Luận Văn Quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư xây dựng từ ngân sách nhà nước ở Việt Nam

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Các dự án đầu tư xây dựng (ĐTXD) từ ngân sách nhà nước (NSNN) có vai trò rất quan
    trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội. Nhiều dự án ĐTXD từ NSNN những năm qua đã
    góp phần quan trọng phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật, tăng năng lực sản xuất, phát triển
    kinh tế - xã hội, thực hiện công nghiệp hoá (CNH), hiện đại hoá (HĐH) đất nước. Những
    năm gần đây, quản lý nhà nước (QLNN) đối với dự án ĐTXD từ NSNN đã có những
    chuyển biến tích cực từ quy trình, nội dung, phương thức, tổ chức . Tuy vậy, QLNN đối
    với dự án ĐTXD từ NSNN vẫn còn nhiều hạn chế, khiếm khuyết dẫn đến hoạt động tại
    các dự án này bộc lộ ngày càng nhiều bức xúc, bất cập: đầu tư dàn trải, sai phạm, thất
    thoát, nợ đọng lớn, lãng phí, hiệu quả đầu tư thấp v.v Từ thực tế đó, nhiệm vụ quan trọng
    và cấp bách hiện nay là nghiên cứu những giải pháp đổi mới căn bản QLNN đối với dự án
    ĐTXD từ NSNN. Đó cũng là lý do chủ yếu của việc lựa chọn đề tài: “Quản lý nhà nước
    đối với dự án đầu tư xây dựng từ ngân sách nhà nước ở Việt Nam”.
    2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
    Mục đích nghiên cứu của luận án là trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn
    QLNN đối với dự án ĐTXD từ NSNN để đề xuất các giải pháp đổi mới QLNN đối với các
    dự án này ở Việt Nam.
    Để thực hiện mục đích trên, nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra là:
    - Hệ thống hoá có bổ sung một số lý luận cơ bản về QLNN đối với dự án ĐTXD từ
    NSNN; đúc rút một số kinh nghiệm trong QLNN đối với dự án ĐTXD từ NSNN ở một số
    quốc gia trên thế giới và rút ra các bài học có thể vận dụng.
    - Phân tích thực trạng thực hiện QLNN đối với dự án ĐTXD từ NSNN, chỉ rõ những
    kết quả đạt được, những hạn chế và các nguyên nhân chủ yếu.
    - Nêu phương hướng và đề xuất các giải pháp đổi mới QLNN đối với dự án ĐTXD từ
    NSNN ở Việt Nam.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu của luận án là QLNN đối với dự án ĐTXD từ NSNN trên các
    giai đoạn của chu trình dự án.
    Phạm vi nghiên cứu được xác định là QLNN đối với dự án ĐTXD sử dụng vốn từ
    NSNN, chủ yếu là cấp NSTW trong phạm vi cả nước. Luận án không đề cấp tới quản trị
    dự án và QLNN đối với dự án ĐTXD sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức
    (ODA).
    Thời gian nghiên cứu chủ yếu tính từ năm 1999 (Nghị định số 52/1999/NĐ-CP được
    ban hành), trong đó trọng tâm khảo sát, nghiên cứu chủ yếu từ năm 2001 đến nay; việc đề
    xuất giải pháp đổi mới QLNN đối với dự án ĐTXD từ NSNN đến năm 2015.
    4. Phương pháp nghiên cứu
    Việc nghiên cứu luận án dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và
    chủ nghĩa duy vật lịch sử. Các phương pháp cụ thể được sử dụng gồm: phương pháp tổng
    hợp, hệ thống, phân tích thực chứng, chuẩn tắc, so sánh và phương pháp phỏng vấn, lấy ý
    kiến chuyên gia.
    5. Ý nghĩa và đóng góp của luận án
    Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án:
    - Ý nghĩa lý luận của luận án là góp phần bổ sung và làm phong phú thêm lý luận về
    QLNN đối với dự án ĐTXD từ NSNN.
    - Giá trị thực tiễn của luận án là góp phần hoàn thiện QLNN đối với dự án ĐTXD từ
    2
    NSNN ở Việt Nam trên thực tiễn. Luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho các nhà quản
    lý, các nhà nghiên cứu và những người quan tâm tới lĩnh vực QLNN đối với dự án ĐTXD
    từ NSNN.
    Những đóng góp mới của luận án:
    - Làm rõ và phát triển lý luận về QLNN đối với dự án ĐTXD từ NSNN, luận án khẳng
    định các bộ, ngành cần phải xây dựng và thực thi chương trình phát triển dự án ĐTXD từ
    NSNN làm cơ sở cho công tác kế hoạch hoá hoạt động tại các dự án ĐTXD từ NSNN của
    bộ, ngành mình và của cấp ngân sách trung ương (NSTW).
    - Luận án chắt lọc một số kinh nghiệm và rút ra năm bài học về QLNN đối với dự án
    ĐTXD từ NSNN có thể vận dụng ở Việt Nam.
    - Luận án chỉ rõ 9 nhóm kết quả đạt được, 9 nhóm hạn chế, yếu kém trong QLNN đối
    với dự án ĐTXD từ NSNN ở Việt Nam và 3 nhóm nguyên nhân.
    - Luận án đề xuất hệ thống 6 nhóm giải pháp đổi mới QLNN đối với dự án ĐTXD từ
    NSNN, đặc biệt là việc đề xuất xây dựng và thực thi chương trình phát triển dự án; đề xuất
    ứng dụng mô hình hợp tác giữa nhà nước và tư nhân, mô hình “mua” công trình theo
    phương thức tổng thầu chìa khóa trao tay; phân bổ vốn NSNN theo đời dự án; áp dụng
    phương thức quản lý dự án theo đầu ra và kết quả; kiểm soát thu nhập của cán bộ quản lý;
    kiểm toán trước khi quyết định đầu tư phê duyệt dự án; kiểm toán trách nhiệm kinh tế
    người đứng đầu, kiểm toán theo chuyên đề; tăng cường các chế tài xử lý trách nhiệm cá
    nhân của người đứng đầu.
    6. Kết cấu của luận án
    Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận án được kết cấu thành 4
    chương, 10 tiết.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...