Luận Văn Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với lĩnh vực bảo vệ rừng ở Việt nam hiện nay (Luận văn 115 trang

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Ngày nay, sự phát triển của khoa học và kỹ thuật đang diễn ra nhanh chóng, đời sống kinh tế của con người đã và đang được cải thiện đáng kể nhưng chúng ta đang phải đối mặt với những thách thức của sự phát triển. Đó là nguy cơ suy giảm từng ngày, từng giờ các nguồn tài nguyên thiên nhiên và sự suy thoái các yêu tố căn bản của môi trường sống.
    Tài nguyên rừng - một trong những nguồn tài nguyên có khả năng tự tái tạo và có tính quyết định trong việc duy trì cân bằng sinh thái toàn cầu, đang đứng trước nguy cơ bị suy thoái nghiêm trọng cả về lượng và chất. Mỗi năm có khoảng 17 triệu ha rừng bị tàn phá và biến mất trên bề mặt trái đất. Tại Đông Nam Á, độ che phủ của rừng chỉ còn dưới 20% vào năm 1982 và con số này đang giảm theo tỷ lệ 0,6% mỗi năm. Các nhà khoa học đã cảnh báo, mất rừng không chỉ đơn thuần là sự suy giảm một nguồn tài nguyên mà nó còn gây ra những hậu quả nghiêm trọng như quá trình sa mạc hoá; các thiên tai như lũ lụt, lở đất, hạn hán; và các tác hại về môi trường sinh thái như phá hoại sinh cảnh, tuyệt chủng các loài sinh vật, ô mhiễm nguồn nước [30, tr. 437].

    Việt Nam trong quá trình hội nhập và phát triển cũng đang đứng trước những nguy cơ khủng hoảng về môi trường sinh thái và tài nguyên thiên nhiên. Cho đến nay, bên cạnh việc đem lại lợi ích kinh tế, chúng ta không thể phủ nhận được vai trò cực kỳ quan trọng của rừng nước ta trong việc giữ đất, giữ nước, điều hoà không khí và bảo vệ môi trường sinh thái. Trước những biến đổi về môi trường trong thời gian qua, chúng ta càng hiểu được tầm quan trọng của rừng. Quản lý rừng bền vững đã được nhận thức như một chiến lược vì mục tiêu tồn tại lâu dài của con người và thiên nhiên.

    Tuy nhiên xuất phát từ những khó khăn về đất đai, tư liệu sản xuất, tập quán canh tác và cả nhận thức, hàng năm, hàng nghìn ha rừng vẫn bị chặt phá, các sản phẩm từ rừng vẫn bị khai thác một cách bất hợp pháp. Đáng nghiêm trọng là những vụ phá rừng tập thể nhằm chuyển đổi mục đích kinh doanh vì mục tiêu trước mắt, rồi những vụ buôn bán các sản vật từ rừng diễn ra với quy mô lớn, bất chấp pháp luật về quản lý và bảo vệ rừng. Do nhu cầu phát triển kinh tế, nhiều diện tích rừng đã bị phá cho việc phát triển cơ sở hạ tầng như đường sá, trang trại hoặc đất nông nghiệp, các đô thị và khu công nghiệp, . Hơn nữa, do cơ chế chính sách và quan trọng hơn là do hệ thống pháp luật về quản lý rừng chưa đồng bộ, chưa theo kịp với tốc độ phát triển của xã hội và chưa đáp ứng được yêu cầu về quản lý bảo vệ rừng (QLBVR), đã dẫn đến những hoạt động phá hoại rừng ở nhiều nơi mà không thể kiểm soát. Bên cạnh đó, cơ cấu tổ chức và cơ chế vận hành của hệ thống quản lý hành chính lâm nghiệp, đội ngũ cán bộ công chức hành chính lâm nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi về QLBVR trong giai đoạn hiện nay làm cho hệ thống pháp luật về QLBVR không phát huy được hiệu lực.

    Với thực tế trên, việc đánh giá thực trạng vai trò pháp luật trong quản lý nhà nước (QLNN) đối với lĩnh vực bảo vệ rừng ở nước ta là hết sức cần thiết và có ý nghĩa vô cùng to lớn cả về lý luận và thực tiễn. Chính vì vậy, tác giả đã tiến hành thực hiện đề tài: “QLNN bằng pháp luật đối với lĩnh vực bảo vệ rừng ở Việt Nam hiện nay” nhằm đóng góp một phần trong việc nâng cao hơn nữa vai trò của pháp luật trong quản lý và bảo vệ rừng ở nước ta hiện nay.
    2. Tình hình nghiên cứu
    Việt Nam đang bước vào sự chuyển đổi từ cơ chế quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường, cùng với sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội Vì vậy, vấn đề cơ chế quản lý và vai trò của pháp luật trong quản lý nhà nước ngày càng được đề cao, với mục đích xây dựng, hướng tới xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, và vì dân. Chính vì vậy, đã công trình nghiên cứu về vai trò của pháp luật trong quản lý nhà nước đối với một số lĩnh vực của đời sống xã hội và đã đề cập được phần nào những vấn đề lý luận và thực tiễn trong một số lĩnh vực nhất định. Căn cứ vào vấn đề nghiên cứu, tác giả chia những công trình nghiên cứu khoa học ra làm 2 nhóm sau:
    Nhóm 1: Nghiên cứu về vai trò của pháp luật trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội và QLNN bằng pháp luật trong nền kinh tế thị trường
    Những công trình khoa học này chủ yếu đi sâu vào nghiên cứu những vấn đề lý luận, thực trạng của pháp luật, của QLNN bằng pháp luật trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội, trong thời kỳ đổi mới của Việt Nam hiện nay, như: Luận án tiến sĩ “Vai trò của pháp luật trong việc đảm bảo công bằng xã hội ở Việt Nam hiện nay” của Vũ Anh Tuấn, năm 2001; “Pháp luật của nhà nước trong cơ chế thị trường ở Việt nam hiện nay” của PGS.TS. Trần Ngọc Đường (1992); luận văn thạc sĩ luật học “Vai trò của pháp luật tố tụng hành chính ở Việt nam hiện nay” của Quách Trung Thành, năm 2005; luận án tiến sĩ luật học “Tăng cường QLNN bằng pháp luật đối với đất đai ở Việt Nam hiện nay” của Nguyễn Cảnh Quý, năm 2003.
    Một số công trình nghiên cứu đã hệ thống hoá được cơ sở lý luận về pháp luật, bản chất của pháp luật, hoàn thiện pháp luật, về vấn đề pháp chế trong điều kiện xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Đồng thời đề xuất được các quan điểm và giải pháp xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật trong công cuộc xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
    Dự án VIE/94/003 “Tăng cường năng lực pháp luật Việt Nam” do Chương trình Phát triển của Liên hiệp quốc (UNDP) tài trợ về kỹ thuật và tài chính, Bộ Tư pháp là chủ dự án, thời gian thực hiện từ 1994 đến 1998. Dự án tập trung nghiên cứu khung pháp luật kinh tế trong nền kinh tế thị trường ở Việt nam hiện hành, đề xuất kiến nghị và biện pháp bảo đảm khung pháp luật kinh tế tại “Báo cáo kiến nghị về xây dựng và hoàn thiện khung pháp luật kinh tế Việt Nam”.
    Đề tài KX 03.13 về “Luận cứ khoa học cho việc hoàn thiện và xây dựng hệ thống pháp luật và quản lý kinh tế bằng pháp luật” do Viện nghiên cứu khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp chủ trì, năm 1994. Đề tài đi sâu nghiên cứu vấn đề cơ bản để nhằm xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh tế và quản lý kinh tế bằng pháp luật, đề xuất quan điểm xây dựng pháp luật kinh tế của Việt nam.
    Nhóm 2: Những nghiên cứu về pháp luật và QLNN bằng pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ rừng
    Báo cáo tư vấn “Xem xét năng lực thừa hành pháp luật và xác định nhu cầu đào tạo của chủ thể quản lý khu rừng đặc dụng” của PGS.TS. Lê Hồng Hạnh (2003). Báo cáo này đã đưa ra các kết quả điều tra về trình độ pháp lý của cán bộ nhà nước quản lý các khu rừng đặc dụng, đề xuất các biện pháp đào tạo nâng cao năng lực thừa hành pháp luật của chủ thể quản lý các khu rừng đặc dụng.
    Dự án hợp tác quốc tế do chính phủ Cộng hoà liên bang Đức tài trợ cho Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNT) về “Cải cách hành chính Lâm nghiệp” đang được thực hiện tại Việt Nam từ năm 2000 đến năm 2006. Mục đích nghiên cứu của dự án này là hoàn thiện hệ thống các cơ quan QLNN về Lâm nghiệp.
    Luận văn thạc sĩ luật học “Một số vấn đề cơ bản về pháp luật bảo vệ rừng ở Việt Nam hiện nay” của Nguyễn Thanh Huyền, năm 2004. Tác giả này nghiên cứu một số vấn đề cơ bản của pháp luật bảo vệ rừng, đề xuất các giải pháp đổi mới, hoàn thiện pháp luật bảo vệ rừng.
    Luận văn thạc sĩ luật học “Quản lý nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ rừng ở việt nam hiện nay” của Hà Công Tuấn, 2002. Tác giả nhấn mạnh trong các công cụ quản lý nhà nước nói chung và quản lý bảo vệ rừng nói riêng thì công cụ pháp luật pháp luật đóng một vai trò rất quan trọng.
    Luận văn thạc sĩ luật học “Tổ chức và hoạt động của ngành Kiểm lâm ở nước ta hiện nay” của Nguyễn Văn Vân, năm 2001. Đề tài này tác giả tập trung nghiên cứu cơ cấu tổ chức và hoạt động của ngành Kiểm lâm theo Luật Bảo vệ và phát triển rừng (BV&PTR) năm 1991 và Nghị định 39/CP ngày 18 tháng 05 năm 1994 về hệ thống tổ chức và hoạt động, nhiệm vụ quyền hạn của Kiểm lâm, cho thấy được vai trò nòng cốt của lực lượng Kiểm lâm trong việc bảo vệ rừng, đề xuất đổi mới tổ chức và hoạt động của ngành Kiểm lâm hiện nay.
    Luận văn thạc sĩ luật học “Quyền hạn điều tra của Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm trong tố tụng hình sự” của Nguyễn Đình Long, năm 2000; “Pháp luật bảo vệ môi trường rừng ở Việt nam thực trang và phương hướng hoàn thiện” của Nguyễn Hải Âu, năm 2001. Ngoài ra còn nhiều bài viết trên các tạp chí, báo và các tham luận trong hội thảo của nhiều tác giả đề cập đến vấn đề này ở các góc độ tiếp cận khác nhau.
    Tuy nhiên, những công trình nói trên chỉ nghiên cứu ở các khía cạnh hay chỉ đề cập tới những vấn đề có liên quan tới vai trò của pháp luật trong QLNN đối với lĩnh vực bảo vệ rừng, mà chưa có công trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ, có hệ thống cả mặt lý luận và thực tiễn vai trò của pháp luật trong QLNN đối với lĩnh vực bảo vệ rừng ở nước ta hiện nay. Có thể nói, đây là lần đầu tiên vai trò của pháp luật trong QLNN đối với lĩnh vực bảo vệ rừng được tiếp cận dưới góc độ lý luận nhà nước và pháp quyền một cách toàn diện, có hệ thống cả phương diện lý luận và thực tiễn.
    3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
    * Mục tiêu nghiên cứu:
    Mục tiêu của luận văn là nghiên cứu, làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về vai trò của pháp luật trong QLNN đối với lĩnh vực bảo vệ rừng, từ đó đề xuất được một số phương hưóng và giải pháp cơ bản về vai trò của pháp luật trong QLNN đối với lĩnh vực bảo vệ rừng.
    * Nhiệm vụ nghiên cứu:
    - Hệ thống hoá được cơ sở lý luận về pháp luật trong QLNN đối với lĩnh vực bảo vệ rừng.
    - Đánh giá được tình hình thực thi pháp luật trong QLNN đối với lĩnh vực bảo vệ rừng ở Việt Nam hiện nay.
    - Đề xuất được một số phương hướng và giải pháp có tính khả thi nhằm nâng cao vai trò của pháp luật trong QLNN đối với lĩnh vực bảo vệ rừng.
    4. Đối tưng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
    Trong luận văn này, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu lý luận và thực trạng vai trò của pháp luật trong quản lý nhà nước đối với lĩnh vực bảo vệ rừng trên cơ sở phân tích, đánh giá nội dung cơ bản của pháp luật trong QLNN đối với lĩnh vực bảo vệ rừng ở Việt Nam (các quy định về cơ cấu tổ chức của các cơ quan QLBVR; hoạt động của các cơ quan trong QLBVR; các quy định về xã hội hoá công tác bảo vệ rừng; các quy định về thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật bảo vệ rừng). Trên cơ sở phân tích thực trạng vai trò của pháp luật trong QLNN đối với lĩnh vực bảo vệ rừng, từ đó rút ra những kết luận làm cơ sở cho việc đề ra những phương hướng và giải pháp nâng cao vai trò pháp luật trong QLNN đối với lĩnh vực bảo vệ rừng.
    5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
    * Cở sở lý luận của luận văn:
    Luận văn này được nghiên cứu trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác- Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về lý luận nhà nước và pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ rừng.
    * Phương pháp nghiên cứu:
    Luận văn sử dụng các phương pháp cụ thể: Lịch sử cụ thể; phân tích tổng hợp; nghiên cứu hệ thống kết hợp phỏng vấn.
    6. Những đóng góp mới về khoa học mới của luận văn
    - Luận văn luận giải và bổ sung về mặt lý luận các khái niệm, đặc điểm, nội dung và một số yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của pháp luật trong QLNN đối với lĩnh vực bảo vệ rừng.
    - Đánh giá thực trạng vai trò của pháp luật trong QLNN đối với lĩnh vực bảo vệ rừng, chỉ ra những kết quả đã đạt được, những hạn chế của pháp luật trong QLNN đối với lĩnh vực bảo vệ rừng trong thời gian qua.
    - Đề xuất các phương hướng và giải pháp cơ bản nhằm nâng cao vai trò của pháp luật trong QLNN đối với lĩnh vực bảo vệ rừng.
    7. Ý nghĩa của luận văn
    Luận văn sẽ đóng góp một số vấn đề lý luận về vai trò của pháp luật trong QLNN đối với lĩnh vực bảo vệ rừng có thể giúp cho các nhà hoạch định chính sách, nhà lập pháp và những người làm công tác nghiên cứu có thêm một phần thông tin lý luận về vai trò của pháp luật trong QLNN đối với lĩnh vực bảo vệ rừng, từ đó đóng góp vào việc xây dựng, tổ chức thực hiện và bảo vệ pháp luật. Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho sinh viên các trường chuyên luật hoặc không chuyên luật, cho học viên đang học tập trong hệ thống các trường chính trị, cho những người quan tâm nghiên cứu về pháp Luật BV&PTR và vai trò của pháp luật trong QLNN đối với lĩnh vực bảo vệ rừng.
    8. Kết cấu của luận văn
    Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn bao gồm 3 chương, 10 tiết.

    MỤC LỤC


    [TABLE="width: 588"]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD]Trang[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]MỞ ĐẦU[/TD]
    [TD]1[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA PHÁP LUẬT TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI LĨNH VỰC BẢO VỆ RỪNG [/TD]
    [TD]8[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1.1. Khái niệm, đặc điểm, nội dung của pháp luật trong quản lý nhà nước đối với lĩnh vực bảo vệ rừng.[/TD]
    [TD]8[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1.2. Vai trò của pháp luật trong quản lý nhà nước đối với lĩnh vực bảo vệ rừng[/TD]
    [TD]21[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của pháp luật trong quản lý nhà nước đối với lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng[/TD]
    [TD]37[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Chương 2: THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA PHÁP LUẬT TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI LĨNH VỰC BẢO VỆ RỪNG [/TD]
    [TD]45[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2.1. Thực trạng vai trò của pháp luật trong quản lý nhà nước đối với cơ cấu tổ chức của các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ rừng[/TD]
    [TD]45[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2.2. Thực trạng vai trò của pháp luật trong quản lý nhà nước đối với cơ cấu hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước trong bảo vệ rừng [/TD]
    [TD]50[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2.3. Thực trạng vai trò của pháp luật đối với xã hội hoá công tác bảo vệ rừng[/TD]
    [TD]61[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2.4. Thực trạng vai trò của pháp luật đối với hoạt động thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật bảo vệ rừng[/TD]
    [TD]64[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2.5. Nguyên nhân làm hạn chế vai trò của pháp luật trong quản lý nhà nước đối với lĩnh vực bảo vệ rừng ở Việt Nam [/TD]
    [TD]72[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA PHÁP LUẬT TRONG QUẢN LÍ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI LĨNH VỰC BẢO VỆ RỪNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY[/TD]
    [TD]78[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3.1. Phương hướng nâng cao vai trò của pháp luật trong quản lý nhà nước đối với lĩnh vực bảo vệ rừng ở Vỉệt Nam hiện nay[/TD]
    [TD]78[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3.2. Những giải pháp nhằm nâng cao vai trò của pháp luật trong quản lý nhà nước đối với lĩnh vực bảo vệ rừng ở Việt nam hiện nay[/TD]
    [TD]86[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]KẾT LUẬN[/TD]
    [TD]107[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO[/TD]
    [TD]109[/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]

    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

    ASEAN Hiệp hội các nước Đông nam Á
    ADB Ngân hàng phát triển châu Á
    BV&PTR Bảo vệ và phát triển rừng
    CBD Công ước đa dạng sinh học
    CITES Công ước buôn bán các loài động thực vật hoang dã xó nguy cơ bị de doạ, 1973
    CHXHCN Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
    EU Cộng đồng châu Âu
    FAO Tổ chức nông nghiệp và lương thực Liên hiệp quốc
    IUCN Hiệp hội quốc tế về bảo tồn thiên nhiên
    NN$PTNN Nông nghiệp và phát triển nông thôn
    QLNN Quản lý nhà nước
    QLBVR Quản lý bảo vệ rừng
    REAS Dự án cải cách hành chính
    RAMSAR Công ước Quốc tế về bảo vệ các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế, 1971
    SIDA Cơ quan phát triển quốc tế Thụy Điển
    SFDP Dự án phát triển lâm nghiệp xã hội
    UBND Uỷ ban nhân dân
    UNDP Chương trình phát triển Liên hiệp quốc
    WB Ngân hàng thế giới
    WWF Quỹ bảo tồn động vật hoang dã Thế giới
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


    1. Nguyễn Hải Âu (2001), Pháp luật bảo vệ môi trường rừng ở Việt Nam thực trạng và phương hướng hoàn thiện, luận văn thạc sĩ luật học, Hà Nội.
    2. Ban Chỉ đạo Kiểm kê rừng Trung ương (1999), Báo cáo kết quả tổng Kiểm kê rừng toàn quốc.
    3. Ban Tư tưởng – Văn hoá Trung ương và Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2002), Con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
    4. Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 2/6/2005 về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020.
    5. Bộ Luật hình sự (2006), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    6. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (1999), Tài liệu về rừng của nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa; Luật về rừng của Myanmar, Dự án "Hỗ trợ xây dựng chính sách và thể chế lâm nghiệp".
    7. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (1999), Luật về rừng của Mông Cổ, Dự án "Hỗ trợ xây dựng chính sách và thể chế lâm nghiệp".
    8. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (1999), Dự thảo Luật Lâm nghiệp cộng đồng của Thái Lan, Dự án "Hỗ trợ xây dựng chính sách và thể chế lâm nghiệp".
    9. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2000), Báo cáo tóm tắt kết quả Kiểm kê rừng theo chỉ thị 268 TTg của Thủ tướng Chính phủ, Hà Nội.
    10. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2001), Chiến lược phát triển Lâm nghiệp giai đoạn 2001-2010.
    11. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2004), Những sửa đổi cơ bản của Luật Bảo vệ và phát triển rừng.
    12. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2004), Chương trình hỗ trợ ngành Lâm nghiệp và đối tác, cẩm nang ngành lâm nghiệp, chương hành chính và thể chế ngành Lâm nghiệp, tổ chức hợp tác kỹ thuật Đức.
    13. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2005), Chương trình hành động bảo vệ rừng đến 2010.
    14. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2005), Khoa học công nghệ nông nghiệp và phát triển nông thôn, 20 năm đổi mới, Tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    15. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2006), Dự thảo lần thứ 5, chiến lược phát triển Lâm nghiệp giai đoạn 2006-2020.
    16. Bộ Tư pháp và chương trình phát triển Liên Hiệp quốc (1998), Báo cáo kiến nghị xây dựng và hoàn thiện khung pháp luật kinh tế, Dự án VIE/94/003 (Tăng cường năng lực pháp luật Việt Nam từ năm 1994 đến 1998).
    17. Bộ Tư pháp (2002), Chiến lược phát triển hệ thông pháp luật đến năm 2010.
    18. Chính phủ (2004), Nghị định số 139/2004 NĐ - CP về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.
    19. Chính phủ (2006), Nghị định số 23/2006/NĐ-CP về thi hành Luật BV$PTR.
    20. Cục Kiểm lâm, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (1994), Văn bản pháp quy về quản lý rừng bảo vệ rừng quản lý lâm sản, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
    21. Cục Kiểm lâm, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (1996), Giao đất lâm nghiệp, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
    22. Cục Kiểm lâm, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2000), Văn bản pháp quy về lâm nghiệp, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
    23. Cục Kiểm lâm (2001), Tài liệu Kiểm tra chất lượng Hạt Kiểm lâm.
    24. Vũ Văn Dũng (2002), Báo cáo đề xuất hệ thống phân hạng các khu bảo tồn thiên nhiên của Việt Nam, Dự án "Tăng cường năng lực quản lý các khu bảo tộn Việt nam", Cục Lâm nghiệp, Hà Nội.
    25. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    26. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Hà Nội.
    27. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị lần thứ 3 Ban chấp hành Trung ương khoá VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    28. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    29. Đại học Kinh tế quốc dân, Khoa Khoa học quản lý (1999), Giáo trình khoa học quản lý, Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.
    30. Đại học Luật Hà Nội (2004), Giáo trình Luật quốc tế, Nxb Công An nhân dân, Hà Nội.
    31. Đại học Luật Hà Nội (2005), Giáo trình lý luận nhà nước và pháp luật, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
    32. Đại học Luật Hà Nội (2005), Giáo trình Luật Hành chính Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
    33. PGS.TS Trần Ngọc Đường (1992), "Pháp luật trong cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước", Nghiên cứu lý luận, (4).
    34. Lê Văn Hà (2002), Trách nhiệm hình sự đối với tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng và vấn đề đấu tranh và phòng ngừa tội phạm này trên địa bàn tỉnh Gia Lai, Luận văn thạc sĩ Luật học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
    35. PGS.TS Lê Hồng Hạnh (2001), Báo cáo xem xét năng lực thừa hành pháp luật và xác định nhu cầu đào tạo của các chủ thể quản lý và bảo vệ các khu rừng đặc dụng, D án "Tăng cường năng lực quản lý các khu bảo tồn Việt Nam", Cục Kiểm lâm, Hà Nội.
    36. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2004), Tài liệu học tập và nghiên cứu môn lý luận chính trị, Hà Nội.
    37. Hội Khoa học kỹ thuật Lâm nghiệp Việt Nam (1995), Các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
    38. Nguyễn Thanh Huyền (2005), Một số vấn đề cơ bản về pháp luật bảo vệ rừng ở Việt Nam hiện nay, Luận văn thạc sĩ Luật học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
    39. Insun Yu (1994), Luật và xã hội Việt Nam thế kỷ XVII - XVIII, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
    40. ITTO (1991), Report of working group on ITTO guidelines for the establishment and sustainable management of planted tropical forests, Yokohama, Japan.
    41. Nguyễn Đình Long (2000), Quyền hạn điều tra của Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm trong tố tụng hình sự, Luật văn thạc sĩ Luật học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
    42. Trần Đức Lương (2002), “Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân, ngày càng trong sạch, vững mạnh là nhiệm vụ thường xuyên của Đảng, nhà nước và nhân dân ta”, Tạp chí Cộng sản, (1), tr.6-11.
    43. Trần Đức Lương (2002), “ Đẩy mạnh cải cách Tư pháp đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa”, Tạp chí Cộng sản, (10), tr.3-9, 15.
    44. Tô Đình Mai (1999), "Cải cách và phát triển Lâm nghiệp ở Trung Quốc", Tạp chí Lâm nghiệp, (12), tr.45-46.
    45. C.Mác và Ph.Ăngghen (1993), Toàn tập, Tập 23, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    46. Hồ Chí Minh (1989), Toàn tập, Tập 8, Nxb Sự thật, Hà Nội.
    47. Hồ Chí Minh (1989), Toàn tập, Tập 9, Nxb Sự thật, Hà Nội.
    48. Hồ Chí Minh (1989), Toàn tập, Tập 10, Nxb Sự thật, Hà Nội.
    49. Một số kết quả hành động năm 2004, Bản tin Kiểm lâm số 1-2, năm 2005.
    50. Phạm Duy Nghĩa (25/6/2001), "Đưa pháp luật vào cuộc sống", Báo Lao động điện tử.
    51. Nguyễn Như Phương và Vũ Văn Dũng (2001), Đánh giá các văn bản pháp luật và chính sách liên quan đến công tác quản lý các khu rừng đặc dụng tại Việt Nam, Dự án "Tăng cường năng lực quản lý các khu bảo tồn Việt Nam", Cục Kiểm lâm, Hà Nội.
    52. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1997), Luật Môi trường, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
    53. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam(2002), Luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật ban hành quy phạm pháp luật.
    54. Quốc Hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2004), Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi), Luật Tổ chức Quốc hội 2001, Luật Tổ chức Chính phủ 2001, Luật Tổ chức Toà án nhân dân năm 2002, Luật Tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân 2002, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    55. Thủ tướng Chính phủ (2000), Báo cáo sơ kết 3 năm thực hiện chỉ thị 286 TTg và 287 TTg.
    56. Hà Công Tuấn (2001), "Xã hội hoá công tác bảo vệ rừng – Một chiến lước lâu dài", Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn, (10).
    57. Hà Công Tuấn (2001), "Thực trạng quản lý rừng cộng đồng ở Việt Nam", Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn, (12).
    58. Hà Công Tuấn (2001), "Những vấn đề cấp bách sớm phải điều chỉnh về thẩm quyền tố tụng hình sự của Kiểm lâm", Báo Nông nghiệp Việt Nam, (174).
    59. Hà Công Tuấn (2002), Quản lý nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ rừng ở Việt Nam hiện nay, Luận văn thạc sĩ Luật học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
    60. Hà Công Tuấn (2006), Quản lý nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ rừng ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ Luật học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
    61. Nguyễn Đình Tư (2004), Báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài “Tổng kết, xây dựng quy ước bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng ở thôn bản vùng lòng hồ thuỷ điện sông Đà Tỉnh Hoà Bình”, Dự án 661 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...