Luận Văn Quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực trạng và giải pháp

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 19/12/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU

    Doanh nghiệp được coi là tế bào của nền kinh tế, là bộ phận có nhiều đóng góp trong nền kinh tế quốc dân. Trong đó, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có vai trò rất to lớn, điều này được thể hiện rất rõ với hoàn cảnh nước ta, một nước nghèo nàn lạc hậu, hạn chế về vốn, việc phát triển các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là một trong những chiến lược phát triển nền kinh tế đất nước.
    Từ sau khi ban hành Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1987, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức thứ 150 của tổ chức Thương mại Thế giới - WTO (ngày 7/11/2006), lượng vốn FDI đăng ký vào Việt Nam liên tục tăng, tính đến hết năm 2007 tổng vốn đăng ký đạt khoảng 98 tỉ USD (kể cả vốn tăng thêm), với hơn 9.500 dự án đầu tư nước ngoài. Mặc dù lượng vốn FDI đăng ký khá cao nhưng số vốn FDI thực hiện vẫn còn khiêm tốn. Bên cạnh đó, hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam hiện nay chưa thực sự đạt được hiệu quả so với yêu cầu. Nguyên nhân là do môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp vốn nước ngoài còn gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, việc tăng cường công tác quản lý của nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là một yêu cầu cấp thiết, góp phần tạo thêm nhiều thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp vốn nước ngoài.
    Xuất phát từ mối quan tâm đến việc thu hút vốn FDI vào Việt Nam và công tác quản lý, sử dụng nguồn vốn quan trọng này thông qua các doanh nghiệp vốn nước ngoài, em đã quyết định chọn đề tài: Quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực trạng và giải pháp”.
    Bên cạnh Lời mở đầu, Kết luận, Danh mục chữ viết tắt, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, Nội dung chính của bài viết được chia làm 3 chương:
    v Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và kinh nghiệm của một số nước
    v Chương 2: Thực trạng công tác quản lý nhà nước đối với các DNVNN ở Việt Nam.
    v Chương 3: Phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả QLNN đối với các DNVNN.
    Trong quá trình thực hiên khoá luận, mặc dù nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy giáo hướng dẫn cũng như các thầy cô giáo trong khoa Quan Hệ Quốc Tế, sự nỗ lực của bản thân, nhưng do kiến thức và trình độ của em còn hạn chế, thời gian nghiên cứu có hạn nên khoá luận sẽ không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong sẽ nhận được ý kiến đóng góp của thầy cô và các bạn để em có được nhận thức toàn diện hơn, sâu sắc hơn về vấn đề này.

    MỤC LỤC
    CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀ KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC 3
    1. Cơ sở1 lý luận về quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. 3
    1.1. Chức năng quản lý kinh tế vĩ mô của nhà nước. 3
    1.1.1. Quan điểm của đảng và nhà nước về phát triển kinh tế và phát triển các doanh nghiệp có vốn nước ngoài 3
    1.1.2. Các công cụ quản lý kinh tế vĩ mô của nhà nước. 4
    1.1.3. Sự cần thiết phải sử dụng các công cụ quản lý vĩ mô của Nhà nước đối với các DNVNN. 6
    1.2. Quá trình hình thành pháp luật để quản lý các DNVNN ở Việt nam. 10
    1.2.1. Giai đoạn 1987-1996. 10
    1.2.2. Luật ĐTNN (sửa đổi) năm 2000. 11
    1.2.3. Quá trình tiếp tục hoàn thiện pháp luật, chính sách liên quan đến đầu tư nước ngoài giai đoạn mới. 12
    1.2.4. Các thoả thuận pháp lý song và đa phương của Chính phủ Việt nam về ĐTNN. 12
    2. Kinh nghiệm quản lý của một số Quốc gia. 13
    2.1. Thái Lan. 13
    2.2. Singapo. 14
    2.3. Trung quốc. 14
    CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC DNVNN Ở VIỆT NAM. 16
    1. Khái quát chung về DNVNN. 16
    1.1. Khái niệm DNVNN và tính tất yếu của việc tồn tại và phát triển các DNVNN. 16
    1.1.1. Khái niệm. 16
    1.1.2. Đặc điểm của DNVNN. 17
    1.1.3. Tính tất yếu của việc tồn tại và phát triển các DNVNN. 19
    1.2 Các Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hiện có ở Việt Nam. 20
    1.2.1. Doanh nghiệp liên doanh. 21
    1.2.2. Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài. 21
    1.2.3. Hợp đồng BOT. 22
    1.2.4. Doanh nghiệp khu chế xuất. 22
    1.2.5. Một số loại hình DNVNN khác. 23
    2. Những thành tựu đã đạt được trong việc thu hút đầu tư nước ngoài ở Việt Nam. 23
    2.1. Kết quả thu hút vốn FDI đăng kí chung giai đoạn 1988 – 2008. 23
    2.1.1. Tình hình cấp phép. 23
    2.1.2.Tình hình tăng vốn đầu tư chung. 27
    2.2. Cơ cấu vốn FDI giai đoạn 1988 -2008. 29
    2.2.1. Theo ngành. 29
    2.2.2. Theo vùng lãnh thổ. 31
    2.2.3. Theo hình thức đầu tư. 32
    2.2.4. Theo đối tác đầu tư. 32
    2.3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các DNVNN. 33
    2.3.1. Kết quả kinh doanh. 33
    2.3.2. Đóng góp thực tiễn của các DNVNN ở Việt Nam. 34
    3. Thực trạng sử dụng các công cụ quản lý của Nhà nước đối với các DNVNN ở Việt nam. 39
    3.1. Thực trạng ban hành các Văn bản pháp luật của nhà nước đối với các DNVNN. 39
    3.2. Những tồn tại trong việc sử dụng các công cụ quản lý vĩ mô của Nhà nước đối với các DNVNN. 41
    3.2.1. Chiến lược hoạch định chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài chưa rõ ràng nên kết quả thu hút các DNVNN còn nhiều tồn tại: 41
    3.2.2. Việc thực thi chức năng kiểm tra, hỗ trợ của các cơ quan quản lý đối với hoạt động của các DNVNN vẫn bộc lộ nhiều yếu kém: 41
    3.2.3. Các văn bản pháp quy điều chỉnh hoạt động ĐTNN được nhà nước chú trong hoàn thiện nhưng thiếu ổn định, chưa nhất quán, gây khó khăn cho việc hướng dẫn và vận dụng trong thực tế. 42
    CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QLNN ĐỐI VỚI CÁC DNVNN. 43
    1. Định hướng thu hút đầu tư nước ngoài và quản lý các DNVNN. 43
    1.1. Định hướng thu hút đầu tư nước ngoài. 43
    1.2. Quan điểm, chủ trương về quản lý các DNVNN. 44
    2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả QLNN đối với các DNVNN. 46
    2.1. Những giải pháp trước mắt. 46
    2.2. Những giải pháp dài hạn. 48
    KẾT LUẬN 52
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...