT
    2.3.5. Công tác kiểm tra, đánh giá
    2.3.6. Công tác thông tin
    2.3.7. Tổ chức bộ máy nguồn nhân lực

    CHƯƠNG 3. QUAN ĐIỂM, PHƯƠNG HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
    3.1. MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH THU HÚT ĐTNN 2006 -2010
    3.1.1. Mục tiêu chung
    3.1.2. Định hướng thu hút vốn đầu tư theo ngành
    3.1.3. Định hướng thu hút vốn đầu tư theo vùng
    3.2. BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
    3.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHÍNH NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG ĐTNN TẠI VIỆT NAM
    3.3.1. Giải pháp về tư duy kinh tế
    3.3.2. Giải pháp về môi trường pháp lý và môi trường đầu tư
    3.3.3. Giải pháp về xúc tiến đầu tư
    3.3.4. Giải pháp về công tác cấp giấy chứng nhận đầu tư
    3.3.5. Giải pháp về công tác thông tin, kiểm tra, giám sát
    3.3.6. Giải pháp về nhân lực quản lý nhà nước

    KẾT LUẬN
    TÀI LIỆU THAM KHẢO[/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]




    TRÍCH DẪN NỘI DUNG
    [TABLE="class: cms_table, width: 100%"]
    [TR]
    [TD="width: 5%"][/TD]
    [TD="width: 91%"]MỞ ĐẦU

    Việt Nam đã mở cửa cho các nhà đầu tư nước ngoài vào cuối thập kỷ 80’ theo chính sách đổi mới và các cuộc cải cách kinh tế. Năm 2008 là năm thứ 21 thi hành chính sách mở cửa thu hút đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Trong khoảng 20 năm qua, đầu tư nước ngoài đã trở thành một kênh quan trọng, đóng góp ngày càng lớn vào tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa, mở rộng thị trường xuất khẩu và tăng nguồn thu đáng kể cho ngân sách Nhà nước, tạo thêm thế và lực cho Việt Nam chủ động hội nhập sâu rộng với kinh tế khu vực và trên thế giới.
    Cũng trong 20 năm qua, công tác Quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư nước ngoài đã có nhiều thay đổi theo hướng tạo ra một môi trường đầu tư hấp dẫn, bình đẳng và an toàn thu hút ngày càng nhiều nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, công tác QLNN vẫn còn tồn tại nhiều bất cập ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả và hiệu quả thu hút đầu tư nước ngoài.
    Xuất phát từ những điều trên, tôi lựa chọn đề tài: "Quản lý Nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam – Thực trạng và giải pháp".


    CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ VÀ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI

    1.1. QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ NÓI CHUNG VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ NÓI RIÊNG
    Từ cuối thế kỷ XIX và sang cả thế kỷ XX nhiều trường phái kinh tế đã xuất hiện trên thế giới, đặc biệt là sự xuất hiện trường phái của Samuelson. Ông chủ trương phát triển kinh tế phải dựa vào cả “hai bàn tay” - là cơ chế kết hợp cả hai yếu tố thị trường và Nhà nước. Samuelson đã đưa ra một hình ảnh khá thuyết phục, “điều hành một nền kinh tế không có đồng thời cả Chính phủ lẫn thị trường thì cũng như định vỗ tay bằng một bàn tay”.
    Từ học thuyết “hai bàn tay” của Samuelson đã khẳng định vai trò quan trọng của Nhà nước trong nền KTTT để hạn chế những khuyết tật của nó. Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật đó. Nhà nước Việt Nam là tổ chức quyền lực chính trị của nhân dân Việt Nam, đại diện cho nhân dân Việt Nam thực hiện quản lý thống nhất mọi mặt hoạt động của đời sống xã hội trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, an ninh, quốc phòng, đối ngoại. QLNN về kinh tế là nội dung quan trọng và rộng lớn nhất.
    1.1.1. QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

    Quản lý Nhà nước (QLNN) trong nền kinh tế thị trường (KTTT) định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) ở Việt Nam là một vấn đề lớn cả về lý luận lẫn thực tiễn. Trên giác độ hình thức pháp lý, QLNN thể hiện trong ba nội dung: lập pháp, hành pháp, tư pháp trong phạm vi quốc gia và cả những vấn đề liên quan đến thế giới.
    Trong ba mặt đó, thì chức năng lập pháp của QLNN được thể hiện thông qua việc xây dựng và ban hành hệ thống pháp luật là rất quan trọng. Hệ thống pháp luật từ Hiến pháp đến các luật và văn bản dưới luật của Nhà nước là sự cụ thể hoá quyền lực nhà nước và lợi ích của nhân dân. Còn QLNN nói chung, là sự điều hành, điều chỉnh các hành vi, hành động của các tổ chức và của mọi công dân theo luật định bằng quyền lực của Nhà nước.

    Trên lĩnh vực hành pháp, bộ máy nhà nước bằng các hoạt động cụ thể, đưa pháp luật vào đời sống xã hội, bảo đảm để pháp luật trở thành khuôn mẫu hoạt động của Nhà nước, của cả xã hội, bảo đảm thực hiện thống nhất pháp luật ở mọi ngành, mọi cấp trên phạm vi toàn lãnh thổ quốc gia. Quản lý của Nhà nước thể hiện qua cơ cấu tổ chức của Nhà nước và sự phân công trách nhiệm thực hiện cũng như sự phân công phối hợp thực hiện các nhiệm vụ QLNN trong tất cả mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội trong phạm vi quốc gia và quốc tế.
    Để đạt các mục tiêu trước mắt và mục tiêu lâu dài, Nhà nước ta thực hiện chức năng QLNN thông qua bộ máy hành pháp với những công cụ như: xây dựng các chương trình mục tiêu, quy hoạch, kế hoạch về từng lĩnh vực theo từng thời kỳ khác nhau.
    Hoạt động tư pháp là một trong những phương pháp để thực hiện chức năng QLNN. Chính lĩnh vực tư pháp, thông qua hoạt động của các cơ quan chức năng: Toà án, Viện kiểm sát, Thanh tra, thể hiện sự QLNN nhằm bảo đảm cho pháp luật được thực hiện nghiêm, duy trì trật tự, kỷ cương phép nước, sự ổn định của xã hội; đồng thời góp phần thực hiện các chương trình, quy hoạch, kế hoạch trên mọi lĩnh vực.
    Vai trò QLNN của Nhà nước ta được cụ thể hơn và dễ nhận thấy trong việc QLNN ở từng nhiều lĩnh vực khác nhau: chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng, mà lĩnh vực lớn nhất là QLNN trong lĩnh vực kinh tế.
    1.1.2. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA QLNN VỀ KINH TẾ
    1.1.2.1. Xây dựng pháp luật kinh tế
    Nhận thức được tầm quan trọng của việc xây dựng pháp luật kinh tế trong hệ thống các hoạt động QLNN nhằm thể hiện Đảng cầm quyền có đường lối chính trị - kinh tế rõ ràng, các điều kiện tối thiểu của hoạt động kinh tế - xã hội của mọi thành phần kinh tế đã được thể chế hoá qua hệ thống pháp luật là một trong những điều kiện tiên quyết làm cơ sở cho mọi công dân cũng như các nhà đầu tư nước ngoài có lòng tin để làm kinh tế trên lãnh thổ Việt Nam và một phần cho các nhà đầu tư Việt Nam đầu tư ra nước ngoài. Việc xây dựng pháp luật về kinh tế ở nước ta mặc dù đã được đặc biệt quan tâm “tăng tốc” song là quá chậm trước yêu cầu chuyển sang KTTT có sự QLNN theo định hướng XHCN và hội nhập quốc tế. Đây là điều Nhà nước ta đã thấy và đang tìm mọi biện pháp để đẩy nhanh việc xây dựng pháp luật kinh tế.
    1.1.2.2. QLNN về kinh tế thông qua tổ chức bộ máy QLNN
    Cơ cấu tổ chức của Chính phủ theo nguyên tắc Bộ đa ngành, đa lĩnh vực thực hiện chức năng quản lý vĩ mô bằng pháp luật, chính sách và hướng dẫn kiểm tra thực hiện; theo hướng gọn nhẹ, chức năng rõ ràng, khoa học, hoạt động có hiệu lực hiệu quả; giảm các cơ quan trực thuộc Chính phủ và tổ chức trực thuộc Thủ tướng Chính phủ.
    1.1.2.3. QLNN về kinh tế thông qua việc xây dựng phương hướng, mục tiêu, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước
    Việc QLNN về kinh tế ở nước ta thông qua việc xây dựng các kế hoạch kinh tế - xã hội 5 năm và hàng năm, các quy hoạch, chương trình, v.v Chức năng QLNN ở đây không dừng ở các văn bản mà còn là kiểm tra, đôn đốc thực hiện và thực hiện báo cáo quá trình thực hiện Chương trình. Xây dựng hệ thống các chính sách và dự án đầu tư nhằm cụ thể hoá chương trình mục tiêu chiến lược.
    1.1.2.4. QLNN đối với hệ thống các doanh nghiệp
    Nhà nước ban hành các văn bản pháp luật về kinh tế nhằm bảo đảm sự bình đẳng và quyền tự chủ của các DN thuộc các thành phần kinh tế khác nhau. Bên cạnh đó, hỗ trợ các DN thuộc các thành phần kinh tế khác về tư pháp, về thông tin, các cơ quan ngoại giao và thương mại của Nhà nước ta ở nước ngoài có trách nhiệm hỗ trợ các DN trong nước về thị trường ở nước ngoài, về khả năng hợp tác đầu tư với nước ngoài ở trong nước và đầu tư ra nước ngoài.
    1.1.2.5. Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng cho mọi hoạt động kinh tế của đất nước nói riêng, của nhu cầu toàn xã hội nói chung
    Trong mỗi quốc gia luôn có các ngành sản xuất các loại hàng hoá và dịch vụ mà các thành phần kinh tế khác không “mặn mà” đầu tư như cáccông trình hạ tầng cơ sở như: đường sá, cầu cống, hệ thống cấp thoát nước, vận tải công cộng trong thành phố, giáo dục, văn hoá, y tế; đầu tư ở các vùng sâu, vùng xa . Nhưng các ngành này lại không thể thiếu cho một quốc gia. Đây chính là trách nhiệm của Nhà nước. Nhà nước phải đầu tư xây dựng các loại DN hoạt động trong các ngành tổ chức xây dựng và khai thác sử dụng các hệ thống kết cấu hạ tầng này.[/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
     
Đang tải...