Tiến Sĩ Quản lý nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực y tế ở nước ta hiện nay

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 23/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận án tiến sĩ
    Đề tài: Quản lý nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực y tế ở nước ta hiện nay
    Định dạng file word


    Mục lục
    Trang
    Phần Mở đầu 1
    Chương 1: Cơ sở lý luận về QUảN Lý NHà Nước bằng pháp luật trong lĩnh vực y tế 19
    1.1. Hoạt động y tế và sự cần thiết phải tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động y tế 19
    1.2. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của quản lý nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực y tế 30
    1.3. Nội dung quản lý nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực y tế 56
    Chương 2: Thực trạng QUảN Lý NHà NướC bằng pháp luật
    trong lĩnh vực y tế 80
    2.1. Thực trạng công tác xây dựng và ban hành pháp luật về y tế 80
    2.2. Thực trạng công tác tổ chức thực hiện pháp luật về y tế 92
    2.3. Thực trạng công tác xử lý đối với các vi phạm pháp luật về y tế 120
    Chương 3: Quan điểm và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực y tế ở nước ta hiện nay 136
    3.1. Xu hướng phát triển của y tế và xu hướng thay đổi phương thức quản lý nhà nước đối với các hoạt động y tế 136
    3.2. Quan điểm chỉ đạo về hoàn thiện quản lý nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực y tế ở nước ta hiện nay 147
    3.3. Các giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực y tế 157
    Kết luận 178
    Các công trình của tác giả đã công bố liên quan đến
    đề tài luận án 179
    Danh mục tài liệu tham khảo 180
    Phụ lục


    Phần Mở đầu

    1. Lý do chọn đề tài
    Trong những gần đây, công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân (BV,CS&NCSKND) đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Theo báo cáo tổng kết năm 2008 của Bộ Y tế thì ”Hoạt động y tế dự phòng được đẩy mạnh hơn. Một số dịch bệnh mới như viêm đường hô hấp cấp nặng do vi rút (SARS), cúm A (H5N1) . đã được ngăn chặn, khắc phục nhanh. Mạng lưới y tế, đặc biệt là y tế cơ sở được củng cố và phát triển; 97,9% các xã, phường trong cả nước có trạm y tế, trên 66,5% trạm y tế có bác sỹ. Một số cơ sở y tế chuyên ngành được nâng cấp, ứng dụng công nghệ tiên tiến, nhiều kỹ thuật cao đã được áp dụng và mở rộng tới các tuyến như thụ tinh trong ống nghiệm, ghép thận, ghép gan, phẫu thuật tim hở, nong động mạch vành, phẫu thuật nội soi, chẩn đoán hình ảnh . Công tác sản xuất, kinh doanh thuốc đã bảo đảm cung ứng đủ thuốc có chất lượng với giá cả hợp lý cho nhu cầu phòng bệnh, chữa bệnh; thuốc sản xuất trong nước đã chiếm khoảng 45% thị phần thuốc chữa bệnh. Chế độ khám, chữa bệnh (KCB) cho người nghèo, KCB miễn phí cho trẻ em dưới 6 tuổi đang được triển khai thực hiện. Việc phòng, chống HIV/AIDS được đẩy mạnh hơn như giảm số mắc mới, số người bệnh AIDS và số tử vong. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng giảm từ 33,4% năm 2000 xuống dưới 21,2% năm 2007, đạt kế hoạch; tỷ lệ chết của trẻ em dưới 1 tuổi còn 16%0”[32, tr.157-158]. Theo thống kê về dân số và nhà ở, tuổi thọ trung bình của người Việt Nam từ 67,8 tuổi năm 2000 đã nâng lên 72,84 tuổi vào năm 2009.
    Các thành tựu trên cho thấy nền y tế Việt Nam đang từng bước hội nhập với trình độ y tế của các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới, góp phần tích cực vào việc nâng cao sức khỏe, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước.
    Những thành tựu trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân rất quan trọng là vai trò đắc lực của công tác quản lý nhà nước (QLNN) trong lĩnh vực y tế thông qua công cụ quản lý chủ yếu là pháp luật.
    Lĩnh vực y tế là lĩnh vực dịch vụ trực tiếp phục vụ con người và không một ai là không được hưởng các dịch vụ y tế nhưng vấn đề đặt ra là được hưởng các dịch vụ y tế đó như thế nào. Điều này tùy thuộc vào nhiều yếu tố khách quan, chủ quan khác nhau nhưng một phần có tính quyết định lại tùy thuộc nhiều vào thái độ quản lý của Nhà nước. Nhà nước bằng những hoạt động quản lý của mình có thể làm cho việc thụ hưởng các dịch vụ y tế tốt hơn hoặc tồi hơn và không Nhà nước nào lại không muốn các hoạt động y tế ngày phải tốt hơn. Do đó, QLNN trong lĩnh vực y tế nói chung và QLNN bằng pháp luật trong lĩnh vực y tế nói riêng luôn được Nhà nước quan tâm. QLNN bằng pháp luật trong lĩnh vực y tế đòi hỏi phải có hệ thống pháp luật đầy đủ, tổ chức thực hiện pháp luật có hiệu quả và việc xử lý nghiêm minh đối với các hành vi vi phạm.
    Để xây dựng nền y tế Việt Nam công bằng, hiệu quả và phát triển, đáp ứng với yêu cầu chăm sóc sức khoẻ (CSSK) ngày càng đa dạng với chất lượng ngày càng cao của nhân dân theo tinh thần Nghị quyết số 46/NQ-TW ngày 23/02/2005 của Bộ Chính trị "Về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới" đòi hỏi phải tăng cường QLNN bằng pháp luật, góp phần đưa các hoạt động y tế vào trật tự, kỷ cương, kỷ luật và phát triển ổn định.
    Tuy nhiên, việc QLNN bằng pháp luật trong lĩnh vực y tế hiện nay vẫn còn nhiều yếu kém cần phải nghiên cứu sâu sắc cả về lý luận và thực tiễn.
    Thứ nhất, về lý luận, QLNN bằng pháp luật luôn tác động trực tiếp đến các hoạt động y tế nhằm đạt mục tiêu về BV,CS & NCSKND. Để xây dựng nền y tế Việt Nam công bằng, hiệu quả, phát triển trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN), thực hiện cải cách hành chính (CCHC) và xây dựng nhà nước pháp quyền (NNPQ) XHCN ở nước ta đòi hỏi phải tăng cường hiệu lực, hiệu quả của công tác QLNN bằng pháp luật phù hợp với đặc thù của các hoạt động y tế. Tuy nhiên, hiện nay chưa có nghiên cứu chuyên sâu nào về lý luận đối với việc QLNN bằng pháp luật trong lĩnh vực y tế nên cần thiết phải nghiên cứu cơ sở lý luận của vấn đề này.
    Thứ hai, về thực tiễn, sự phát triển kinh tế - xã hội, sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ y học ở trong và ngoài nước đã làm thay đổi và phát sinh nhiều quan hệ xã hội mới đòi hỏi pháp luật về y tế cũng phải thay đổi theo cho phù hợp; việc tổ chức thực hiện pháp luật về y tế mà hạt nhân là phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) về y tế, thanh tra, kiểm tra để pháp luật thật sự đi vào cuộc sống và việc xử lý đối với các hành vi vi phạm pháp luật về y tế cũng cần phải được nghiên cứu nhận diện, đánh giá đúng thực trạng, làm cơ sở thực tiễn cho việc đề xuất các giải pháp khắc phục nhằm góp phần tăng cường hiệu lực, hiệu quả, trật tự, kỷ cương, kỷ luật của QLNN bằng pháp luật trong lĩnh vực y tế.
    Từ các lý do trên cho thấy, việc nghiên cứu vấn đề QLNN bằng pháp luật trong lĩnh vực y tế ở nước ta hiện nay có ý nghĩa thiết thực, bức xúc cả về lý luận và thực tiễn trước yêu cầu khách quan của công tác QLNN.
    2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
    2.1. Mục đích
    Làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn về QLNN bằng pháp luật trong lĩnh vực y tế và đề xuất giải pháp để tăng cường hiệu lực, hiệu quả, trật tự, kỷ cương, kỷ luật của QLNN bằng pháp luật trong thời gian tới.
    2.2. Nhiệm vụ
    a) Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc QLNN bằng pháp luật trong lĩnh vực y tế thông qua việc làm rõ khái niệm lĩnh vực y tế chính là các hoạt động y tế, đồng thời làm rõ hơn khái niệm QLNN bằng pháp luật, đề xuất khái niệm QLNN bằng pháp luật trong lĩnh vực y tế, phân tích vai trò và xác định cụ thể các nội dung của QLNN bằng pháp luật trong lĩnh vực y tế.
    b) Đánh giá trung thực, khách quan thực trạng hoạt động QLNN bằng pháp luật trong lĩnh vực y tế hiện nay trên các nội dung về xây dựng, ban hành, tổ chức thực hiện pháp luật về y tế và việc xử lý đối với các hành vi vi phạm pháp luật về y tế để làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp khắc phục.
    c) Phân tích xu hướng phát triển của y tế gắn với việc thay đổi phương thức QLNN đối với các hoạt động y tế; xác định quan điểm và đề xuất một số giải pháp khắc phục cụ thể để tăng cường hiệu lực, hiệu quả, trật tự, kỷ cương, kỷ luật của QLNN bằng pháp luật trong thời gian tới.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    3.1. Đối tượng nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu của Luận án là các hoạt động xây dựng, ban hành, tổ chức thực hiện pháp luật về y tế và việc xử lý đối với các hành vi vi phạm pháp luật về y tế của các cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc chủ thể và đối tượng của QLNN bằng pháp luật trong lĩnh vực y tế.
    3.2. Phạm vi nghiên cứu
    Phạm vi nghiên cứu của Luận án chỉ giới hạn đối với QLNN bằng pháp luật trong lĩnh vực y tế của các cơ quan quản lý hành chính nhà nước (QLHCNN). Do tiếp cận dưới góc độ của khoa học quản lý hành chính công (QLHCC) nên Luận án này không nghiên cứu hoạt động QLNN bằng pháp luật có liên quan đến hoạt động y tế của các cơ quan lập pháp và tư pháp.
    4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
    4.1. Cơ sở lý luận
    Sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác - Lê nin, kết hợp với quan điểm phát triển, quan điểm lịch sử cụ thể liên quan đến đặc thù nhân đạo, nhân bản của các hoạt động y tế để phân tích và tổng hợp. Quán triệt các Nghị quyết Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI, VII, VIII, IX và X về nâng cao hiệu lực QLNN về kinh tế, xã hội, "Thực hiện QLNN bằng hệ thống pháp luật ." [32, tr.79] và đặc biệt là Nghị quyết số 46 - NQ/TW ngày 23/02/2005 của Bộ Chính trị về công tác BV,CS & NCSKND trong tình hình mới và Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020. Đây là cơ sở lý luận quan trọng xuyên suốt trong quá trình nghiên cứu Luận án này.
    4.2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể
    a) Phương pháp phân tích tài liệu thứ cấp (desk - study): Với phương pháp này, NCS chủ yếu tập trung nghiên cứu, tham khảo, phân tích các sách, tài liệu, công trình nghiên cứu khoa học, các số liệu khoa học đã được công bố ở trong và ngoài nước có liên quan đến Luận án để hình thành cơ sở lý luận, đánh giá thực trạng, cũng như xu hướng phát triển y tế, xu hướng thay đổi phương thức QLNN trong lĩnh vực y tế trên thế giới và ở Việt Nam hiện nay.
    b) Phương pháp điều tra xã hội học. Để bảo đảm tính khoa học, khách quan, trung thực trong đánh giá thực trạng công tác QLNN bằng pháp luật về y tế và đánh giá tính khả thi của các giải pháp được xây dựng, Luận án đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu xã hội học sau đây (Tham khảo Phụ lục 1):
    - Phỏng vấn sâu: NCS đã trực tiếp tiến hành phỏng vấn sâu 41 đối tượng bao gồm 27 công chức (Tham khảo Phụ lục 2) và 14 viên chức (Tham khảo Phụ lục 3) ngành y tế với nội dung về thực trạng công tác xây dựng và ban hành pháp luật để quản lý, thống nhất các hoạt động y tế; công tác PBGDPL về y tế; công tác kiểm tra việc thực hiện pháp luật về y tế; công tác thanh tra việc thực hiện pháp luật về y tế; công tác tổ chức thực hiện pháp luật để quản lý thống nhất các hoạt động y tế; xử lý đối với các hành vi vi phạm pháp luật về y tế; quan điểm và giải pháp hoàn thiện QLNN bằng pháp luật trong lĩnh vực y tế ở nước ta hiện nay.
    Nội dung các cuộc phỏng vấn sâu được ghi âm, ghi chép lại, trích dẫn để bổ sung và giải thích cho kết quả nghiên cứu.
    - Trưng cầu ý kiến: NCS đã thực hiện với nhóm đối tượng CCVC thuộc Bộ Y tế, các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế và Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Phiếu trưng cầu ý kiến được thiết kế sẵn dưới dạng các câu hỏi về thực trạng QLNN bằng pháp luật trong lĩnh vực y tế (Tham khảo Phụ lục 4) và sử dụng phần mềm EpiData phiên bản 3.1 để nhập liệu, thiết lập chế độ kiểm tra và phần mềm SPSS phiên bản 13.0 để quản lý và phân tích số liệu.
    c) Các phương pháp nghiên cứu bổ trợ khác: Để tăng thêm độ tin cậy của các thông tin đã thu thập được, NCS còn sử dụng thêm một số phương pháp bổ trợ khác như so sánh, quy nạp diễn giải, tiến hành thu thập và phân tích ý kiến của các chuyên gia có kinh nghiệm về QLNN, hoạch định chính sách, pháp luật và chuyên môn y tế .
    5. Những đóng góp mới của Luận án
    5.1. Đóng góp mới về lý luận
    a) Phân tích nội hàm, làm rõ khái niệm lĩnh vực y tế chính là các hoạt động y tế để xác định y tế là một trong những yếu tố tác động đến sức khỏe, là các hoạt động nhằm BV,CS & NCSKND;
    b) Đề xuất khái niệm mới về QLNN bằng pháp luật, QLNN bằng pháp luật trong lĩnh vực y tế;
    c) Luận chứng cụ thể hơn, khoa học hơn về nội hàm các nội dung của công tác QLNN bằng pháp luật trong lĩnh vực y tế làm cơ sở cho việc hình thành lý luận về QLNN bằng pháp luật trong lĩnh vực y tế;
    d) Trình bày một số sơ đồ để chứng minh khái niệm mới, nội dung mới của QLNN bằng pháp luật trong lĩnh vực y tế.
    6.2. Đóng góp mới về thực tiễn
    a) Đánh giá một cách trung thực, khách quan về thực trạng công tác QLNN bằng pháp luật trong lĩnh vực y tế ở nước ta hiện nay;
    b) Đưa ra các quan điểm và đề xuất một số giải pháp đồng bộ kèm theo các biện pháp cụ thể để tăng cường QLNN bằng pháp luật trong lĩnh vực y tế;
    c) Góp phần thay đổi nhận thức và hành động trong hoạt động thực tiễn của các nhà lãnh đạo, quản lý, các cán bộ, công chức, viên chức (CCVC) có liên quan về công tác QLNN bằng pháp luật trong lĩnh vực y tế.
    6. ý nghĩa lý luận và thực tiễn của Luận án
    6.1. ý nghĩa về lý luận
    Luận án này sẽ góp phần bổ sung cơ sở lý luận về QLNN bằng pháp luật trong lĩnh vực y tế.
    6.2. ý nghĩa về thực tiễn
    Luận án này là công trình nghiên cứu khoa học nên có thể làm căn cứ khoa học, tài liệu tham khảo bổ ích cho CCVC, kể cả công chức lãnh đạo làm công tác QLNN trong và ngoài ngành y tế để vận dụng trên thực tế, là tài liệu tham khảo cần thiết phục vụ cho việc nghiên cứu khoa học, giảng dạy và học tập tại các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng CCVC ngành y tế, đồng thời là nguồn tư liệu tham khảo có giá trị để xây dựng và hoàn thiện giáo trình QLNN về y tế dành cho việc đào tạo, bồi dưỡng các ngạch công chức, cũng như làm tài liệu quan trọng để tuyển dụng CCVC vào làm việc trong ngành y tế.
    7. Kết cấu của Luận án
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, Luận án được kết cấu thành 3 chương, bao gồm:
    Chương 1: Cơ sở lý luận về QLNN bằng pháp luật trong lĩnh vực y tế
    Chương 2: Thực trạng QLNN bằng pháp luật trong lĩnh vực y tế
    Chương 3: Quan điểm và giải pháp hoàn thiện QLNN bằng pháp luật trong lĩnh vực y tế ở nước ta hiện nay





    Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
    1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
    Vấn đề QLNN trong lĩnh vực y tế đã được các quốc gia và Tổ chức y tế thế giới (WHO) nghiên cứu từ lâu. Những nghiên cứu này chủ yếu đề cập đến từng khía cạnh của QLNN trong lĩnh vực y tế.
    - Đầu tiên là vấn đề phát triển chính sách, pháp luật y tế. Đây là chuyên mục được đề cập thường xuyên trong các cuốn sách "International digest of health legislation" (Tóm tắt pháp luật quốc tế về y tế) được WHO phát hành hằng năm. Các cuốn sách này chủ yếu nghiên cứu phạm vi điều chỉnh của pháp luật về y tế, cũng như nội dung chính của các hoạt động y tế được pháp luật quốc tế và quốc gia đề cập cụ thể như phòng chống các bệnh truyền nhiễm, phòng chống các bệnh không lây nhiễm, ATTP, KCB, sức khoẻ tâm thần, sức khoẻ sinh sản, kiểm soát thuốc lá, lạm dụng rượu, bia, dược và thiết bị y tế . Qua nghiên cứu cho thấy, phạm vi điều chỉnh của các chính sách, pháp luật về y tế hầu như không thay đổi và điều đó khẳng định, các nước dù có mô hình tổ chức cơ quan QLNN ở Trung ương và địa phương như thế nào (mô hình tổ chức cơ quan QLNN chuyên ngành như Bộ Y tế Trung Quốc, Thái Lan . hay đa ngành, đa lĩnh vực như Bộ Y tế và phúc lợi xã hội Nhật Bản, Bộ Y tế và Phúc lợi gia đình ấn Độ . cũng đều phải căn cứ vào phạm vi điều chỉnh này để giúp Chính phủ thực hiện chức năng QLNN trong lĩnh vực y tế. Tuy nhiên, do thay đổi mô hình bệnh tật, do sự phát triển của kinh tế - xã hội dẫn đến có sự thay đổi về truyền thống văn hóa, hành vi, lối sống trong từng quốc gia, cũng như trên thế giới nên các chính sách, pháp luật cụ thể của từng hoạt động y tế cũng phải thay đổi cho phù hợp để đáp ứng với yêu cầu QLNN trong từng giai đoạn nhất định. Ví dụ như năm 2007, WHO đã công bố 20 mối nguy hiểm đang đe dọa sức khoẻ của con người nhằm đưa ra những bằng chứng thuyết phục nhất khiến các quốc gia phải định chế hoá các biện


    Danh mục tài liệu tham khảo
    Danh mục tài liệu tiếng Việt
    Báo 1. Nguyễn Thị Báo (2005), "Bảo đảm thực hiện quyền công dân thông qua hoạt động của các cơ quan nhà nước", Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, (7).
    Bàn 2. "Bàn về khái niệm quản lý nhà nước bằng pháp luật". Tạp chí Quản lý nhà nước, (149), tháng 6/2008, tr.15-17.
    Ban 3. Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ (2001), Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001 - 2010, Hà Nội.
    Bộ 4. Bộ Chính trị, Nghị quyết số 46-NQ/TW ngày 23/02/2005 về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới.
    Bộ 5. Bộ Kế hoạch - Đầu tư, Báo cáo tại Hội nghị chuyên đề của Chính phủ về xã hội hóa công tác y tế ngày 18/12/2007.
    Bộ 6. Bộ luật hình sự ngày 21/12/1999 (Điều 8).
    Bộ 7. Bộ Tài chính, Báo cáo tại Hội nghị chuyên đề của Chính phủ về xã hội hóa công tác y tế ngày 18/12/2007.
    Bộ 8. Bộ Y tế và UNICEF, Điều tra về vệ sinh và nguồn nước tháng 3/2008.
    Bộ 9. Bộ Y tế (1996), Chính sách và hệ thống y tế một số nước trên thế giới (Tài liệu tham khảo), Hà Nội.
    Bộ 10. Bộ Y tế, Vụ Pháp chế (2005), Tập hợp hóa các văn bản quy phạm pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, Hà Nội.
    Bộ 11. Bộ Y tế (2005), 60 năm xây dựng và phát triển ngành y tế (1945-2005), NXB Y học, Hà Nội.
    Bộ 12. Bộ Y tế (2007), Báo cáo tại Hội nghị chuyên đề của Chính phủ về xã hội hóa công tác y tế ngày 18/12/2007.
    Bộ 13. Bộ Tư pháp (1998), Quy trình soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật, Hà Nội.
    Bộ 14. Bộ Tư pháp (2005), Chiến lược phát triển hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010.
    Bộ 15. Bộ Tư pháp (2005), Báo cáo tổng thể về đánh giá nhu cầu phát triển toàn diện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010.
    Cương 16. Đàm Viết Cương (2005), Báo cáo dẫn đề về quản lý nhà nước về y tế, Tài liệu Hội thảo Quản lý nhà nước về y tế - Nội dung nghiên cứu và phương pháp tiếp cận ngày 23/8/2005, Hà Nội.
    Cải 17. "Cải cách thể chế hành chính trong lĩnh vực y tế". Tạp chí Quản lý nhà nước, (133), tháng 2/2007, tr.26-29.
    Cảm 18. Lê Cảm (2001), "Nhà nước pháp quyền: Các nguyên tắc cơ bản", Tạp chí nghiên cứu lập pháp, (8).
    Cầu 19. Hoàng Đình Cầu (1982), Y xã hội học, NXB Y học, Hà Nội.
    Chiến 20. Chiến lược chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân giai đoạn 2001 - 2010.
    Chiến 21. Trần Thị Trung Chiến (2003), Xây dựng y tế Việt Nam công bằng và phát triển, NXB Y học, Hà Nội.
    Chính 22. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Tờ trình Quốc hội về Dự án Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007.
    Chính 23. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Tờ trình Quốc hội về Dự án Luật Bảo hiểm y tế năm 2008.
    Dơn 24. Đơn vị chính sách, Bộ Y tế (2007), Tổ chức và quản lý hệ thống y tế Việt Nam.
    Dương 25. Trần Ngọc Đường (Chủ biên) (1999), Lý luận chung về Nhà nước và Pháp luật, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    Dương 26. Trần Ngọc Đường (Chủ biên) (1999), Bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    Dai 27. Đại học Quốc gia Hà Nội (1997), Giáo trình Nhà nước và pháp luật đại cương, Hà Nội.
     
Đang tải...