Tiến Sĩ Quản lý nhà nước đối với đất đô thị của thành phố Đà Nẵng

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 25/3/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ
    NĂM 2015
    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU
    Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
    ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
    1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài có liên quan đến đề tài luận án 5
    1.2. Các công trình nghiên cứu trong nước có liên quan đến đề tài luận án 15
    1.3. Những kết quả đạt được và những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu 26
    Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NHÀ
    NƯỚC ĐỐI VỚI ĐẤT ĐÔ THỊ THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC
    TRUNG ƯƠNG
    2.1. Những vấn đề chung về đất đô thị thành phố trực thuộc trung ương 28
    2.2. Khái niệm, đặc điểm, nội dung và các nhân tố ảnh hưởng đến quản
    lý nhà nước đối với đất đô thị thành phố trực thuộc trung ương36
    2.3. Kinh nghiệm quản lý đất đô thị của một số thành phố trên thế giới,
    trong nước và bài học rút ra cho thành phố Đà Nẵng
    Chương 3: THỰC TRẠNG ĐẤT ĐÔ THỊ VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI
    VỚI ĐẤT ĐÔ THỊ CỦA THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
    3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và thực trạng đất đô thị của thành
    phố Đà Nẵng
    3.2. Quản lý nhà nước đối với đất đô thị của thành phố Đà Nẵng 72
    Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ
    NƯỚC ĐỐI VỚI ĐẤT ĐÔ THỊ CỦA THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
    ĐẾN NĂM 2020
    4.1. Một số quan điểm cơ bản nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước đối với
    đất đô thị của thành phố Đà Nẵng
    4.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với đất đô thị của thành
    phố Đà Nẵng
    KẾT LUẬN 139
    DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ
    CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 146
    PHỤ LỤC

    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Đất đô thị là nền tảng phát triển đô thị, là một trong những nguồn nội lực
    quan trọng hàng đầu của sự nghiệp CNH, HĐH, đô thị hóa, không chỉ để đáp
    ứng nhu cầu về mặt bằng, mà còn là hàng hóa đặc biệt để khai thác, tạo ra nguồn
    vốn đầu tư xây dựng và phát triển đô thị.
    Đà Nẵng là một trong những địa phương có tốc độ đô thị hóa nhanh nhất
    cả nước, diện tích đất đô thị tăng nhanh từ 6000 ha thời điểm trước năm 1997,
    đến năm 2012 diện tích đất đô thị của thành phố tăng lên 24.554,33 ha. Bên cạnh
    đó, cùng với các đồ án xây dựng theo quy hoạch đã làm cho bộ mặt đô thị được
    đổi mới khang trang, hiện đại. Đặc biệt, kể từ khi trở thành thành phố trực thuộc
    trung ương (năm 1997), Đà Nẵng đã đạt được những thành tựu to lớn trong công
    cuộc chỉnh trang, phát triển đô thị. Kết cấu hạ tầng KT-XH, không gian đô thị
    được quy hoạch bài bản, hiện đại và tiếp tục được đầu tư khá mạnh với nhiều
    công trình quy mô lớn, làm thay đổi diện mạo đô thị, góp phần tăng cường giao
    thương, kết nối, thúc đẩy phát triển KT-XH của Vùng. Trong QLNN đối với đất
    đô thị, Đà Nẵng đã đạt được những kết quả tốt, có những điểm sáng trong cơ chế
    quản lý đất đô thị như thống nhất thu hồi đất theo quy hoạch; góp đất và điều
    chỉnh lại đất khi thực hiện các dự án giao thông và chỉnh trang đô thị, mở rộng
    diện tích thu hồi dọc theo 2 bên đường, lấy quỹ đất sạch "bán" cho nhà đầu tư,
    tạo nguồn thu lớn cho ngân sách; đặc biệt là cơ chế giải phóng mặt bằng, giải
    tỏa, đền bù đất đai cho những cá nhân, tổ chức phải di dời.
    Mặc dù vậy, do ảnh hưởng của quá trình CNH, HĐH và đô thị hóa, QLNN
    đối với đất đô thị trên địa bàn thành phố Đà Nẵng còn nhiều hạn chế, đó là:
    - Sự phát triển của thị trường đất đô thị vượt qua sự phát triển của đô thị



    hóa, đặc biệt là thị trường thứ cấp (chuyển đổi đất nông thôn thành đất đô thị)
    diễn ra quá nhanh, mà lẽ ra phải sau đô thị hóa nhưng việc đổi đất trong một số
    trường hợp đi trước cả quy hoạch. - Tình trạng quy hoạch treo, khai thác không theo dự báo nhu cầu, đất đai
    bỏ hoang còn rất phổ biến.
    - Khai thác nguồn lực tài chính từ đất đô thị thiếu bền vững, chủ yếu từ
    nguồn thu bán quyền sử dụng đất, do đó phụ thuộc rất lớn vào thị trường, đặc
    biệt là thị trường bất động sản.
    - Quy hoạch, kế hoạch SDĐ đô thị chưa khoa học, tầm nhìn dài hạn; một
    số các chính sách về định giá đất, thu hồi, đền bù, hỗ trợ, tái định cư đối chưa
    gắn với cơ chế thị trường; tình trạng vi phạm pháp luật trong quản lý sử dụng đất
    còn nhiều, nhưng chưa được xử lý triệt để; tình trạng khiếu kiện về đất đai chưa
    được giải quyết kịp thời.
    Trong bối cảnh hiện nay, với những tác động đất đai ngày càng phức tạp,
    càng đòi hỏi tăng cường QLNN đối với đất đai nói chung và đất đô thị nói riêng.
    Việc nghiên cứu nhằm tìm các giải pháp hoàn thiện QLNN đối với đất đô thị
    trong cả nước cũng như ở Đà Nẵng có ý nghĩa cả lý luận và thực tiễn, có tính cấp
    bách cả trước mắt và là vấn đề cơ bản lâu dài. Đó là lý do nghiên cứu sinh lựa
    chọn "Quản lý nhà nước đối với đất đô thị của thành phố Đà Nẵng " làm đề tài
    luận án tiến sĩ kinh tế của mình.
    2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
    Mục đích nghiên cứu đề tài là trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và
    thực tiễn về QLNN đối với đất đai đô thị, đánh giá thực trạng QLNN đối với đất
    đô thị của thành phố Đà Nẵng, để đề xuất giải pháp hoàn thiện QLNN đối với
    đất đô thị của thành phố Đà Nẵng trong thời gian tới.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...