Tiến Sĩ Quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp kinh tế quốc phòng

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 7/12/13.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
    NĂM 2012

    MỤC LỤC
    LỜI CAM ĐOAN . i
    MỤC LỤC ii
    DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT v
    DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ v

    MỞ ĐẦU 1
    CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP KINH TẾ QUỐC PHÒNG . 12
    1.1. Doanh nghiệp kinh tế quốc phòng 12
    1.1.1. Khái niệm 12
    1.1.2. Vai trò của doanh nghiệp kinh tế quốc phòng 15
    1.1.3. Đặc trưng của doanh nghiệp kinh tế quốc phòng . 16
    1.2. Quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp kinh tế quốc phòng . 22
    1.2.1. Khái niệm quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp kinh tế quốc phòng 22
    1.2.2. Mục tiêu và tiêu chí đánh giá quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp kinh tế quốc phòng 25
    1.2.3. Nội dung quản lý nhà nước đặc thù đối với doanh nghiệp kinh tế quốc phòng 29
    1.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp
    kinh tế quốc phòng . 43
    1.3. Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp quân đội ở một
    số nước và bài học rút ra cho Việt Nam 52
    1.3.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp quân đội ở một số nước . 52
    1.3.2. Bài học rút ra cho Việt Nam . 57
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 59

    CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP KINH TẾ QUỐC PHÒNG VIỆT NAM . 61
    2.1. Doanh nghiệp kinh tế quốc phòng Việt Nam 61
    2.1.1. Khái quát về doanh nghiệp kinh tế quốc phòng Việt Nam . 61
    2.1.2. Năng lực của các doanh nghiệp kinh tế quốc phòng Việt Nam . 63
    2.2. Thực trạng quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp kinh tế quốc phòng . 84
    2.2.1. Về hoạch định sự phát triển hệ thống doanh nghiệp kinh tế quốc phòng 84
    2.2.2. Việc ban hành và tổ chức thực hiện các chính sách, quy định pháp
    luật đối với doanh nghiệp kinh tế quốc phòng . 87
    2.2.3. Thực trạng tổ chức bộ máy quản lý nhà nước và bộ máy sản xuất
    kinh doanh đối với doanh nghiệp kinh tế quốc phòng . 99
    2.2.4. Thực trạng quản lý nhà nước về vốn và tài sản tại doanh nghiệp kinh tế quốc phòng . 107
    2.2.5. Thực trạng kiểm soát nhà nước đối với các doanh nghiệp kinh tế quốc phòng 113
    2.3. Đánh giá quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp kinh tế quốc phòng 116

    2.3.1. Đánh giá chung theo các tiêu chí 116

    2.3.2. Các cơ hội, thách thức, điểm mạnh, điểm yếu của quản lý nhà nước
    đối với doanh nghiệp kinh tế quốc phòng 125
    2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế 128
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 129

    CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP KINH TẾ QUỐC PHÒNG VIỆT NAM . 130
    3.1. Quan điểm quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp kinh tế quốc phòng 131
    3.1.1. Kết hợp phát triển kinh tế với bảo đảm quốc phòng an ninh . 131
    3.1.2. Quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp kinh tế Quốc phòng phải buộc doanh nghiệp hành động theo nguyên tắc thị trường là cạnh tranh và hiệu quả . 133

    3.1.3. Cải cách thể chế quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp kinh tế quốc phòng phải thích ứng với xu hướng hội nhập và phù hợp với thông lệ quốc tế . 134
    3.1.4. Đổi mới quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp kinh tế quốc phòng phải được tiến hành đồng bộ với cải cách kinh tế nói chung, phù hợp với
    thể chế kinh tế, chính trị và điều kiện lịch sử cụ thể của đất nước . 135

    3.2. Giải pháp tiếp tục hoàn thiện quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp kinh tế quốc phòng 137
    3.2.1. Nhóm giải pháp về hoạch định chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển doanh nghiệp kinh tế quốc phòng 141
    3.2.2. Nhóm giải pháp về chính sách, quy định và ban hành văn bản quy phạm pháp luật đối với doanh nghiệp kinh tế quốc phòng . 146
    3.2.3. Nhóm giải pháp về tổ chức bộ máy 154
    3.2.4. Nhóm giải pháp hoàn thiện quản lý vốn và tài sản nhà nước . 160
    3.2.5. Nhóm giải pháp về kiểm soát hoạt động của doanh nghiệp kinh tế quốc phòng 164
    3.3. Điều kiện để thực hiện giải pháp 171
    3.3.1. Về mặt nhận thức, khẳng định vai trò và hệ mục tiêu của doanh nghiệp kinh tế quốc phòng 172
    3.3.2. Sự quyết tâm của Bộ Quốc phòng trong việc tách bạch vai trò của Nhà nước với tư cách chủ sở hữu và với tư cách cơ quan quản lý của doanh nghiệp kinh tế quốc phòng . 174
    3.3.3. Sự đồng thuận và ủng hộ của các doanh nghiệp kinh tế quốc phòng trong quá trình đổi mới quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp . 175
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 176

    KẾT LUẬN 178
    DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ 180
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO . 181

    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài luận án

    Doanh nghiệp kinh tế Quốc phòng (DN KTQP) Việt Nam là một loại hình doanh nghiệp nhà nước (DNNN) đặc thù, vừa phải thực hiện nhiệm vụ phục vụ Quốc phòng (QP) vừa phải kinh doanh có lãi. Cùng với sự phát triển của đất nước và sự lớn mạnh của quân đội, các DN KTQP đã và đang có những đóng góp xứng đáng trong hai cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc cũng như trong thời kì đổi mới hiện nay.
    Tuy nhiên, trong điều kiện hoà bình và trong quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế, các DN KTQP đã bộc lộ những bất cập, hạn chế khi đứng trước các cơ hội và thách thức mới. Cho đến nay, năng lực cạnh tranh của phần lớn các DN KTQP còn thấp so với các doanh nghiệp (DN) ngoài quân đội; DN vẫn thụ động do được Bộ Quốc phòng (BQP) đầu tư và bao tiêu một phần lớn sản phẩm cho DN xuất phát từ lý do sản xuất sản phẩm phục vụ QP. Đó là lợi thế nhưng cũng chính là bất lợi cho các DN, vì dựa vào việc tiêu thụ sản phẩm của BQP nghĩa là DN không phải tìm kiếm thị trường và không bị sức ép bởi cạnh tranh cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh, do đó DN không tích cực nâng cao chất lượng, hạ giá thành và đa dạng hoá sản phẩm, không chủ động tìm kiếm thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế. Mặt khác giá các sản phẩm, dịch vụ còn cao hơn so với thị trường mặc dù chất lượng còn thấp; sản phẩm muốn xuất khẩu thì chưa đủ khả năng để cạnh tranh trên thị trường thế giới; v.v
    Bức tranh nêu trên có liên quan đến hoạt động quản lý nhà nước (QLNN) đối với loại hình DN KTQP. Thực tế những năm qua cho thấy trong lĩnh vực này còn tồn tại nhiều vấn đề như: công tác dự báo và xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển DN KTQP còn hạn chế, chưa có định hướng dài hạn về phát triển hệ thống DN KTQP. Một số chính sách, quy định của Nhà nước, BQP đối với DN thiếu đồng bộ, chưa kịp thời và chưa phù hợp với cơ chế thị trường. Quản lý vốn và tài sản nhà nước tại các DN KTQP chưa hiệu quả, còn có hiện tượng thất thoát, lãng phí. Kiểm tra, thanh tra kiểm toán đối với DN KTQP chưa kịp thời, trách nhiệm giải trình chưa rõ ràng, gây khó khăn cho quy trách nhiệm và xử lý khi có sai phạm. Bộ máy QLNN đối với DN KTQP hoạt động chưa thực sự hiệu lực và hiệu quả. Việc áp dụng các mô hình tổ chức sản xuất kinh doanh cho DN KTQP được quyết định từ nhiều năm nay nhưng chưa được tổng kết đánh giá một cách đầy đủ và khoa học. Đội ngũ cán bộ QLNN và cán bộ lãnh đạo quản lý DN còn thiếu kinh nghiệm v.v.
    Đứng trước thực trạng đó, đòi hỏi các DN KTQP phải tự đổi mới, nhưng cũng đặt ra yêu cầu rất cấp thiết là Nhà nước phải đổi mới, hoàn thiện cơ chế quản lý đối với các DN KTQP nhằm:
    - Định hướng hoạt động của các DN KTQP phù hợp với chiến lược phát triển KT- XH của đất nước, khuyến khích DN chủ động xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh (SXKD), mở rộng và phát triển thị trường trong và ngoài nước, tích cực tham gia hội nhập kinh tế quốc tế.
    - Tạo ra môi trường pháp lý để các DN KTQP tận dụng các cơ hội, vượt qua các thách thức do quá trình toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế đem lại, đáp ứng đồng thời các nhiệm vụ sản xuất phục vụ QP và SXKD phục vụ thị trường nhằm mục tiêu lợi nhuận, qua đó tạo công ăn việc làm cho xã hội và tăng thu nhập cho người lao động, tăng thu ngân sách, góp phần vào sự nghiệp xây dựng QP và phát triển KT- XH của đất nước
    - Thúc đẩy DN nâng cao năng lực cạnh tranh để có thể tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường hội nhập và toàn cầu hoá. Đây là yêu cầu cấp bách đối với bất kì DN nào đặc biệt là các DNNN trong đó có DN KTQP vốn dĩ hoạt động trong cơ chế bao cấp của Nhà nước. QLNN phải gây áp lực buộc các DN KTQP tự đổi mới mình, nâng cao năng lực cạnh tranh của DN.
    - Thực hiện chủ trương của Nhà nước và BQP là đẩy mạnh sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp Quân đội (DNQĐ).
    Xuất phát từ các lý do nêu trên, tác giả chọn đề tài: “Quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp kinh tế quốc phòng” để làm luận án tiến sĩ kinh tế chuyên ngành Quản lý kinh tế, với hy vọng sẽ đóng góp được một phần nhỏ bé vào sự phát triển các DN KTQP thông qua một số đề xuất hoàn thiện, đổi mới QLNN đối với loại hình DN này.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...