Tiến Sĩ Quản lý nhà nước đối với dịch vụ logistics ở cảng Hải Phòng

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 5/3/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ
    NĂM 2015

    CHƯƠNG 1- CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ QUẢN
    LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DỊCH VỤ LOGISTICS CẢNG BIỂN 16
    1.1 Cơ sở lý luận về QLNN đối với dịch vụ logistics cảng biển 16
    1.1.1 Khái quát về dịch vụ logistics cảng biển . 16
    1.1.2 Quản lý nhà nước đối với dịch vụ logistics cảng biển 22
    1.2 Một số kinh nghiệm quốc tế về QLNN đối với dịch vụ logistics tại cảng biển 37
    1.2.1 Tình hình phát triển dịch vụ logistics cảng biển trong khu vực 37
    1.2.2 Kinh nghiệm QLNN đối với dịch vụ logistics cảng biển tại Singapore . 41
    1.2.3 Kinh nghiệm QLNN đối với dịch vụ logistics cảng biển của Trung Quốc 45
    1.2.4 Kinh nghiệm QLNN đối với dịch vụ logistics cảng biển của Nhật Bản . 49
    1.2.5 Một số bài học kinh nghiệm về QLNN đối với dịch vụ logistics cảng biển . 51
    CHƯƠNG 2 - THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DỊCH VỤ
    LOGISTICS Ở CẢNG HẢI PHÒNG . . 55
    2.1 Đánh giá thực trạng và tiềm năng về dịch vụ logistics ở cảng Hải Phòng . 55
    2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của cảng Hải Phòng . 55
    2.1.2 Hệ thống hoạt động dịch vụ logistics ở cảng Hải phòng 60
    2.1.3 Tiềm năng phát triển dịch vụ logistics ở cảng Hải Phòng 77
    2.2 Đánh giá thực trạng về quản lý nhà nước đối với dịch vụ logistics ở cảng
    Hải Phòng 83
    2.2.1 Các cơ quan QLNN đối với dịch vụ logistics cảng biển . 83
    2.2.2 Thực trạng về QLNN đối với dịch vụ logistics ở cảng Hải Phòng . 87
    2.2.5 Đánh giá về QLNN đối với dịch vụ logistics ở cảng Hải Phòng 112
    CHƯƠNG 3 - PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI QUẢN LÝ NHÀ
    NƯỚC ĐỐI VỚI DỊCH VỤ LOGISTICS Ở CẢNG HẢI PHÒNG 125
    3.1 Phương hướng đổi mới QLNN đối với dịch vụ logistics ở cảng Hải Phòng 125
    3.1.1 Quan điểm đổi mới QLNN đối với dịch vụ logistics ở cảng Hải Phòng 125
    3.1.2 Mục tiêu và định hướng về QLNN cho phát triển dịch vụ logistics ở cảng
    Hải Phòng . 127
    3.2 Các giải pháp và kiến nghị về đổi mới QLNN đối với dịch vụ logistics ở
    cảng Hải Phòng 130
    3.2.1 Các giải pháp đổi mới QLNN đối với dịch vụ logistics ở cảng Hải Phòng 130
    3.2.2 Một số kiến nghị về đổi mới QLNN đối với dịch vụ logistics ở cảng Hải
    Phòng 144
    KẾT LUẬN 149
    DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ . x
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO xi
    PHỤ LỤC xix
    PHẦN MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của nghiên cứu đề tài luận án
    Theo định nghĩa của Luật Thương mại Viêt Nam năm 2005 tại Mục 4, Điều
    233. “Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức
    thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho,
    lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng
    gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến
    hàng hoá theo thoả thuận với khách hàng để hưởng thù lao”. [19]
    Dịch vụ logistics là một hoạt động dịch vụ tổng hợp mang tính dây chuyền,
    hiệu quả của quá trình này có tầm quan trọng quyết định đến tính cạnh tranh của
    ngành công nghiệp và thương mại mỗi quốc gia. Những nước phát triển như
    Nhật và Mỹ dịch vụ logistics đóng góp khoảng 10% GDP. Đối với những nước
    kém phát triển thì tỷ lệ này có thể hơn 30%. Sự phát triển dịch vụ logistics có ý
    nghĩa đảm bảo cho việc vận hành sản xuất, kinh doanh các dịch vụ khác được
    đảm bảo về thời gian và chất lượng. Dịch vụ logistics phát triển tốt sẽ mang lại
    khả năng tiết giảm chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ. Dịch vụ
    logistics ở Việt Nam chiếm khoảng từ 15-20% GDP. Theo công bố số liệu của
    Tổng cục Thống kê (GSO) ngày 23/12 cho thấy tổng sản phẩm quốc nội (GDP)
    của Việt Nam năm 2013 tính theo giá hiện hành đạt 3.584.261 tỷ đồng, tương
    đương 170,4 tỷ USD, Như vậy, chi phí cho dịch vụ logistics chiếm khoảng 26 -
    34 tỷ USD. Đây là một khoản tiền rất lớn. Nếu chỉ tính riêng khâu quan trọng
    nhất trong dịch vụ logistics là vận tải, chiếm từ 40-60% chi phí thì cũng đó là
    một thị trường dịch vụ khổng lồ. Trong khi kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2013
    đạt 132,2 tỷ USD thì tỉ lệ kim ngạch xuất nhập khẩu so với GDP của nước ta
    ngày càng tăng, năm 2009 là 135,8% đến năm 2013 đã vượt qua mốc 177,5%
    Nghị quyết đại hội Đảng lần thứ XI đã đưa ra chiến lược phát về triển kinh
    tế - xã hội 2011-2020. Với mục tiêu tổng quát là phấn đấu đến năm 2020 nước ta
    cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại; chính trị - xã hội ổn định,
    dân chủ, kỷ cương, đồng thuận; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được
    nâng lên rõ rệt; độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững;
    vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế tiếp tục được nâng lên; tạo tiền đề vững
    chắc để phát triển cao hơn trong giai đoạn sau. [8] Về kinh tế, phấn đấu đạt tốc độ
    tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân 7 – 8%/năm. GDP năm
    2020 theo giá so sánh khoảng 2,2 lần so với năm 2010; GDP bình quân đầu
    người theo giá thực tế đạt khoảng 3.000 USD.
    Trong đó đối với việc phát triển ngành dịch vụ Nghị quyết chỉ rõ: Phát triển
    mạnh các ngành dịch vụ, nhất là các dịch vụ có giá trị cao, tiềm năng lớn và có
    sức cạnh tranh. Tập trung phát triển một số ngành dịch vụ có lợi thế, có hàm
    lượng tri thức và công nghệ cao như du lịch, hàng hải, hàng không, viễn thông,
    công nghệ thông tin, y tế. Hiện đại hóa và mở rộng các dịch vụ có giá trị gia tăng
    cao như tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, logistics và các dịch vụ hỗ
    trợ kinh doanh khác.
    Quyết định 2190/2009/QĐ-TTg của Thủ Tướng Chính phủ ban hành ngày
    24/12/2009 phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến
    năm 2020, định hướng đến 2030 là tận dụng tối đa lợi thế về địa lý và điều kiện
    tự nhiên để phát triển toàn diện hệ thống cảng biển, đột phá đi thẳng vào hiện
    đại, nhanh chóng hội nhập với các nước tiên tiến trong khu vực về lĩnh vực cảng
    biển nhằm góp phần thực hiện mục tiêu của Chiến lược biển Việt Nam đến năm
    2020, từng bước đưa kinh tế hàng hải trở thành mũi nhọn hàng đầu trong 5 lĩnh
    vực kinh tế biển, đồng thời góp phần củng cố an ninh, quốc phòng của đất nước.
    Một trong những giải pháp đặt ra là huy động tối đa mọi nguồn lực trong và
    ngoài nước để phát triển cảng biển. Tăng cường xúc tiến đầu tư, khuyến khích và
    tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế
    tham gia đầu tư phát triển cảng biển bằng các hình thức theo quy định của pháp
    luật; chú trọng áp dụng hình thức nhà nước - tư nhân (PPP) đối với các cảng, khu
    bến phát triển mới có quy mô lớn. Áp dụng cơ chế cho thuê cơ sở hạ tầng đối với
    các bến cảng đã được đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách. Tiếp tục đẩy
    mạnh cải cách thủ tục hành chính, tạo môi trường thông thoáng trong thu hút đầu tư phát triển và kinh doanh khai thác cảng biển phù hợp với quá trình hội nhập
    và thông lệ quốc tế.[24]
    Nghị quyết số 32/NQ-TW ngày 05 tháng 8 năm 2003 của Bộ chính trị về
    xây dựng và phát triển Thành phố Hải Phòng trong thời kỳ công nghiệp hoá,
    hiện đại hoá đất nước đã khẳng định: “Hải Phòng là Thành phố Cảng lâu đời,
    nằm ở vị trí trung tâm vùng Duyên Hải Bắc Bộ, là đầu mối giao thông quan
    trọng và cửa chính ra biển của các tỉnh phía Bắc, giao lưu thuận lợi với các địa
    phương trong nước và quốc tế”.
    Xác định rõ vai trò của cảng biển đối với sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội
    của thành phố trong những năm qua được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và
    thành phố Hải Phòng - hệ thống cảng biển trên địa bàn TP Hải Phòng đã không
    ngừng phát triển cả về số lượng và chất lượng, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp
    phát triển kinh tế xã hội của đất nước và thành phố. Số doanh nghiệp khai thác
    cảng không ngừng phát triển (trên 40 doanh nghiệp). Tuy nhiên cảng Hải Phòng
    mới chỉ chú trọng tới việc đầu tư vào hai dịch vụ chính là dịch vụ xếp dỡ
    container và kho bãi còn các dịch vụ khác chưa được quan tâm làm cho hoạt
    động ở cảng Hải Phòng vẫn còn bị đình trệ. Những ánh tắc này không chỉ bị cản
    trở bởi dịch vụ xếp dỡ và kho bãi mà còn chịu ảnh hưởng rất lớn bởi các dịch vụ
    thông quan, dịch vụ đại lý vận tải hàng hoá và các dịch vụ thực hiện thay mặt
    chủ hàng (bao gồm các hoạt động: Kiểm tra vận đơn; Dịch vụ môi giới vận tải
    hàng hoá; Giám định hàng hoá; Dịch vụ lấy mẫu và xác định trọng lượng; Dịch
    vụ nhận hàng; Dịch vụ chuẩn bị chứng từ vận tải). Tất cả các dịch vụ này đều
    nằm trong cam kết WTO về dịch vụ logistics và chính thức mở cửa hoàn toàn
    vào ngày 1/1/2009. Trong QLNN đối với dịch vụ logistics ở cảng Hải Phòng tuy
    đã có rất nhiều chính sách nhằm phát triển dịch vụ logistics song mới chỉ mang
    tính chung nhất chứ chưa có định hướng cụ thể, chưa đầu tư một cách đồng bộ,
    Việc nạo vét duy tu luồng lạch chưa có được kế hoạch tổng thể làm ảnh hưởng
    lớn đến hiệu quả của dịch vụ logistics cảng. Công tác kiểm tra giám sát còn lỏng lẻo đẫn đến sự đổ bể của một số doanh nghiệp lớn ảnh hưởng không nhỏ đến sự
    phát triển dịch vụ logistics ở cảng Hải Phòng.
    Thời gian qua chúng ta đã có nhiều thành công đáng ghi nhận về QLNN
    đối với dịch vụ logistics ở cảng Hải Phòng. Tuy bên cạnh đó cũng còn tồn tại
    nhiều hạn chế đã cản trở phần nào sự phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh
    dịch vụ logistics ở cảng Hải Phòng. Chúng ta rất cần nhận diện rõ những tồn tại
    của QLNN đối với dịch vụ logistics ở cảng Hải Phòng, tìm ra những nguyên
    nhân chính của tồn tại đó để phát huy hiệu quả hơn QLNN đối với sự phát triển
    loại hình dịch vụ này. Để đạt được kết quả như mong muốn đòi hỏi phải có sự
    đổi mới về QLNN đối với dịch vụ logistics ở cảng Hải phòng, mà thực tế vẫn
    chưa được quan tâm và nghiên cứu. Để thay đổi căn bản về QLNN đối với dịch
    vụ logistics ở cảng Hải phòng cần phải có sự đầu tư, nghiên cứu một cách đầy đủ
    và khoa học. Xuất phát từ những phân tích trên tác giả quyết định chọn nghiên
    cứu đề tài “Quản lý nhà nước đối với dịch vụ logicstics ở cảng Hải Phòng”.

    TRANG THÔNG TIN VÀ NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA LUẬN ÁN
    (i) Luận án khái quát hóa quá trình phát triển logistics trên thế giới và Việt Nam;
    một số vấn đề lý luận chung về logistics nói chung và logistics cảng biển nói riêng
    (ii) Bổ sung, hoàn thiện thêm cơ sở lý luận, luận cứ khoa học về QLNN đối với dịch
    vụ logistics cảng biển; hệ thống hóa, làm rõ hơn các kinh nghiệm quốc tế và Việt Nam,
    vận dụng sáng tạo, phù hợp vào QLNN đối với dịch vụ logistics ở cảng Hải Phòng
    (iii) Luận án đánh giá tổng quát thực trạng và tiềm năng của dịch vụ logistics cảng
    Hải Phòng. Phân tích thực trạng về QLNN đối với dịch vụ logistics ở cảng Hải Phòng; chỉ
    ra những tồn tại trong hoạt động; nguyên nhân của những bất cập, đặc biệt là những
    vướng mắc cần tháo gỡ trong cơ chế quản lý hiện nay.
    (iv) Đề ra 6 giải pháp, kiến nghị với Chính phủ, Thành phố Hải Phòng và Cảng vụ
    Hàng hải Hải Phòng về QLNN đối với dịch vụ logistics ở cảng Hải Phòng.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...