Tiểu Luận Quản lý nguồn nhân lực mang tính chiến lược

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TIỂU LUẬN

    Đề tài: Quản lý nguồn nhân lực mang tính chiến lược
    Phần I. Lý luận chung
    1. Khái niệm
    a. Chiến lược
    Để hiểu rõ nội dung quản lý nguồn nhân lực mang tính chiến lược trước hết ta cần làm rõ các khái niệm có liên quan.
    Có nhiều định nghĩa khác nhau về cụm từ “chiến lược”
    Có học giả định nghĩa rằng chiến lược là: “sự chỉ dẫn và lối thoát của một tổ chức trong một thời gian dài, cái mà liên kết các nguồn lực của tổ chức với sự thay đổi môi trường của tổ chức, mà cụ thể là, với thị trường của công ty, khách hàng để đáp ứng các mong đợi của giới hữu quan một cách lý tưởng”.
    Theo tác giả Philip Kotler, “chiến lược là chất keo kết dính nhằm vào việc tạo lập và đưa ra một lời xác nhận về giá trị nhất quán và rõ rệt đến thị trường mục tiêu của bạn. Nếu doanh nghiệp không có một lợi thế độc đáo so với các đối thủ cạnh tranh, thì chẳng có lý do gì để tồn tại cả”
    Chiến lược giúp định hướng những bước đi của 1 tổ chức trong một môi trường cụ thể của từng tổ chức . Đó là một quá trình xác định mục đích chiến lược và phân chia hoặc liên kết nguồn lực và nhu cầu. Sự phát triển hiệu quả và việc thực hiện các chiến lược dựa trên những khả năng suy đoán sự phát triển trong dài hạn để vạch ra các lựa chọn (các hậu quả có thể xảy ra), để lựa chọn những chiều hướng hành động vững chắc, để khắc phục với các sự việc nhỏ xảy ra hằng ngày, để thử thách hiện trạng . Chiến lược được miêu tả trong các mục tiêu chiến lược được phát triển và thực hiện trong kế hoạch chiến lược thông qua các quá trình quản trị chiến lược.
    Chiến lược cũng có thể được hiểu là một quá trình phát triển và xác định phương hướng điều hành. Nó cũng thường được mô tả như là vấn đề khoa học, từng bước, kết quả của nó là một văn kiện viết tay chính thức cung cấp hướng dẫn cuối cùng, tin cậy nhất cho dự định dài hạn của tổ chức.
    b. Quản lý nguồn nhân lực (hay quản lý nhân sự)
    Có nhiều góc độ tiếp cận khái niệm quản lý nguồn nhân lực:
    Quản lý nguồn nhân lực là sự tổ hợp toàn bộ mục tiêu, chiến lược và công cụ mà qua đó các nhà quản trị và nhân viên trong doanh nghiệp dùng làm nền tảng cho cung cách ứng xử để phát triển doanh nghiệp

    Quản lý nguồn nhân lực là tất cả các hoạt động, chính sách và các quyết định quản lý liên quan và có ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa doanh nghiệp và cán bộ công nhân viên của nó. Quản lý nguồn nhân lực đòi hỏi phải có tầm nhìn chiến lược và gắn với chiến lược hoạt động của công ty

    Quản lý nguồn nhân lực là những hoạt động (quy trình) mà chủ thể quản lý tiến hành triển khai sắp xếp nhân lực nhằm đạt được các mục tiêu chiến lược của tổ chức. Đó vừa là nghệ thuật vừa là khoa học làm cho những mong muốn của tổ chức và mong muốn của đối tượng quản lý tương hợp với nhau để cùng đạt đến mục tiêu.”
    Tuy các cách tiếp cận không hoàn toàn cụ thể, giống nhau đối với mỗi tổ chức nhưng tất cả các khái niệm trên suy cho cùng đều là sự tác động đến đối tượng quản lý (mà cụ thể là con người-nhân lực) nhằm đạt được mục tiêu chung của tổ chức trong đó hướng đến một loạt vấn đề then chốt, bao gồm cung cấp cán bộ nhân viên cho tổ chức, chính sách phát triển, bồi thường và phúc lợi, những vấn đề sở hữu, đào tạo và phát triển, và những vấn đề về luật pháp và sự bảo vệ người lao động.
    c. Quản lý nguồn nhân lực mang tính chiến lược:
    Thuê mướn, đào tạo, trả lương và phúc lợi cho nhân viên là những công việc nền tảng phải thực hiện trong bất cứ tổ chức nào. Tuy nhiên, dưới những thay đổi trong môi trường kinh doanh đặc biệt là dưới sự phát triển của nền kinh tế thị trường và hội nhập như hiện nay, nhiều tổ chức đang phát triển một cơ cấu, văn hóa mới nhằm đáp ứng nhu cầu có tính cạnh tranh trong thị trường năng động và mang tính quốc tế cao.
    Trong một tổ chức, nguồn nhân lực đóng vai trò trung tâm trong việc đạt được mục tiêu chiến lược và tương tác với các lĩnh vực chức năng khác của tổ chức.
    Quản lý nguồn nhân lực mang tính chiến lược là tiến trình để chuyển các hoạt động nguồn nhân sự truyền thống thành một loạt các thủ tục và chính sách nguồn nhân lực thích hợp. Nó liên quan đến việc kết nối các hoạt động nguồn nhân lực với chiến lược kinh doanh tổng thể của hãng, liên quan đến việc cung cấp các dịch vụ chuyên nghiệp về nguồn nhân lực cho các đơn vị kinh doanh trong hãng. Mục tiêu của nguồn nhân lực là nâng cao hữu hiệu và hiệu quả của các hoạt động kinh doanh.
    Có rất nhiều hoạt động nguồn nhân lực khác nhau tiến hành đồng thời có thể cải thiện kết quả kinh doanh.
    Những thành công của quản trị nguồn nhân lực chiến lược tạo ra cho tổ chức dựa trên việc thu hút, phát triển, sử dụng và duy trì nhân viên với mức độ năng lực cao liên quan đến hoạt động của hãng.
    Như vậy có thể khái niệm, Quản lý nguồn nhân lực mang tính chiến lược là cách thức tiếp cận với quản trị nguồn nhân lực, trong đó các hoạt động quản trị nguồn nhân lực gắn kết chặt chẽ với nhau và cùng hướng đến việc hình thành lợi thế cạnh tranh cho tổ chức, tạo ra giá trị cho khách hàng và tổ chức.
    MỤC LỤC
    I. Lý luận chung
    1. Chiến lược
    2. Quản lý nguồn nhân lực
    3. Quản lý nguồn nhân lực mang tính chiến lược
    II. Quản lý nguồn nhân lực mang tính chiến lược
    III. Ý nghĩa Quản lý nguồn nhân lực mang tính chiến lược
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...