Luận Văn Quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Lan Chip, 2/9/11.

  1. Lan Chip

    Lan Chip New Member

    Bài viết:
    1,976
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu

    A. Lời nói đầu

    Việt Nam xác lập quan hệ quốc tế trong đầu tư là một tất yếu khách quan, là đòi hỏi bức xúc của đất nước. Sau bao nhiêu năm đấu tranh chống Pháp rồi chống Mĩ , cho đến khi giải phóng hoàn toàn Miền Nam, thống nhất đất nước về cơ bản nền kinh tế Việt Nam vẫn là một nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậu, sản xuất nhỏ, manh mún, đời sống nhân dân vô cùng khó khăn , thu nhập bình quân đầu người vào loại thấp nhất thế giới. Việt Nam đang rất cần nhiều thứ cho việc khôi phục và phát triển kinh tế, cải thiện đời sống của người lao động. Để thoát khỏi tình trạng khó khăn, tận dụng thế mạnh của hợp tác quốc tế đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nwuwocs là hết sức cần thiết. Nhà nước Việt Nam cũng đã nhận thức được sự cần thiết phải mở cửa nền kinh tế và từ sau đại hội Đảng Cộng Sản Việt Nam lần thứ VI (1986) chính sách mở cửa của Việt Nam được thực hiện. Năm 1987, luật đầu tư nước ngoài của Việt Nam ra đời .
    Trong thời gian gần đây, hoạt động FDI vào Việt Nam đã đạt được những thành công đáng kể . Trong đề án này, em không đi sâu vào nghiên cứu những thành công đạt được hay những tồn tại của hoạt động FDI tại Việt Nam trong những năm qua nói chung mà chỉ nghiên cứu một khía cạnh của hoạt động FDI . Đó là vấn đề Quản lí nhà nước đối với FDI. Đây là một yếu tố rất quan trọng quyết định đến hiệu quả của FDI. Trong thời gian qua, việc thực hiện vai trò quản lí nhà nước với FDI đã đạt được những kết quả nhất định, tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số tồn tại
    Đề án này có thể có những thiếu xót, em rất mong các thầy cô giáo và các bạn sinh viên cho ý kiến để em có thể sửa chữa, bổ sung nhằm hoàn thiện đề tài.
    Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Đinh Đào ánh Thuỷ đã hướng dẫn em hoàn thành đề tài !

    Qua nghiên cứu về lí luận và thực tiễn ở trên chúng ta một lần nữa có thể khẳng định được vai trò quan trọng của quản lí nhà nước đối với nền kinh tế nói chung đối với hoạt động đầu tư cũng như hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài nói riêng. Những thành công trong việc thu hút vốn FDI đạt được trong những năm gần đây ngoài sự nỗ lực rất lớn của các doanh nghiệp , một sự đóng góp không thể phủ nhận đó là vai trò của quản lí nhà nước.
    Các cơ quan quản lí nhà nước đã nhận thức rõ tầm quan trọng cuả mình. Vì thế họ đã cố gắng phát huy và nâng cao hơn nữa vai trò quản lí, đưa hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt được những thành công đáng kể. Tuy nhiên , do những nguyên nhân chủ quan cũng như khách quan , hoạt động quản lí nhà nước vẫn còn nhiều tồn tại cần khắc phục .
    Trong thời gian gần đây , khi quan hệ mở cửa kinh tế quốc tế của Việt Nam ngày càng mở rộng , đặc biệt sau hội nghị thượng đỉnh á- Âu (ASEM 50 , khi Việt Nam gia nhập các tổ chức quốc tế như ASEAN, APEC, hội nhập AFTA và sắp tới là WTO , chúng ta hi vọng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngày càng tăng lên . Để phát huy hiệu quả nguồn vốn đó , việc nâng cao hơn nữa vai trò quản lí nhà nước là rất quan trọng .
    Trong đề án này , em xin nêu ra một vài kiến nghị nhằm nâng cao hơn nữa vai trò quản lí nhà nước đối với hoạt động FDI . Em hi vọng với sự quản lí của mình , nhà nước sẽ làm cho nền kinh tế phát triển nhanh và mạnh hơn nữa.


    [charge=150]http://up.4share.vn/f/6d5c545e5d5e5a5d/DA113.Doc.file[/charge]
     
Đang tải...