Thạc Sĩ Quản lý nguồn vốn từ Chương trình 135 trên địa bàn tỉnh Bắc Giang

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 24/11/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI CẢM ƠN

    Trước hết cho phép em được tỏ lòng biết ơn đến các thầy giáo, cô giáo khoa
    Kinh tế chính trị trường Đại học kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội đã dạy và giúp
    đỡ em trong suốt khoá học thạc sỹ.
    Em xin xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến giáo viên hướng dẫn TS. Nguyễn
    Thị Bích Như đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn, đóng góp ý kiến quý báu để em hoàn
    thành luận văn.
    Lời cảm ơn đặc biệt đến thày giáo TS Trần Đức Hiệp đã giúp đỡ, hướng dẫn
    em trong thời gian nghiên cứu, hoàn thành luận văn thạc sỹ này.
    Lời cảm ơn chân thành xin được gửi tới Ban Dân tộc tỉnh, Văn phòng UBND
    tỉnh Bắc Giang, các Sở ngành thuộc UBND tỉnh Bắc Giang, UBND các huyện Lục
    Nam, Lục Ngạn, Sơn Động, Yên Thế, các cá nhân và các phòng, ban ngành chức
    năng của 4 huyện đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu luận văn.
    Tôi xin trân trọng cảm ơn gia đình, bạn bè và những người thân đã hỗ trợ,
    giúp đỡ tôi thực hiện luận văn này.

    Hà Nội, ngày 15 tháng 10 năm 2015
    HỌC VIÊN



    Lê Xuân Ngọc




    MỤC LỤC

    DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT . i
    DANH MỤC BẢNG BIỂU . ii
    PHẦN MỞ ĐẦU . 3
    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, NHỮNG VẤN ĐỀ
    LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NGUỒN VỐN TỪ CHƯƠNG
    TRÌNH 135 . 7
    1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài . 7
    1.1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới 7
    1.1.2. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam 9
    1.2. Cơ sở lý luận về quản lý nguồn vốn từ Chương trình 135 . 13
    1.2.1. Khái quát về Chương trình 135 . 13
    1.2.2. Quản lý nguồn vốn từ Chương trình 135 22
    1.2.3. Chủ thể quản lý nguồn vốn 135 tỉnh Bắc Giang . 34
    1.3. Kinh nghiệm quản lý nguồn vốn từ Chương trình 135 của một số địa phương . 34
    1.3.1. Kinh nghiệm quản lý nguồn vốn 135 tại tỉnh Hà Giang . 34
    1.3.2. Kinh nghiệm quản lý nguồn vốn 135 tại tỉnh Thanh Hóa . 37
    1.3.3. Bài học rút ra cho tỉnh Bắc Giang . 40
    1.4. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả quản lý nguồn vốn 135 41
    CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 44
    2.1. Một số phương pháp nghiên cứu chủ yếu 44
    2.2. Đặc điểm tỉnh Bắc Giang . 44
    2.3. Một số lợi thế kinh tế của tỉnh Bắc Giang 47
    2.4. Địa điểm nghiên cứu . 48
    2.5. Đặc điểm cơ quan thường trực quản lý nguồn vốn 135 tỉnh Bắc Giang 49
    CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGUỒN VỐN TỪ CHƯƠNG TRÌNH
    135 TẠI TỈNH BẮC GIANG 50
    3.1. Khái quát về nguồn vốn từ chương trình 135 tỉnh Bắc Giang 50

    3.1.1. Nguồn vốn 135 đầu tư giai đoạn II (2006-2010) 50
    3.1.2. Nguồn vốn được đầu tư từ năm 2011 đến 2013 50
    3.1.3. Nguồn vốn được đầu tư năm 2014 51
    3.2. Tình hình quản lý nguồn vốn 135 tỉnh Bắc Giang (2006-2014) . 51
    3.2.1. Quy hoạch nguồn vốn hay lập dự toán . 51
    3.2.2. Phân bổ nguồn vốn 55
    3.2.3. Phê duyệt, đầu tư, thực thi và quyết toán nguồn vốn 75
    3.2.4. Kiểm tra giám sát 76
    3.3. Đánh giá chung . 79
    3.3.1. Kết quả đạt được . 79
    3.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân . 81
    CHƯƠNG 4: MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN
    LÝ NGUỒN VỐN TỪ CHƯƠNG TRÌNH 135 Ở TỈNH BẮC GIANG . 86
    4.1. Bối cảnh phát triển mới của Bắc Giang 86
    4.2. Định hướng công tác quản lý nguồn vốn 135 . 87
    4.3. Mục tiêu quản lý nguồn vốn 135 . 88
    4.4. Một số giải pháp tăng cường quản lý nguồn vốn 135 90
    4.4.1. Nâng cao chất lượng quản lý nguồn vốn 135 tỉnh Bắc Giang 90
    4.4.2. Nâng cao chất lượng công tác phân bổ nguồn vốn 94
    4.4.3. Nâng cao chất lượng công tác quyết toán nguồn vốn 94
    4.4.4. Tăng cường công tác bồi dưỡng, đào tạo cán bộ làm công tác quản lý
    nguồn vốn . 95
    4.4.5. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra quản lý và sử dụng nguồn vốn 95
    4.4.6. Thực hiện tốt công tác giám sát cộng đồng và công khai tài chính 97
    4.4.7. Tăng cường phân cấp quản lý các dự án thuộc chương trình 98
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ . 99
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 101

    i

    DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

    STT Từ viết tắt Nguyên nghĩa
    1 CSHT Cơ sở hạ tầng
    2 CT Chương trình
    3 ĐBKK Đặc biệt khó khăn
    4 KT – XH Kinh tế xã hội
    5 NSNN Ngân sách nhà nước
    6 NSTW Ngân sách trung ương
    7 THCS Trung học cơ sở
    8 TSCĐ Tài sản cố định
    9 TSLĐ Tài sản lưu động
    10 UBND Ủy ban nhân dân




    ii

    DANH MỤC BẢNG BIỂU

    Stt Bảng Nội dung Trang
    1 Bảng 3.1 Xây dựng CSHT chương trình 135 giai đoạn 2006 – 2010 53
    2 Bảng 3.2 Xây dựng CSHT chương trình 135 giai đoạn 2011 – 2015 55
    3 Bảng 3.3
    Phân bổ nguồn vốn chương trình 135 giai đoạn 2006 –
    2010
    58
    4 Bảng 3.4
    Kết quả thực hiện các chỉ tiêu dự án hỗ trợ phát triển
    sản xuất của chương trình 135 giai đoạn 2006 - 2010
    60
    5 Bảng 3.5
    Kết quả thực hiện các chỉ tiêu dự án hỗ trợ phát triển
    cơ sở hạ tầng thuộc Chương trình 135 giai đoạn 2006-
    2010
    61
    6 Bảng 3.6
    Kết quả thực hiện các chỉ tiêu dự án đào tạo, bồi
    dưỡng nâng cao năng lực cán bộ xã, thôn và cộng
    đồng của chương trình 135 giai đoạn 2006 – 2010
    65
    7 Bảng 3.7
    Kết quả thực hiện các chỉ tiêu hỗ trợ các dịch vụ, cải
    thiện và nâng cao đời sống nhân dân, trợ giúp pháp lý
    của chương trình 135 giai đoạn 2006 – 2010
    67
    8 Bảng 3.8
    Phân bổ nguồn vốn chương trình 135 giai đoạn 2011 –
    2015
    69
    9 Bảng 3.9
    Kế hoạch thực hiện hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc
    chương trình 135 năm 2015
    72
    10 Bảng 3.10
    Kết quả thực hiện phân bổ nguồn vốn dự án hỗ trợ đầu tư
    CSHT các xã, thôn, bản ĐBKK giai đoạn 2011 – 2013
    73
    3

    PHẦN MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Vấn đề nghèo đói hiện nay không chỉ là mối quan tâm của bất kỳ một quốc
    gia nào trên thế giới, mà nó là một vấn đề mang tính toàn cầu. Nó diễn ra ở hầu hết
    các quốc gia trên thế giới, ở cả những nước phát triển và đang phát triển.
    Nhận thấy được tầm quan trọng của vấn đề này đối với sự phát triển của
    nhân loại. Liên Hợp Quốc đã đề ra mục tiêu phát triển thiên niên kỷ, một trong
    những nội dung cơ bản là “triệt để loại bỏ tình trạng bần cùng (nghèo cùng cực và
    thiếu ăn)”. Các mục tiêu này đã được 189 quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc nhất
    trí đạt được trong năm 2015.
    Từ những năm đầu của thập niên 90, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra nhiều
    chủ trương, chính sách nhằm giảm tỷ lệ hộ nghèo trên phạm vi cả nước. Trong
    những năm gần đây, nhiều chính sách đã ra đời nhằm mục tiêu nâng cao đời sống
    của người nghèo. Một trong những chương trình thu hút được sự quan tâm của cộng
    đồng xã hội đó là Chương trình phát triển kinh tế xã hội ở các xã đặc biệt khó khăn,
    miền núi và vùng sâu, vùng xa theo Quyết định số 135/1998/QĐ-TTg ngày 31
    tháng 7 năm 1998 của Thủ tướng chính phủ (gọi tắt là Chương trình 135).
    Bắc Giang là một tỉnh miền núi, kinh tế còn chậm phát triển, đặc biệt là vùng
    đồng bào dân tộc thiểu số vùng sâu vùng xa. Qua giám sát cho thấy, công tác phân bổ
    và quản lý sử dụng nguồn vốn đầu tư Chương trình 135 trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
    được thực hiện sớm và theo đúng quy định của Trung ương; công tác quản lý, điều
    hành, chỉ đạo đã có sự kết hợp giữa chính quyền với các ngành đoàn thể trong việc tổ
    chức triển khai thực hiện, thu hút được đông đảo lực lượng xã hội tham gia. Các công
    trình hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng đã phát huy hiệu quả, thúc đẩy phát triển
    kinh tế - xã hội.
    Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được trên, cũng phải thẳng thắn
    nhìn nhận việc sử dụng nguồn vốn đầu tư cho các dự án đầu tư xây dựng từ nguồn
    vốn 135 còn bộc lộ một số hạn chế như: bố trí nguồn vốn còn dàn trải, kéo dài và
    4

    hiệu quả thấp; công tác lập kế hoạch đầu tư chưa tốt dẫn đến việc phải thay đổi danh
    mục công trình, quản lý theo dõi chưa chặt chẽ, không kịp thời điều chỉnh nguồn
    vốn đầu tư; công tác khảo sát, lập hồ sơ thiết kế kỹ thuật, dự toán công trình của
    đơn vị tư vấn khảo sát thiết kế ở một số công trình còn nhiều sai sót; một số chủ đầu
    tư còn phụ thuộc nhiều vào cơ quan tư vấn, các cơ quan thẩm định và nhà thầu thi
    công; công tác thẩm định chưa thực hiện tốt, việc kiểm tra, kiểm soát tiên lượng nên
    một số sai sót của nhà thầu tư vấn chưa được phát hiện để yêu cầu hoàn chỉnh; công
    tác phê duyệt quyết toán các công trình hoàn thành ở các huyện còn chậm, nhiều sai
    sót và chỉ đạo chưa kiên quyết; việc thực hiện công tác duy tu bảo dưỡng công trình
    sau đầu tư trên địa bàn còn lúng túng, thẩm định dự toán mới thực hiện trên hồ sơ,
    chưa thẩm định được mức độ hư hỏng các hạng mục công trình .
    Đối với dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, nhiều xã triển khai chậm muộn,
    không bảo đảm thời vụ sản xuất, mang tính bình quân chia đều như: Hỗ trợ phân
    bón sai đối tượng ở xã Đông Hưng (Lục Nam); hỗ trợ gà ở Đồng Cốc, xã Giáp Sơn
    (Lục Ngạn). Thậm chí, nhiều cán bộ chuyên môn không nắm bắt được nhu cầu thực
    tế của bà con nông dân cần nuôi con gì, trồng cây gì nên hỗ trợ giống vật nuôi
    không phù hợp, gây lãng phí Theo số liệu điều tra của Bộ Nông nghiệp và Phát
    triển Nông thôn, hiện có 70% số xã trong toàn quốc lập kế hoạch kém nên dự án
    triển khai chậm muộn, không hiệu quả trong đó có tỉnh Bắc Giang. Mặt khác, hầu
    hết các xã thông tin, báo cáo tiến độ thực hiện công trình, dự án lên ban chỉ đạo cấp
    huyện và cơ quan thường trực cấp tỉnh chậm, không đầy đủ theo yêu cầu.
    Do đó, để đánh giá được rõ nét hơn kết quả, thực trạng và đưa ra được giải
    pháp phục vụ công tác quản lý nguồn vốn 135 những năm tiếp theo nhằm nâng cao
    hiệu quả sử dụng nguồn vốn này, tôi đã chọn đề tài: “Quản lý nguồn vốn từ
    Chương trình 135 trên địa bàn tỉnh Bắc Giang” làm đề tài bảo vệ luận văn thạc
    sỹ chuyên ngành Thạc sỹ quản lý kinh tế của mình, với mong muốn có những đóng
    góp thiết thực, cụ thể và hữu ích cho địa phương.
    *Câu hỏi nghiên cứu
    Luận văn này hướng đến trả lời câu hỏi nghiên cứu sau:
    Các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nguồn vốn từ chương trình
    5

    135 của tỉnh Bắc Giang trong thời gian tới là gì?
    2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
    2.1. Mục tiêu
    Trên cơ sở hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động quản lý
    nguồn vốn 135, luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng, kết quả đạt được và
    những tồn tại hạn chế trong việc quản lý nguồn vốn 135 tại tỉnh Bắc Giang, từ đó
    đưa ra những giải pháp tăng cường quản lý nguồn vốn 135 trên địa bàn này .
    2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
    + Nghiên cứu cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về quản lý nguồn vốn từ Chương
    trình 135
    + Đánh giá thực trạng công tác quản lý nguồn vốn 135 trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
    + Đề xuất phương hướng, giải pháp nhằm tăng cường quản lý nguồn vốn 135 tại
    tỉnh Bắc Giang.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    3.1. Đối tượng nghiên cứu
    - Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động quản lý nguồn vốn 135 tỉnh Bắc Giang
    3.2. Phạm vi nghiên cứu
    + Phạm vi về thời gian: Thời gian đánh giá quá trình quản lý nguồn vốn 135
    trên địa bàn tỉnh Bắc Giang từ năm 2006 đến năm 2014 (giai đoạn II (2006 -2010)
    và giai đoạn III ( 2012 - 2015)).
    + Phạm vi về không gian: Vùng ĐBKK của tỉnh Bắc Giang bao gồm 4 huyện:
    Lục Nam, Lục Ngạn, Sơn Động, Yên Thế.
    + Phạm vi về nội dung: Luận văn nghiên cứu hoạt động quản lý nguồn vốn 135
    trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. Nguồn vốn 135 được sử dụng chi hỗ trợ cho các dự án theo
    các nội dung hỗ trợ phát triển sản xuất, hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng và duy tu bảo dưỡng
    công trình. Nguồn vốn 135 đầu tư thực hiện các dự án vùng ĐBKK từ ngân sách đều
    phải quản lý và thanh toán tập trung, thống nhất qua Kho bạc Nhà nước. Đề xuất định
    hướng và các giải pháp quản lý nguồn vốn cho các giai đoạn tiếp theo.
    4. Đóng góp mới của luận văn
    6

    - Hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về hoạt động quản lý nguồn vốn 135.
    - Đưa ra những đánh giá sát thực về thực trạng hoạt động quản lý nguồn vốn 135 trên
    địa bàn tỉnh Bắc Giang, chỉ ra các hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế này.
    - Đề xuất một số định hướng và giải pháp tăng cường quản lý nguồn vốn 135 trên
    địa bàn tỉnh Bắc Giang.
    5. Kết cấu của luận văn
    Với mục đích, đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu đã được xác
    định, nội dung của Luận văn được thiết kế thành 4 chương, cụ thể như sau:
    Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, những vấn đề lý luận và thực
    tiễn về quản lý nguồn vốn từ Chương trình 135.
    Chương 2: Phương pháp nghiên cứu.
    Chương 3: Thực trạng quản lý nguồn vốn 135 tại tỉnh Bắc Giang.
    Chương 4: Định hướng và giải pháp tăng cường quản lý nguồn vốn 135 ở
    tỉnh Bắc Giang.
     
Đang tải...