Tiến Sĩ Quản lý nhà nước đội ngũ cán bộ chuyên khoa sau đại học trong lĩnh vực y tế

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 15/1/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ
    NĂM 2014[/B]

    MỤC LỤC
    DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT
    DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG LUẬN ÁN
    DANH MỤC CÁC HÌNH TRONG LUẬN ÁN
    PHẦN MỞ ĐẦU . 1
    1. Tính cấp thiết của đề tài . 1
    2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu . 3
    2.1. Mục đích nghiên cứu . 3
    2.2. Nhiệm vụ . 4
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
    3.1. Đối tượng nghiên cứu 4
    3.2. Phạm vi nghiên cứu . 4
    4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5
    4.1.Cơ sở lý luận 5
    4.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể . 5
    5. Những đóng góp mới của Luận án 6
    5.1. Đóng góp mới về lý luận . 6
    5.2. Đóng góp mới về thực tiễn 7
    6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của Luận án . 8
    7. Kết cấu của Luận án 8
    TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU . 9
    1. Các công trình nghiên cứu về hệ thống lý thuyết của quản lý nhà nước . 9
    2. Các công trình về quản trị nguồn nhân lực: . 10
    3. Các công trình về quản trị nhân lực trong lĩnh vực y tế: . 12
    4. Các công trình về đào tạo nhân lực y tế chuyên khoa sau đại học 14
    5. Các nghiên cứu của tác giả liên quan đến chủ đề của luận án . 16
    6. Một số vấn đề mà Luận án cần tập trung giải quyết 18

    Chương I: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚCĐỘI NGŨ
    CÁN BỘ CHUYÊN KHOA SAU ĐẠI HỌCTRONG LĨNH VỰC Y TẾ 21
    1.1. Khái quát về đội ngũ cán bộ chuyên khoa sau đại học trong lĩnh vực y
    tế 21
    1.1.1 Y tế và nguồn nhân lực y tế . 21
    1.1.2. Đội ngũ cán bộ chuyên khoa sau đại học trong lĩnh vực y tế 28
    1.2. Khái quát về năng lực cán bộ chuyên khoa sau đại học trong lĩnh vực y
    tế 37
    1.2.1. Khái niệm về năng lực cán bộ, công chức, viên chức chuyên khoa . 37
    1.2.2. Yêu cầu về năng lực đối với cán bộ chuyên khoa cấp 1 38
    1.2.3.Yêu cầu về năng lực đối với cán bộ chuyên khoa cấp 2 . 39
    1.2.4. Yêu cầu về năng lực đối với cán bộ là Bác sỹ Nội trú . 39
    1.3. Quản lý nhà nước đội ngũ cán bộ chuyên khoa sau đại học trong lĩnh
    vực y tế 40
    1.3.1. Khái quát về quản lý nhà nước đối với đội ngũ cán bộ chuyên khoa sau
    đại học trong lĩnh vực y tế 40
    1.3.2. Nội dung quản lý nhà nước đối với đội ngũ cán bộ chuyên khoa sau đại
    học trong lĩnh vực y tế . 45
    1.4. Các nhân tố tác động đến quản lý nhà nước đội ngũ cán bộ chuyên
    khoa sau đại học trong lĩnh vực y tế 55
    1.4.1. Sự phát triển của y học . 55
    1.4.2. Sự phát triển hoạt động đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên khoa sau đại học
    trong lĩnh vực y tế 56
    1.4.3. Chính sách của nhà nước đối với đội ngũ cán bộ chuyên khoa sau đại học
    trong lĩnh vực y tế 57
    1.4.4. Điều kiện vật chất để tạo môi trường hoạt động cho đội ngũ cán bộ
    chuyên khoa sau đại học trong lĩnh vực y tế . 58
    1.5. Kinh nghiệm một số nước trên thế giới về đào tạo và sử dụng đội ngũ
    cán bộ chuyên khoa sau đại học trong lĩnh vực y tế . 59
    1.5.1. Kinh nghiệm đào tạo bác sĩ 60
    1.5.2. Kinh nghiệm đào tạo chuyên khoa y sau đại học 61
    1.5.3. Xu hướng đào tạo dựa trên kết quả đầu ra và ứng dụng công nghệ giáo
    dục hiện đại 63
    1.5.4. Kinh nghiệm quản lý đào tạo và sử dụng bác sỹ chuyên khoa 67
    1.5.5. Bài học kinh nghiệm rút ra đối với Việt Nam . 70
    Tiểu kết Chương I 71

    Chương II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỘI
    NGŨ CÁN BỘ CHUYÊN KHOA SAU ĐẠI HỌC TRONG LĨNH VỰC Y
    TẾ
    72
    2.1. Thực trạng nguồn nhân lực y tế và đội ngũ cán bộ chuyên khoa sau đại
    học trong lĩnh vực y tế cả nước đến 30/06/2011 72
    2.2. Thực trạng quản lý nhà nước đội ngũ cán bộ chuyên khoa sau đại học
    trong lĩnh vực y tế . 76
    2.2.1. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về đội ngũ cán bộ chuyên khoa
    sau đại học trong lĩnh vực y tế 76
    2.2.2. Hoạch định chiến lược và kế hoạch phát triển đội ngũ cán bộ chuyên khoa
    sau đại học trong lĩnh vực y tế 83
    2.2.3. Tổ chức bộ máy quản lý đội ngũ cán bộ chuyên khoa sau đại học trong
    lĩnh vực y tế . 86
    2.2.4. Thực trạng đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên khoa sau đại học trong lĩnh vực
    y tế . 94
    2.2.5. Tuyển dụng và sử dụng đội ngũ cán bộ chuyên khoa sau đại học trong lĩnh
    vực y tế 109
    2.2.6. Thực trạng về việc thực hiện chế độ, chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ
    cán bộ chuyên khoa sau đại học . 114
    2.3. Các thành công và hạn chế trong quản lý nhà nước đội ngũ cán bộ
    chuyên khoa sau đại học trong lĩnh vực y tế 119
    2.3.1. Các thành công . 119
    2.3.2. Các hạn chế 121
    2.3.3. Nguyên nhân của các hạn chế . 123
    Tiểu kết Chương II . 126

    Chương III: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐỘI
    NGŨ CÁN BỘ CHUYÊN KHOA SAU ĐẠI HỌC TRONG LĨNH VỰC Y
    TẾ
    127
    3.1. Sự phát triển khoa học y học và nhu cầu về đội ngũ cán bộ chuyên khoa
    sau đại học trong lĩnh vực y tế Việt Nam đến năm 2020 127
    3.1.1. Sự phát triển khoa học trong y học . 127
    3.1.2. Các nhân tố tác động đến sự phát triển nhân lực y tế giai đoạn 2011-2020 129
    3.1.3. Nhu cầu phát triển nguồn nhân lực y tế, trong đó có các bác sỹ chuyên
    khoa sau đại học . 132
    3.2. Một số định hướng trong quản lý nhà nước về đội ngũ cán bộ chuyên
    khoa sau đại học trong lĩnh vực y tế 135
    3.3. Các giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với đội ngũ cán bộ
    chuyên khoa sau đại học trong lĩnh vực y tế . 137
    3.3.1. Có quy hoạch và chính sách phát triển nhân lực y tế chuyên khoa sau đại
    học cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc
    sức khoẻ ngày càng cao của nhân dân 138
    3.3.2. Nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên khoa sau đại học
    trong lĩnh vực y tế 143
    3.3.3. Hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý nhân lực y tế, trong đó có đội ngũ cán
    bộ y tế chuyên khoa sau đại học . 148
    3.3.4. Xây dựng các tiêu chí đánh giá năng lực (Competency Standard) đội ngũ
    cán bộ chuyên khoa sau đại học trong lĩnh vực y tế gắn với đào tạo, tuyển
    chọn và sử dụng cán bộ 152
    3.3.5. Xây dựng hệ thống về thi và cấp chứng chỉ hành nghề gắn với sử dụng
    đội ngũ cán bộ chuyên khoa sau đại học trong lĩnh vực y tế và hội nhập
    quốc tế . 157
    3.3.6. Đổi mới các chính sách ưu đãi thích hợp về tuyển dụng, sử dụng và đãi
    ngộ đối với đội ngũ cán bộ y tế chuyên khoa sau đại học . 161
    3.3.7. Xây dựng đề án cung cấp bác sỹ giỏi cho các bệnh viện huyện 165
    3.3.8. Tăng cường chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các đơn vị sự
    nghiệp công lập trong lĩnh vực y tế về biên chế và nhân sự 170
    3.3.9. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và thanh tra công tác quản lý nhà
    nước đội ngũ cán bộ chuyên khoa sau đại học trong lĩnh vực y tế 174
    Tiểu kết Chương III . 176
    KẾT LUẬN . 177
    CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ
    TÀI LIỆU THAM KHẢO


    PHẦN MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài

    Công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân đã đạt được
    nhiều thành tựu quan trọng trong những năm vừa qua. Nhiều công nghệ, kỹ
    thuật y học mới đã được nghiên cứu và ứng dụng thành công tại Việt Nam như
    ghép tủy, thận, gan; thụ tinh trong ống nghiệm, thông/nong mạch vành, nội soi
    can thiệp, phẫu thuật sọ não, chỉnh hình-phục hồi chức năng, lọc thận nhân tạo,
    tán sỏi ngoài cơ thể . Ngành Y tế đang từng bước triển khai các kỹ thuật chuyên
    sâu ngang tầm với trình độ y học của các nước tiên tiến trong khu vực và trên
    thế giới. Phần lớn các chỉ tiêu tổng quát về sức khoẻ của con người ở nước ta
    đều vượt và cao hơn ở các nước có cùng mức thu nhập bình quân theo đầu người
    hàng năm. Các thành tựu y học nêu trên đã góp phần tích cực vào việc nâng cao
    chất lượng nguồn lực con người, chuẩn bị phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá và
    hiện đại hoá đất nước. Nguyên nhân quan trọng để đạt được các thành tựu trên
    làđóng góp của đội ngũ cán bộ y tế đặc biệt là sự đóng góp của đội ngũ cán bộ y
    tế có trình độ chuyên khoa cấp 1, chuyên khoa cấp 2 và bác sỹ nội trú sau đại
    học trong ngành y tế (sau đây gọi ngắn gọn là: cán bộ y tế chuyên khoa sau đại
    học). Theo niên giám thống kê y tế năm 2006 tổng số cán bộ y tế trong cả nước
    là 271.149 người trong đó có khoảng trên 30.000 cán bộ là chuyên khoa cấp1,
    chuyên khoa cấp 2 và bác sỹ nội trú bệnh viện (mỗi năm tuyển mới khoảng
    2.200 học viên) tham gia các hoạt động chuyên môn. Tuy nhiên, đến nay mới có
    một số nghiên cứu đánh giá nhu cầu đào tạo đội ngũ cán bộ y tế trình độ chuyên
    khoa theo mã số nghiên cứu về y tế công cộng và cũng chỉ được thực hiện ở
    từng vùng miền một cách đơn lẻ chưa phổ cập rộng rãi trong cả nước chưa tập
    trung nghiên cứu tổng thể việc quản lý nhà nước đội ngũ cán bộ y tế có trình độ
    chuyên khoa sau đại học ở Việt Nam bao gồm: Thể chế quản lý thông qua việc
    xây dựng các văn bản quản lý; Xây dựng tổ chức bộ máy trong đó xác định rõ
    chức năng nhiệm vụ quản lý, gắn đổi mới cơ chế hoạt động với cơ chế tài chính,
    tăng cường đội ngũ cán bộ (cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu) với tiêu chuẩn
    nghiệp vụ cụ thể, đổi mới nội dung chương trình đào tạo, đổi mới các chính sách
    trong đó có chính sách tiền lương, ngoài lương, chính sách khen thưởng kỷ luật
    gắn với đạo đức nghề nghiệp; tăng cường đầu tư, đổi mới cơ chế về tài chính
    hướng theo kết quả đầu ra so với mục tiêu đã đặt ra. Các nội dung gắn liền với
    các nội dung chung trong chương trình cải cách hành chính nhà nước giai đoạn
    2011-2020. Do đó công tác quản lý nhà nước về đội ngũ cán bộ y tế chuyên
    khoa sau đại học còn nhiều bất cập, đòi hỏi phải có một hệ thống văn bản đầy
    đủ, đồng bộ để điều chỉnh các hoạt động, xây dựng quy hoạch, xây dựng các
    chương trình đào tạo phù hợp, tổ chức đào tạo, tăng cường đội ngũ giảng viên
    nhất là giảng viên giảng dạy thực hành tay nghề, vv . đổi mới công tác tổ chức
    quản lý sử dụng đội ngũ cán bộ y tế chuyên khoa sau đại học đáp ứng yêu cầu
    trong tình hình mới đòi hỏi cần hội nhập, gắn các kỹ năng thực hành nghề
    nghiệp với việc thi và cấp chứng chỉ hành nghề. Với mục tiêu xây dựng nền y tế
    Việt Nam công bằng, hiệu quả và phát triển, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ
    ngày càng cao của nhân dân, ngày 23/02/2005 Bộ Chính trị đã có Nghị quyết số
    46/NQ-TW về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong
    tình hình mới [2]. Nội dung Nghị quyết cũng đã khẳng định: “ . Nghề y là một
    nghề đặc biệt, cần được tuyển chọn, đào tạo, sử dụng và đãi ngộ đặc biệt .”. Do
    đó, đòi hỏi chúng ta phải tăng cường quản lý nhà nước đội ngũ cán bộ y tế nói
    chung và đặc biệt đối với cán bộ y tế chuyên khoa sau đại học, có kỹ năng tay
    nghề cao trong lĩnh vực y tế, đây là vấn đề hết sức cần thiết và cấp bách.
    Thứ nhất, về lý luận. Cán bộ y tế chuyên khoa sau đại học có tác động
    trực tiếp và rất quan trọng đến công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân. Do đó,
    tăng cường quản lý nhà nước nhằm điều chỉnh các hoạt động của đội ngũ cán bộ
    chuyên khoa sau đại học trong ngành y tế từ các khâu: đào tạo, tuyển dụng, sử
    dụng và chính sách đãi ngộ là hết sức cần thiết, xuất phát từ những đòi hỏi khách
    quan về chính trị, tổ chức quản lý và yêu cầu của xã hội, yêu cầu của cải cách
    hành chính, đặc biệt là cải cách đổi mới nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ y tế
    trong đó có đội ngũ cán bộ y tế có trình độ chuyên khoa phù hợp với tình hình
    mới. Điều này rất quan trọng góp phần vào việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ,
    quyền hạn của Bộ Y tế, đồng thời góp phần quan trọng nhằm hoàn thành việc
    thực hiện chiến lược chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân giai đoạn 2011-
    2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa đất
    nước sức khỏe người lao độnglà yếu tố quan trọng và quyết định.
    Thứ hai, về thực tiễn. Sự phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng
    xã hội chủ nghĩa, sự phát triển của xã hội và sự phát triển của khoa học kỹ thuật
    y học trong nước cũng như trên thế giới đã làm biến đổi và phát sinh nhiều quan
    hệ xã hội mới, đòi hỏi việc đổi mới công tác quản lý nhà nước đội ngũ cán bộ y
    tế chuyên khoa sau đại học cần được đồng bộ và phù hợp hơn. Mặt khác, việc
    cải cách tiền lương và chế độ chính sách đãi ngộ, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ,
    công chức, viên chức, tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ y tế còn nhiều
    bất cập. Đồng thời việc phải hình thành hệ thống thi và cấp chứng chỉ hành nghề
    y tế theo yêu cầu của thực tiễn công tác chăm sóc sức khỏe và hội nhập quốc tế
    là một đòi hỏi cấp bách khi Việt Nam đã chính thức là thành viên của tổ chức
    thương mại thế giới (WTO). Đây cũng là một trong những đòi hỏi của thực tiễn
    khách quan của công tác cải cách hành chính trong quản lý nhà nước về lĩnh vực
    y tế.
    Từ những lý do nêu trên, việc nghiên cứu góp phần “Quản lý nhà nước
    đội ngũ cán bộ chuyên khoa sau đại học trong lĩnh vực y tế”hiện nay là vấn đề
    mang tính cấp bách cả về lý luận và thực tiễn, là yêu cầu khách quan của quản lý
    nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong
    tình hình mới.
    2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
    2.1. Mục đích nghiên cứu

    Tập trung nghiên cứu, luận giải các vấn đề mang tính khoa học cả về lý
    luận, thực tiễn về quản lý nhà nước đối với đội ngũ cán bộ chuyên khoa sau đại
    học trong lĩnh vực y tế, đề xuất, bổ sung những giải pháp về quản lý tốt hơn đối
    với đội ngũ cán bộ y tế chuyên khoa sau đại học nhằm góp phần nâng cao chất
    lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.
     
Đang tải...