Luận Văn Quản lý nguồn nhân lực nữ trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội ở Bình Dương hiện nay

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    CNH-HĐH là con đường tất yếu của mọi quốc gia nhằm phát triển kinh tế - xã hội. Để thực hiện CNH-HĐH cần phải huy động mọi nguồn lực cần thiết ở trong và ngoài nước, bao gồm: nguồn nhân lực, nguồn tài lực, công nghệ, tài nguyên thiên nhiên, các ưu thế và lợi thế (về điều kiện địa lý, thể chế chính trị, ). Trong các nguồn này thì nguồn lực con người là quan trọng nhất, quyết định các nguồn lực khác.
    Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, công nghệ và xu thế chuyển nền kinh tế chủ yếu dựa vào nguồn tài nguyên thiên nhiên sang nền kinh tế tri thức đã làm cho lao động trí tuệ trở thành động lực quan trọng thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và trở thành tài nguyên quý giá nhất của mỗi quốc gia, dân tộc. Vì vậy, vấn đề nguồn nhân lực ngày càng giữ vị trí trung tâm đối với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, trong đó có Việt Nam. Con người đang được coi là động lực đồng thời là mục tiêu cuối cùng trong quá trình phát triển của nước ta.
    Với thiên chức của mình, phụ nữ là người đảm nhiệm vai trò “kép”: vừa là lực lượng lao động cơ bản của xã hội, vừa có trách nhiệm trực tiếp tái sản xuất ra con người. Quan tâm đến sự phát triển của phụ nữ nói chung, quản lý, khai thác và bồi dưỡng nguồn nhân lực nữ nói riêng không chỉ là vấn đề nhân đạo của một quốc gia, một xã hội mà còn là đòi hỏi thiết yếu, ảnh hưởng trực tiếp và mạnh mẽ đến sự tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội.
    Trong chiến lược chung về phát triển nguồn nhân lực, xuất phát từ những nhu cầu khách quan và quan điểm mácxít về vai trò của phụ nữ, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn coi phụ nữ là động lực quan trọng của cách mạng Việt Nam. Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều biện pháp, chính sách sử dụng nguồn nhân lực nữ và đã huy động được sức mạnh to lớn của phụ nữ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Định hướng chiến lược của Việt Nam hiện nay là đổi mới và phát triển. Những cơ hội và thử thách đặt ra đã và đang đòi hỏi hơn bao giờ hết mọi tiềm năng quốc gia phải được khai thác hợp lý, trong đó có nguồn nhân lực nữ.
    So với cả nước, Bình Dương là một trong những địa phương có tốc độ tăng trưởng cao với mức tăng GDP bình quân của cả nước, đạt trên 14%/năm. Đóng góp cho sự phát triển chung của tỉnh không thể không kể đến vai trò quan trọng của phụ nữ - chiếm trên 51,9% dân số và 53% lực lượng lao động toàn tỉnh. Chủ trương phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN đã tạo cơ hội cho sự phát triển của phụ nữ, song, cũng đặt ra nhiều khó khăn, thách thức cho phụ nữ trong việc tiếp cận với các cơ hội về việc làm, giáo dục - đào tạo, trong hưởng thụ các thành quả của sự phát triển. Trong khi đó, sự phát triển kinh tế - xã hội hiện nay ở Bình Dương đang yêu cầu ngày càng cao đối với nguồn nhân lực nữ về trình độ chuyên môn, thể lực, kỹ năng lao động .
    Vấn đề đặt ra đối với các nhà nước là phải quản lý khai thác, bồi dưỡng và phát huy tiềm năng nguồn nhân lực nữ tạo động lực cho sự phát triển của tỉnh. Do đó, việc nghiên cứu làm rõ thực trạng nguồn nhân lực nữ, tìm giải pháp để quản lý, bồi dưỡng và phát huy nguồn lực này là vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cấp thiết đối với Bình Dương. Vì thế, tôi chọn vấn đề “Quản lý nguồn nhân lực nữ trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội ở Bình Dương hiện nay” làm đề tài luận văn thạc sĩ Quản lý hành chính công.

    MỤC LỤC

    [TABLE="align: center"]
    [TR]
    [TD="colspan: 3"]
    [/TD]
    [TD]Trang
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD="colspan: 3"]MỞ ĐẦU
    [/TD]
    [TD]1
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD="colspan: 3"]Chương 1: QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC NỮ VỚI SỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
    [/TD]
    [TD]5
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD="colspan: 2"]1.1
    [/TD]
    [TD]Quản lý nguồn nhân lực nữ và những nhân tố tác động đến việc quản lý nguồn nhân lực nữ ở Việt Nam hiện nay
    [/TD]
    [TD]19
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD="colspan: 2"]1.2
    [/TD]
    [TD]Tầm quan trọng của việc quản lý nguồn nhân lực nữ và yêu cầu mới đối với quản lý nguồn nhân lực nữ trong phát triển kinh tế-xã hội ở Việt Nam hiện nay
    [/TD]
    [TD]31
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD="colspan: 3"]Chương 2: NGUỒN NHÂN LỰC NỮ VÀ VIỆC QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC NỮ TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở BÌNH DƯƠNG HIỆN NAY- THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA
    [/TD]
    [TD]32
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2.1.
    [/TD]
    [TD="colspan: 2"]Thực trạng nguồn nhân lực nữ và công tác quản lý nguồn nhân nữ ở Bình Dương hiện nay.
    [/TD]
    [TD]32
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2.2
    [/TD]
    [TD="colspan: 2"]Những vấn đề đặt ra đối với quản lý nguồn nhân lực nữ ở Bình Dương hiện nay.
    [/TD]
    [TD]57
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD="colspan: 3"]Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC NỮ TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở BÌNH DƯƠNG HIỆN NAY
    [/TD]
    [TD]61
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD="colspan: 2"]3.1.
    [/TD]
    [TD]Phương hướng quản lý nguồn nhân lực nữ trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở Bình Dương hiện nay
    [/TD]
    [TD]61
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD="colspan: 2"]3.2.
    [/TD]
    [TD]Những giải pháp chủ yếu để quản lý nguồn nhân lực nữ trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở Bình Dương hiện nay
    [/TD]
    [TD]67
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD="colspan: 3"]KẾT LUẬN
    [/TD]
    [TD]86
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD="colspan: 3"]DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
    [/TD]
    [TD]89
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD="colspan: 3"]PHỤ LỤC
    [/TD]
    [TD]
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...