Thạc Sĩ Quản lý nguồn nhân lực chất lượng cao của tỉnh Nam Định trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 11/8/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÓM TẮT
    Trong thời đại ngày nay, con người được coi là một tài nguyên, một nguồn
    lực. Bởi vậy, việc phát triển nguồn nhân lực trở thành vấn đề chiếm vị trí trung tâm
    trong hệ thống phát triển các nguồn lực. Chăm lo đầy đủ đến con người và nguồn
    nhân lực chất lượng cao là yếu tố chắc chắn nhất cho sự phồn vinh thịnh vượng của
    mọi quốc gia. Đầu tư vào con người là cơ sở chắc chắn nhất cho sự phát triển bền
    vững. Ngay từ những năm 60 của thế kỷ XX, nhiều nước đã tăng trưởng kinh tế
    thông qua quá trình công nghiệp hóa, hay nói cách khác là thông qua việc phát triển
    của khoa học - công nghệ gắn liền với việc phát triển nguồn nhân lực. Lịch sử phát
    triển kinh tế thế giới đã chứng minh để đạt được sự tăng trưởng kinh tế cao và ổn
    định phải thông qua việc nâng cao chất lượng đội ngũ lao động kỹ thuật - nâng cao
    chất lượng nguồn nhân lực.Việt Nam đang bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp
    hóa, hiện đại hóa đất nước với những đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng nguồn
    lao động. Vận mệnh của đất nước, tương lai phát triển, khả năng đi lên của Việt
    Nam đều phụ thuộc vào chính bản thân con người Việt Nam. Vì vậy, để phát triển
    đất nước, chúng ta không thể không quan tâm đến việc phát triển nguồn nhân lực và
    quản lý nguồn nhân lực chất lượng cao. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là vấn
    đề mà mỗi quốc gia đều phải quan tâm chăm sóc, bồi dưỡng, phát triển và tìm cách
    phát huy có hiệu quả trên con đường phát triển văn minh tiến bộ của mình. Nhận
    thức được tầm quan trọng của nguồn nhân lực nên Đại hội đại biểu toàn quốc lần
    thứ IX của Đảng đã chỉ rõ: "Phát triển mạnh nguồn lực con người Việt Nam với yêu
    cầu ngày càng cao" nhằm bảo đảm nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng,
    đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Cũng như cả nước,
    tỉnh Nam Định chỉ có thể thực hiện thành công công nghiệp hóa, hiện đại hóa khi
    phát huy được cao độ nguồn lực con người và quản lý tốt nguồn nhân lực chất
    lượng cao. Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Nam Định lần thứ XV (2001-
    2005) đã xác định: "Phải chăm lo phát triển nguồn nhân lực có chất lượng toàn diện,
    cả về sức khỏe thể chất, trình độ học vấn, nghề nghiệp, phẩm chất đạo đức, tư tưởng
    chính trị, đời sống văn hóa tinh thần " nhằm đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa,
    hiện đại hóa của tỉnh nhà. Căn cứ vào nhiệm vụ trên tỉnh Nam Định phải lấy việc
    phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển kinh tế - xã hội.
    Trong khuôn khổ của luận văn học viên trình bày một số nội dung: hệ thống hóa
    những lý luận cơ bản về quản lý nguồn nhân lực chất lượng cao trong thời kỳ đẩy
    mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa; trình bày phương pháp và thiết kế nghiên cứu
    của luận văn; phân tích, đánh giá thực trạng về quản lý nguồn nhân lực chất lượng
    cao của tỉnh Nam Định trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa từ đó đưa ra
    một số giải pháp nhằm quản lý nguồn nhân lực chất lượng cao tại Nam Định trong
    thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
    MỤC LỤC


    LỜI CAM ĐOAN
    LỜI CẢM ƠN
    TÓM TẮT
    MỤC LỤC
    DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT . i
    DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU . ii
    DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ iii
    MỞ ĐẦU 1
    1. Tính cấp thiết của đề tài 1
    2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu . 3
    4. Phương pháp nghiên cứu . 3
    5. Đóng góp mới 3
    6. Kết cấu nội dung luận văn . 4
    CHƯƠNG 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VÀ KINH
    NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT
    LƯỢNG CAO TRONG THỜI KỲ ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HÓA,
    HIỆN ĐẠI HÓA 5
    1.1 Tổng quan một số công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài . 5
    1.2 Khái niệm, tiêu chí và các thành phần của nguồn nhân lực chất lượng cao
    trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa . 8
    1.2.1 Khái niệm nguồn nhân lực . 8
    1.2.2 Khái niệm nguồn nhân lực chất lượng cao(NNLCLC) 10
    1.2.3 Yêu cầu và tiêu chí đối với nguồn nhân lực chất lượng cao 12
    1.2.3.1. Yêu cầu đối với nguồn nhân lực chất lượng cao . 12
    1.2.3.2. Tiêu chí cơ bản của nguồn nhân lực chất lượng cao . 13
    1.2.4 Các thành phần nhân lực chất lượng cao trong thời kỳ đẩy mạnh công
    nghiệp hóa, hiện đại hóa . 14
    1.2.5 Công nghiệp hóa, hiện đại hóa 19
    1.3 Quản lý nguồn nhân lực chất lượng cao và vai trò quản lý của nguồn nhân
    lực chất lượng cao trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa . 20
    1.3.1 Khái niệm quản lý nguồn nhân lực chất lượng cao trong thời kỳ đẩy
    mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa 20
    1.3.2 Vai trò quản lý của nguồn nhân lực chất lượng cao trong thời kỳ đẩy
    mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa 22
    1.3.3 Nội dung quản lý nguồn nhân lực chất lượng cao trong thời kỳ đẩy
    mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa 26
    1.3.3.1. Nội dung quản lý chất lượng, số lượng, cơ cấu nguồn nhân lực chất
    lượng cao trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa 26
    1.3.3.2. Phương thức quản lý nguồn nhân lực chất lượng cao trong thời kỳ
    đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa . 34
    1.3.3.3. Công cụ quản lý nguồn nhân lực chất lượng cao trong thời kỳ đẩy
    mạnh CNH, HĐH 36
    1.4 Kinh nghiệm của một số tỉnh trong nước về quản lý nguồn nhân lực chất
    lượng cao trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa . 39
    1.4.1 Kinh nghiệm của Thành phố Hồ Chí Minh 39
    1.4.2 Kinh nghiệm của Thành phố Đà Nẵng . 40
    1.4.3 Kinh nghiệm của Đồng Nai 41
    1.4.4 Bài học kinh nghiệm rút ra cho Nam Định . 42
    CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 44
    2.1 Phương pháp luận 44
    2.2 Mô tả hệ phương pháp nghiên cứu 44
    CHƯƠNG 3 : THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT
    LƯỢNG CAO CỦA TỈNH NAM ĐỊNH TRONG THỜI KỲ ĐẨY MẠNH
    CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA TỪ NĂM 2009- 2014 47
    3.1 Khái quát đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội ảnh hưởng đến quản lý nguồn
    nhân lực chất lượng cao của tỉnh Nam Định trong thời kỳ đẩy mạnh công
    nghiệp hóa, hiện đại hóa 47
    3.1.1 Điều kiện tự nhiên - xã hội ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực ở
    tỉnh Nam Định . 47
    3.1.1.1. Điều kiện tự nhiên 47
    3.1.1.2. Cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội 48
    3.1.1.3. Tài nguyên thiên nhiên . 49
    3.1.2 Thực trạng tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Nam Định trong giai đoạn
    2008-2013 ảnh hưởng đến quản lý nguồn nhân lực chất lượng cao 51
    3.2 Thực trạng lao động tại Nam Định trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện
    đại hóa . 56
    3.2.1 Thực trạng thu nhập của lao động tại Nam Định trong thời kỳ công
    nghiệp hóa, hiện đại hóa . 56
    3.2.2 Lao động phân theo các ngành kinh tế, phân theo cấp quản lý và phân
    theo thành phần kinh tế tại Nam Định trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại
    hóa . 57
    3.2.3 Cơ cấu lao động tại Nam Định trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại
    hóa . 60
    3.2.4 Trình độ của lao động tại Nam Định trong thời kỳ công nghiệp hóa,
    hiện đại hóa . 62
    3.3 Thực trạng quản lý nguồn nhân lực chất lượng cao ở Nam Định trong thời
    kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa . 66
    3.3.1 Quản lý về số lượng, cơ cấu và chất lượng nguồn nhân lực chất lượng
    cao cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa 66
    3.3.2 Phương thức quản lý nguồn nhân lực chất lượng cao của Nam Định
    trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa 75
    3.3.3 Công cụ quản lý nguồn nhân lực chất lượng cao trong thời kỳ đẩy mạnh
    công nghiệp hóa, hiện đại hóa 78
    3.3.4 Tổ chức bộ máy quản lý nguồn nhân lực chất lượng cao tỉnh Nam Định
    trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa 81
    3.4 Thành công, hạn chế về quản lý nguồn nhân lực chất lượng cao của tỉnh
    Nam Định trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa 83
    3.4.1 Thành công . 83
    3.4.2 Hạn chế 85
    3.4.3 Nguyên nhân của những hạn chế . 87
    CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN
    LỰC CHẤT LƯỢNG CAO CỦA TỈNH NAM ĐỊNH TRONG THỜI KỲ
    ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA 89
    4.1 Định hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Nam Định đến năm 2020 . 89
    4.2 Phương hướng quản lý nguồn nhân lực chất lượng cao cho công nghiệp
    hóa, hiện đại hóa ở Nam Định đến năm 2020 . 93
    4.3 Những giải pháp chủ yếu quản lý nguồn nhân lực chất lượng cao cho công
    nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh Nam Định . 94
    KẾT LUẬN 105
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO . 106
    DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

    STT Ký hiệu Nguyên nghĩa
    1 CĐ, ĐH Cao đẳng, đại học
    2 CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
    3 CNXH Chủ nghĩa xã hội
    4 CMKT Chuyên môn kỹ thuật
    5 KCN Khu công nghiệp
    6 KH&CN Khoa học và công nghệ
    7 NNL Nguồn nhân lực
    8 NNLCLC Nguồn nhân lực chất lượng cao
    9 NLCLC Nguồn lực chất lượng cao
     
Đang tải...