Thạc Sĩ Quản lý nguồn nhân lực công chức, viên chức tại Ủy ban dân tộc

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 14/1/16.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC

    DANH MỤC CÁC BẢNG
    MỞ ĐẦU 1
    Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN
    VỀ QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC .

    6
    1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 6
    1.2.1. Các công trình nghiên cứu về quản lý nguồn nhân lực công
    chức, viên chức . .

    6
    1.2.2. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu 9
    1.2. Cơ sở lý luận về quản lý nguồn nhân lực công chức, viên chức 10
    1.2.1. Những vấn đề chung về nguồn nhân lực công chức, viên chức 10
    1.2.2. Khái niệm, vai trò , mục tiêu của Quản lý nguồn nhân lực công
    chức, viên chức

    17
    1.2.3. Các nội dung quản lý nguồn nhân lực công chức, viên chức 20
    1.2.4. Những yếu tố ảnh hưởng và tiêu chí đánh giá trong Quản lý
    nguồn nhân lực công chức, viên chức .

    29
    1.2.5. Kinh nghiệm thực tiễn trong, ngoài nước để rú t ra bài học kinh
    nghiệm trong Quản lý nguồn nhân lực công chức, viên chức cho Ủy ban Dân tộc .

    36
    Chương 2: PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU . 41
    2.1 Nguồn tài liệu . 41
    2.1.1 Nguồn tài liệu sơ cấp . 41
    2.1.2 Nguồn tài liệu thứ cấp . 41
    2.2 Phương pháp nghiên cứu 42
    2.2.1 Phương pháp thu thập, xử lý và phân tích tài liệu . 42
    2.2.2 Phương pháp thống kê mô tả, so sánh . 43
    2.2.3 Phương pháp phân tích tổng hợp . . 44
    2.2.4 Phương pháp chuyên gia . 44
    Chương 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC CÔNG CHỨC,
    VIÊN CHỨC TẠI UỶ BAN DÂN TỘC GIAI ĐOẠN 2010-2014 .

    45
    3.1. Khái quát về nguồn nhân lực công chức, viên chức tại Ủy ban Dân tộc . 45
    3.1.1. Giới thiệu về Ủy ban Dân tộc . 45
    3.1.2. Số lượng và chất lượng nguồn nhân lực công chức, viên chức tại
    Ủy ban Dân tộc .

    49
    3.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nguồn nhân lực
    công chức, viên chức tại Ủy ban Dân tộc .

    61
    3.2. Thực trạng công tác quản lý nguồn nhân lực công chức, viên chức tại
    Ủy ban Dân tộc giai đoạn 2010-2014

    65
    3.2.1. Công tác quy hoạch . 65
    3.2.2. Công tác tuyển dụng và tiếp nhận công chức, viên chức 67
    3.2.3. Công tác bố trí và sử dụng công chức, viên chức 71
    3.2.4. Công tác đánh giá công chức, viên chức . 72
    3.2.5. Công tác đào tạo, bồi dưỡ ng công chức, viên chức . 74
    3.2.6. Các chế độ đãi ngộ để tạo động lực đối với nguồn nhân lực công
    chức, viên chức

    75
    3.3. Đánh giá kết quả hoạt động quản lý nguồn nhân lực công chức, viên
    chức tại Ủy ban Dân tộc

    77
    3.3.1. Đánh giá ưu điểm trong hoạt động quản lý nguồn nhân lực
    công chức, viên chức tại Ủy ban Dân tộc .

    77
    3.3.2. Hạn chế và nguyên nhân trong hoạt động quản lý nguồn nhân
    lực công chức, viên chức tại Ủy ban Dân tộc .
    81
    Chương 4: ĐỊNH HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ
    NGUỒN NHÂN LỰC CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC TẠI UỶ BAN DÂN TỘC

    85
    4.1. Bối cảnh mới và định hướng quản lý nguồn nhân lực công chức, viên
    chức tại Ủy ban Dân tộc

    85
    4.1.1 Bối cảnh ảnh hưởng đến quản lý nguồn nhân lực công chức, viên
    chức tại Ủy ban Dân tộc .

    85
    4.1.2 Định hướng quản lý nguồn nhân lực công chức, viên chức tại Ủy
    ban Dân tộc đến năm 2020 .

    88
    4. 2. Các giải pháp hoàn thiện quản lý nguồn nhân lực công chức, viên chức
    tại Ủy ban Dân tộc .

    90
    4.2.1. Nâng cao nhận thức của đội ngũ công chức, viên chức về sứ
    mạng, nhiệm vụ chiến lược, mục tiêu phát triển của Ủy ban Dân tộc trong
    bối cảnh đổi mới hiện nay .


    90
    4.2.2 Nâng cao chất lượng quy hoạch công chức, viên chức theo
    hướng tinh lọc để đào tạo, bồi dưỡ ng và phát triển .

    91
    4.2.3. Nâng cao hiệu quả sử dụng công chức, viên chức trong các khâu
    của quản lý nguồn nhân lực công chức, viên chức .

    92
    4.2.4. Tập trung đào tạo cho đội ngũ công chức, viên chức những kỹ năng
    cần thiết gắn với chức trách nhiệm vụ và đặc thù của công tác dân tộc .

    93
    4.2.5 Xây dựng tiêu chí đánh giá, nhận xét công chức, viên chức gắn với
    đánh giá định lượng về chất lượng công việc và hiệu quả công việc

    95
    4.2.6. Xây dựng chính sách đãi ngộ đối với công chức, viên chức làm
    công tác dân tộc để thu hú t được công chức, viên chức về công tác tại cơ
    quan Ủy ban Dân tộc


    96
    KẾT LUẬN . 98
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 100
    PHỤ LỤC
    DANH MỤC CÁC BẢNG

    TT BẢNG NỘI DUNG TRANG
    1 Bảng 3.1
    Quy mô nguồn nhân lực công chức, viên chức phân theo
    Vụ, đơn vị trực thuộc
    49
    2 Bảng 3.2
    Cơ cấu nguồn nhân lực công chức, viên chức phân theo giới
    tính
    51
    3 Bảng 3.3
    Cơ cấu nguồn nhân lực công chức, viên chức phân theo
    nhóm tuổi
    52
    4 Bảng 3.4
    Cơ cấu nguồn nhân lực công chức, viên chức phân theo
    thành phần dân dộc
    54
    5 Bảng 3.5
    Cơ cấu nguồn nhân lực công chức, viên chức phân theo
    chức danh
    55
    6 Bảng 3.6
    Cơ cấu nguồn nhân lực công chức, viên chức phân theo
    ngạch công chức, viên chức
    56
    7 Bảng 3.7
    Cơ cấu nguồn nhân lực công chức, viên chức phân theo
    trình độ đào tạo
    57
    8 Bảng 3.8
    Cơ cấu nguồn nhân lực công chức, viên chức phân theo
    trình độ lý luận chính trị
    58
    9 Bảng 3.9
    Cơ cấu nguồn nhân lực công chức, viên chức phân theo
    trình độ tin học VP
    59
    10 Bảng 3.10
    Cơ cấu nguồn nhân lực công chức, viên chức phân theo
    trình độ ngoại ngữ tiếng Anh
    60
    11 Bảng 3.11
    Cơ cấu nguồn nhân lực công chức, viên chức biết tiếng dân
    tộc thiểu số
    60
    12 Bảng 3.12
    Kết quả qui hoạch nguồn nhân lực công chức, viên chức từ
    năm 2010-2014
    66
    13 Bảng 3.13
    Kết quả tuyển dụng và tiếp nhận công chức, viên chức năm
    2010-2014
    70
    14 Bảng 3.14
    Kết quả bố trí và sử dụng công chức, viên chức từ năm
    2010-2014
    71
    15 Bảng 3.15 Kết quả đánh giá công chức, viên chức từ năm 2010-2014 73
    16 Bảng 3.16
    Kết quả đào tạo, bồi dưỡ ng công chức, viên chức từ năm
    2010-2014
    75
    17 Bảng 3.17
    Kết quả thực hiện chính sách tiền lương và phụ cấp của
    công chức, viên chức từ năm 2010-2014
    76
    18 Bảng 4.1
    Nhu cầu nhân lực công chức, viên chức tại Uỷ ban Dân tộc
    đến năm 2020
    89 1
    MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Cán bộ là một trong những nhân tố quan trọng, quyết định sự thành
    công hay thất bại của tổ chức. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết:
    “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc” [15, tr 26], “Công việc thành công
    hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém” [15, tr 273]. Qua lịch sử đấu tranh
    cách mạng, xây dựng và phát triển đất nước đã khẳng định vai trò quan trọng
    của cán bộ và công tác quản lý cán bộ.
    Tuy nhiên công tác quản lý công chức, viên chức hiện nay vẫn cò n
    nhiều bất cập, dẫn đến nguồn nhân lực công chức, viên chức có nơi, có lú c
    thừa vẫn thừa mà thiếu vẫn thiếu. Thừa công chức, viên chức không đủ năng
    lực làm việc, thiếu những công chức, viên chức có năng lực làm việc hiệu
    quả. Theo đánh giá của Ban chỉ đạo Đề án đẩy mạnh cải cách chế độ công
    vụ, công chức, viên chức năm 2013: “trong bộ máy hành chính nhà nước có
    tới 30% số công chức, viên chức không có cũng được, bởi họ làm việc theo
    kiểu sáng cắp ô đi, tối cắp về, không mang lại bất cứ thứ hiệu quả công việc
    nào”. Trong khi đó tình trạng chảy máu chất xám và lãng phí nguồn nhân lực
    công chức, viên chức chất lượng cao vẫn thường xảy ra.
    Nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó phải kể đến là: Chất lượng công
    chức, viên chức hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu của công việc được
    giao, công chức, viên chức thiếu cơ bản về kiến thức chuyên ngành về lĩnh
    vực, kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế; đặc biệt là việc bố trí sắp xếp công
    chức, viên chức không phù hợp với năng lực sở trường và chuyên môn
    nghiệp vụ; việc đánh giá công chức, viên chức còn mang tính hình thức, nể
    nang, né tránh; chế độ chính sách đối với công chức, viên chức hiện nay vẫn 2
    nặng tính bao cấp, mang tính cào bằng nên chưa phát huy hết được trí tuệ và
    sự cống hiến.
    Trong một quốc gia đa dân tộc như Việt Nam, các dân tộc khác nhau
    không chỉ ở góc độ sắc thái văn hoá mà còn ở trình độ phát triển kinh tế - xã
    hội. Mục tiêu chính sách dân tộc của Đảng Cộng sản Việt Nam là các dân
    tộc bình đẳng, đoàn kết, giúp nhau cùng phát triển. Muốn triển khai được
    chủ trương, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước vào cuộc sống hàng
    ngày của đồng bào dân tộc thiểu số, vai trò công chức, viên chức làm công
    tác dân tộc là vô cùng cần thiết. Chính vì vậy mà từ khi thành lập cơ quan
    làm công tác dân tộc (Nha Dân tộc thiểu số năm 1946) đến nay, với chức
    năng, nhiệm vụ của mình đội ngũ công chức, viên chức tại Ủy ban Dân tộc
    đã nghiên cứu và tổ chức triển khai các chủ trương, chính sách của Đảng và
    Nhà nước tới các vùng dân tộc và miền núi một cách có hiệu quả, đã làm cho
    bộ mặt vùng dân tộc và miền núi có nhiều chuyển biến tích cực, đáng khích
    lệ trên tất cả các lĩnh vực, kinh tế, xã hội, văn hoá, giáo dục, y tế, quốc
    phòng, an ninh.
    Song để thực hiện thành công chủ trương phát triển vùng dân tộc và
    miền nú i tiến kịp với đồng bào miề n xuôi của Đảng và Nhà nước và để đồng
    bào dân tộc thiểu số được thụ hưởng các chính sách phát triển kinh tế, xã hội
    phù hợp với bản sắc và đặc trưng riêng của từng dân tộc thì vai trò công
    chức, viên chức làm công tác dân tộc là cần thiết, trong đó nhiệm vụ quản lý
    nguồn nhân lực công chức, viên chức tại Ủy ban Dân tộc là nhiệm vụ then
    chốt, quyết định đến năng suất và hiệu quả quản lý nhà nước của công chức,
    viên chức Ủy ban Dân tộc trong thực thi công vụ.
    Vì lý do nêu trên, đề tài "Quản lý nguồn nhân lực công chức, viên chức
    tại Ủy ban Dân tộc" được chọn làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sỹ 3
    chuyên ngành Quản lý kinh tế với hy vọng đề xuất được các giải pháp hoàn
    thiện quản lý đội ngũ công chức, viên chức làm công tác dân tộc tại Ủy ban
    Dân tộc, góp phần vào sự nghiệp xây dựng khối đại đoàn kết các dân tộc
    trong cả nước.
    Quản lý nguồn nhân lực là một nội dung cơ bản của quản lý các nguồn
    lực trong tổ chức nói riêng và trong nền kinh tế nói chung. Do đó đề tài này
    phù hợp với chuyên ngành Quản lý kinh tế mà học viên đang theo học.
    Đề tài sẽ trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau đây:
    (1) Các yếu tố ảnh hưởng và những bất cập trong công tác quản lý
    nguồn nhân lực công chức, viên chức tại Ủy ban Dân tộc là gì?
    (2) Ban lãnh đạo Ủy ban Dân tộc cần làm gì để hoàn thiện công tác
    quản lý nguồn nhân lực công chức, viên chức tại Ủy ban Dân tộc?
    2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
    * Mục đích nghiên cứu của Đề tài:
    Mục đích nghiên cứu của Đề tài là đưa ra các giải pháp để hoàn thiện
    công tác quản lý nguồn nhân lực công chức, viên chức tại Ủy ban Dân tộc.
    * Nhiệm vụ nghiên cứu của Đề tài:
    - Hệ thống hóa những vấn đề lý lu ận cơ bản về quản lý nguồn nhân lực
    công chức, viên chức;
    - Phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý nguồn nhân lực công
    chức, viên chức tại Ủy ban Dân tộc, đặc biệt đi sâu phân tích các nội dung
    của quản lý nguồn nhân lực công chức, viên chức trong giai đoạn từ năm
    2010-2014. Nêu ra các vấn đề tồn tại và nguyên nhân những tồn tại đó. 4
    - Đề xuất một số giải pháp cụ thể nhằm khắc phục những tồn tại trong
    quản lý nguồn nhân lực công chức, viên chức tại Ủy ban Dân tộc và thực
    hiện tốt hơn công tác này trong tương lai.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    - Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản lý nguồn nhân lực công chức,
    viên chức tại Ủy ban Dân tộc
    - Phạm vi nghiên cứu:
    + Phạm vi thời gian: Số liệu nghiên cứu về quản lý nguồn nhân lực công
    chức, viên chức tại Ủy ban Dân tộc trong 5 năm, từ năm 2010 đến 2014.
    + Không gian: Ủy ban Dân tộc.
    4. Những đóng góp của Luận văn
    Luận văn góp phần hệ thống hoá lý luận về nguồn nhân lực, quản lý
    nguồn nhân lực công chức, viên chức và các nội dung chính của quản lý
    nguồn nhân lực công chức, viên chức, đây là khung cơ sở để luận văn tiếp
    tục phân tích, đánh giá thực trạng về quản lý nguồn nhân lực công chức, viên
    chức tại Ủy ban Dân tộc giai đoạn 2010-2014. Từ đó đề xuất một số giải
    pháp có ý nghĩa tham khảo để hoàn thiện công tác quản lý nguồn nhân lực
    công chức, viên chức nói chung và công chức, viên chức làm công tác dân
    tộc tại cơ quan Ủy ban Dân tộc nói riêng.
    5. Cấu trúc của luận văn
    Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ
    lục, Luận văn gồm 4 chương:
    Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về q uản lý
    nguồn nhân lực công chức, viên chức Chương 2. Phương pháp nghiên cứu
    Chương 3. Thực trạng quản lý nguồn nhân lực công chức, viên chức tại
    Ủy ban Dân tộc
    Chương 4. Định hướng và các giải pháp hoàn thiện quản lý nguồn nhân
    lực công chức, viên chức tại Ủy ban Dân tộc
     
Đang tải...