Tiến Sĩ Quản lý nhà nước đối với hệ thống trường phổ thông ngoài công lập vùng Tây Nguyên

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 17/1/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ
    NĂM 2013

    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU Trang
    1. Lý do lựa chọn đề tài 1
    2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án . 3
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu . 4
    4. Giả thuyết khoa học của luận án . 5
    5. Phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu . 5
    6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài luận án . 7
    7. Kết cấu nội dung của luận án . 8
    TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
    VÀ CÁC VẤN ĐỀ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 9
    1. Khái quát tình hình nghiên cứu 9
    2. Phân tích – đánh giá một số công trình nghiên cứu có liên quan mật thiết với
    đề tài, những vấn đề luận án sẽ tập trung nghiên cứu và giải quyết 15


    Chương 1
    CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
    ĐỐI VỚI HỆ THỐNG TRƯỜNG PHỔ THÔNG NGOÀI CÔNG LẬP
    26
    1.1 TRƯỜNG PHỔ THÔNG NGOÀI CÔNG LẬP 26
    1.1.1 Một số cách tiếp cận về trường phổ thông NCL . 26
    1.1.2 Đặc điểm, khái niệm trường phổ thông NCL . 30
    1.1.3 Quá trình hình thành cơ sở giáo dục phổ thông NCL qua các giai đoạn lịch sử
    phát triển giáo dục, vai trò trường phổ thông NCL trong phát triển hệ thống giáo dục
    Việt Nam hiện nay . 33
    1.2 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC, QUẢN LÝ
    NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HỆ THỐNG TRƯỜNG PHỔ THÔNG NGOÀI CÔNG LẬP 39
    1.2.1 Một số vấn đề chung về quản lý nhà nước 39
    1.2.2 QLNN về giáo dục – đào tạo . 43
    1.2.3 QLNN đối với hệ thống các trường phổ thông NCL . 46
    1.3 CÁC THÀNH TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
    ĐỐI VỚI HỆ THỐNG TRƯỜNG PHỔ THÔNG NGOÀI CÔNG LẬP, ĐỀ XUẤT
    “MÔ HÌNH ÁNH SÁNG TRẮNG” 60
    1.3.1 Các thành tố cơ bản tạo lập môi trường vận hành của hệ thống trường phổ
    thông NCL và có nhiều tác động đến hiệu quả QLNN 60
    1.3.2 Giới thiệu – đề xuất “Mô hình Ánh sáng trắng” trong QLNN đối với hệ thống
    trường phổ thông NCL 62
    1.4 KINH NGHIỆM MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VỀ PHÁT TRIỂN
    VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HỆ THỐNG TRƯỜNG PHỔ THÔNG
    NGOÀI CÔNG LẬP 66
    1.4.1 Kinh nghiệm về phát triển trường NCL . 66
    1.4.2 Một số kinh nghiệm về QLNN đối với hệ thống trường NCL . 68
    1.4.3 Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam, một số vấn đề đặt ra về lý luận
    QLNN đối với hệ thống trường phổ thông NCL . 73
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 . 78


    Chương 2
    THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
    ĐỐI VỚI HỆ THỐNG TRƯỜNG PHỔ THÔNG NGOÀI CÔNG LẬP CÁC TỈNH VÙNG TÂY NGUYÊ
    N 79
    2.1 KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN KINH TẾ – XÃ HỘI VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT
    TRIỂN HỆ THỐNG TRƯỜNG PHỔ THÔNG NGOÀI CÔNG LẬP 79
    2.1.1 Các nhân tố tự nhiên và xã hội tác động tới quá trình phát triển giáo dục phổ
    thông các tỉnh vùng Tây Nguyên 79
    2.1.2 Khái quát tình hình giáo dục phổ thông vùng Tây Nguyên 84
    2.1.3 Sự phát triển hệ thống trường phổ thông NCL trên địa bàn Tây nguyên . 87
    2.2 THỰC TIỄN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HỆ THỐNG TRƯỜNG
    PHỔ THÔNG NGOÀI CÔNG LẬP TẠI TÂY NGUYÊN 99
    2.2.1 QLNN theo các nội dung và yêu cầu quản lý chủ yếu đối với hệ thống trường
    phổ thông NCL . 99
    2.2.2 QLNN theo nguyên tắc kết hợp quản lý theo ngành và quản lý theo lãnh thổ
    – địa phương đối với hệ thống trường phổ thông NCL các tỉnh Tây Nguyên . 117
    2.2.3 Đánh giá chung, những vấn đề rút ra từ thực tiễn QLNN đối với hệ thống
    trường phổ thông NCL trên địa bàn Tây Nguyên giai đoạn 2000 – 2010 . 119
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 . 129


    Chương 3
    ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN, GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
    ĐỐI VỚI HỆ THỐNG TRƯỜNG PHỔ THÔNG NGOÀI CÔNG LẬP
    CÁC TỈNH VÙNG TÂY NGUYÊN 130
    3.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TRƯỜNG PHỔ THÔNG NGOÀI
    CÔNG LẬP CÁC TỈNH TÂY NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2011 – 2020 130
    3.1.1 Quan điểm, yêu cầu chủ yếu; những dự báo làm căn cứ cho định hướng phát
    triển hệ thống trường phổ thông NCL vùng Tây Nguyên . 130
    3.1.2 Định hướng phát triển hệ thống trường phổ thông NLC tại các tỉnh vùng Tây
    Nguyên giai đoạn 2011 – 2020 . 139
    3.1.3 Cơ hội, thách thức; những yêu cầu về QLNN đối với hệ thống trường phổ
    thông NCL trên địa bàn Tây Nguyên . 142
    3.2 GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HỆ THỐNG
    TRƯỜNG PHỔ THÔNG NGOÀI CÔNG LẬP CÁC TỈNH VÙNG TÂY NGUYÊN
    GIAI ĐOẠN 2011 – 2020 148
    3.2.1 Nhóm giải pháp về quy hoạch, xây dựng kế hoạch; đổi mới chính sách hỗ trợ
    phát triển hệ thống trường phổ thông NCL . 148
    3.2.2 Nhóm giải pháp về xây dựng và hoàn thiện thể chế, tổ chức bộ máy QLNN
    đối với hệ thống các trường phổ thông NCL; cải cách thủ tục cấp phép 157
    3.2.3 Nhóm giải pháp đổi mới cơ chế và phương thức QLNN của các tỉnh vùng
    Tây Nguyên đối với hệ thống trường phổ thông NCL . 161
    3.2.4 Nhóm giải pháp thực hiện chuyển đổi loại hình trường theo Thông tư
    11/2009/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo . 168
    3.2.5 Nhóm giải pháp về đảm bảo hiệu lực QLNN trong lĩnh vực kiểm tra
    – kiểm soát, kiểm định chất lượng đối với hệ trường phổ thông NCL trên địa bàn
    Tây Nguyên 172
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 VÀ KIẾN NGHỊ - ĐỀ XUẤT 177
    KẾT LUẬN 179
    DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ
    LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 181
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 182
    PHẦN PHỤ LỤC

    MỞ ĐẦU
    1. Lý do lựa chọn đề tài

    Cung ứng dịch vụ công (DVC) là một trong những chức năng cơ bản,
    là sứ mệnh của Nhà nước đối với nhân dân và sự nghiệp phát triển kinh tế –
    xã hội (KT – XH). Nếu việc thực hiện chức năng quản lý là lĩnh vực hầu như
    độc quyền của Nhà nước, thì với chức năng phục vụ, theo quan niệm hành
    chính công mới, xã hội hóa (XHH) là xu hướng ngày càng được quan tâm để
    mở rộng khả năng, chia sẻ cơ hội và trách nhiệm với các lực lượng trong xã
    hội cùng tham gia cung ứng và nâng cao chất lượng DVC.
    Giáo dục – đào tạo (GD – ĐT) là một lĩnh vực DVC rất quan trọng.
    Trong quá trình đổi mới, Đảng ta đã xác định: giáo dục – đào tạo là quốc sách
    hàng đầu; là sự nghiệp của toàn Đảng, của Nhà nước và toàn dân, hướng tới
    mục tiêu “nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài”; “đầu
    tư cho giáo dục là đầu tư phát triển”. Để tiếp tục xây dựng và phát triển sự
    nghiệp GD – ĐT phù hợp với yêu cầu mới, xã hội hóa giáo dục (XHHGD) –
    đa dạng hóa loại hình trường lớp là chủ trương quan trọng và là xu thế tất yếu.
    Quản lý nhà nước (QLNN) đối với hệ thống trường ngoài công lập (NCL)
    cũng phải được ngày càng đổi mới và thích nghi trong điều kiện Việt Nam
    đang trong quá trình tiếp cận cơ chế thị trường định hướng XHCN.
    Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều nỗ lực đổi
    mới quan điểm, chủ trương và chính sách XHHGD; từng bước thể chế hóa và
    đề ra yêu cầu, nhiệm vụ, giải pháp QLNN đối với hệ thống trường NCL. Tuy
    nhiên, QLNN đối với các cơ sở giáo dục NCL, nhất là đối với hệ thống
    trường phổ thông NCL nhìn chung vẫn còn không ít khó khăn, bất cập về cả
    thể chế, chính sách, cơ chế cũng như hiệu quả quản lý; chưa theo kịp những
    đòi hỏi của thực tiễn. Đối với các cơ quan thẩm quyền chức năng QLNN cấp
    tỉnh, quản lý giáo dục phổ thông vẫn là lĩnh vực còn nhiều lúng túng và chậm
    đổi mới.


    QLNN đối với hệ thống cơ sở giáo dục phổ thông NCL cần được tăng
    cường nghiên cứu lý luận, đổi mới tư duy để trên cơ sở đó hoàn thiện khoa
    học QLNN về xã hội, đồng thời góp phần thực hiện yêu cầu: “Tăng cường
    công tác nghiên cứu lý luận, làm rõ các vấn đề về sở hữu, về tính chất hoạt
    động lợi nhuận và hoạt động phi lợi nhuận, về trách nhiệm xã hội và các tổ
    chức, về các hình thức xã hội hóa trong mỗi lĩnh vực, để từ đó tiếp tục hoàn
    thiện cơ chế, chính sách.”. [46]
    Xét về mặt thực tiễn, Tây Nguyên có vị trí chiến lược khá quan trọng,
    có đông đồng bào dân tộc; có những nét đặc thù về KT – XH và đang tiềm ẩn
    một số yếu tố khá nhạy cảm về chính trị – xã hội; trình độ dân trí nhìn chung
    còn thấp, chưa đồng đều giữa các vùng – miền. Trước tình hình dân số các
    tỉnh vùng Tây Nguyên tăng cơ học khá nhanh, các lợi thế và tiềm năng của
    vùng đang trong quá trình được khai thác, nhu cầu tạo nguồn nhân lực cho
    phát triển bền vững vùng Tây Nguyên đang tăng cao; việc phát triển quy mô,
    mạng lưới trường học và tăng cường hiệu quả QLNN đối với giáo dục phổ
    thông đang trở thành một nhiệm vụ rất quan trọng.
    Hệ thống trường phổ thông NCL tại các tỉnh vùng Tây Nguyên đã được
    hình thành, phát triển từ những năm đầu thập niên 1990 đến nay và đã góp
    phần tạo điều kiện cho một bộ phận đáng kể số học sinh được học lên bậc
    trung học. Các cấp QLNN địa phương cũng đã có những cố gắng nhất định để
    thích ứng với yêu cầu mới. Tuy nhiên, QLNN đối với hệ thống trường phổ
    thông NCL trên địa bàn Tây Nguyên những năm qua còn không ít hạn chế và
    nảy sinh một số vấn đề có phần bức xúc. Một số cấp QLNN, nhất là ở cấp
    tỉnh chưa nhận thức đầy đủ về tính chất, yêu cầu XHHGD. Để phát triển giáo
    dục phổ thông gắn với thực hiện công bằng xã hội, chăm lo việc học hành của
    học sinh các dân tộc ít người, thực hiện phổ cập giáo dục vùng Tây Nguyên là
    những vấn đề rất cần được quan tâm xử lý hài hòa. Thực tiễn đang đòi hỏi cần
    tiếp tục đổi mới và hoàn thiện QLNN đối với hệ thống trường phổ thông NCL
    để nâng cao hiệu quả phát triển giáo dục tại các tỉnh vùng Tây Nguyên.
     
Đang tải...