Tiến Sĩ Quản lý nghiên cứu khoa học tại các cơ sở bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 2/6/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ
    NĂM 2015
    MỤC LỤC
    Nội dung Trang
    MỞ ĐẦU 11
    1. Lý do lựa chọn đề tài . 11
    2. Mục đích nghiên cứu . 13
    3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 13
    4. Phạm vi nghiên cứu . 13
    5. Giả thuyết khoa học 14
    6. Nhiệm vụ nghiên cứu 14
    7. Phương pháp tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 15
    8. Luận điểm bảo vệ 16
    9. Những đóng góp mới của luận án . 17
    10. Cấu trúc của luận án 18
    Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý NCKH tại các CSBD CBQLGD . 19
    1.1. Tổng quan nghiên cứu về quản lý NCKH . 19
    1.1.1. Nghiên cứu quản lý NCKH ở nước ngoài . 19
    1.1.2. Nghiên cứu quản lý NCKH ở Việt Nam . 24
    1.1.3. Nhận định về tổng quan nghiên cứu . 25
    1.2. Nghiên cứu khoa học tại các CSBD CBQLGD . 26
    1.2.1. Khái niệm cơ sở bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục . 27
    1.2.2. Khái niệm nghiên cứu khoa học tại các CSBD CBQLGD 29
    1.2.3. Nội dung NCKH tại các CSBD CBQLGD 30
    1.3. Đề tài NCKH cấp cơ sở tại các CSBD CBQLGD . 31
    1.3.1. Khái niệm 31
    1.3.2. Quá trình thực hiện đề tài . 31
    1.3.3. Quy trình cụ thể . 34
    1.4. Quản lý NCKH tại các CSBD CBQLGD 42
    1.4.1. Khái niệm quản lý trong khoa học quản lý 42
    1.4.2. Khái niệm quản lý NCKH tại các CSBD CBQLGD . 47
    1.4.3. Nội dung quản lý NCKH tại các CSBD CBQLGD . 48
    1.5. Quản lý đề tài NCKH cấp cơ sở tại các CSBD CBQLGD 48
    1.5.1. Khái niệm 48
    1.5.2. Cơ cấu tổ chức trong quản lý đề tài NCKH cấp cơ sở . 49
    1.5.3. Vai trò, trách nhiệm và hành động cụ thể của chủ thể quản lý và các chủ
    thể có liên quan 50
    1.5.4. Nội dung quản lý đề tài NCKH cấp cơ sở . 53
    1.5.4.1. Quản lý TVXĐ vấn đề nghiên cứu . 53
    1.5.4.2. Quản lý TVTC thuyết minh . 55
    1.5.4.3. Quản lý triển khai nghiên cứu và kiểm tra . 56
    1.5.4.4. Quản lý đánh giá, nghiệm thu 58
    1.5.4.5. Quản lý thực hiện quyền tác giả và quyền sở hữu KQNC . 60
    1.5.4.6. Quản lý áp dụng KQNC vào thực tiễn . 61
    1.5.5. Các yếu tố cơ bản ảnh hưởng tới quản lý đề tài NCKH cấp cơ sở . 62
    1.5.5.1. Yếu tố chủ quan 62
    1.5.5.2. Các yếu tố khách quan cơ bản . 64
    1.6. Hiệu quả NCKH tại các CSBD CBQLGD 73
    1.6.1. Khái niệm hiệu quả . 73
    1.6.2. Khái niệm hiệu quả NCKH tại các CSBD CBQLGD . 73
    1.6.3. Những biểu hiện NCKH có hiệu quả tại các CSBD CBQLGD . 73
    Kết luận chương 1 . 76
    Chương 2: Thực trạng quản lý NCKH tại các CSBD CBQLGD . 78
    2.1. Khái quát về các CSBD CBQLGD . 78
    2.1.1. Sự phát triển CSBD CBQLGD . 78
    2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của các CSBD CBQLGD 79
    2.1.3. Những đặc trưng giống nhau ở các CSBD CBQLGD 84
    2.2. Tổ chức khảo sát thực trạng quản lý NCKH tại các CSBD CBQLGD . 85
    2.2.1. Mục đích khảo sát . 85
    2.2.2. Phạm vi (đơn vị, thời gian) và nội dung khảo sát . 85
    2.2.3. Mẫu khách thể khảo sát 86
    2.2.4. Phương pháp khảo sát . 86
    2.3. Thực trạng NCKH tại các CSBD CBQLGD 88
    2.3.1. Mức độ nhận thức về tầm quan trọng của NCKH 88
    2.3.2. Mức độ thực hiện NCKH 89
    2.3.3. Mức độ thực hiện các đề tài NCKH 92
    2.3.4. Mức độ thực hiện theo quy trình cụ thể 95
    2.3.5. Mức độ thực hiện hai nhiệm vụ giảng dạy và NCKH 97
    2.4. Thực trạng nội dung quản lý đề tài NCKH cấp cơ sở tại các CSBD
    CBQLGD 99
    2.4.1. Quản lý TVXĐ vấn đề nghiên cứu cấp cơ sở . 99
    2.4.2. Quản lý TVTC thuyết minh nghiên cứu đề tài NCKH cấp cơ sở . 101
    2.4.3. Quản lý triển khai nghiên cứu và kiểm tra đề tài NCKH cấp cơ sở 102
    2.4.4. Quản lý đánh giá, nghiệm thu đề tài NCKH cấp cơ sở 104
    2.4.5. Quản lý thực hiện quyền tác giả và quyền sở hữu KQNC đề tài NCKH
    cấp cơ sở . 107
    2.4.6. Quản lý áp dụng KQNC đề tài NCKH cấp cơ sở vào thực tiễn . 109
    2.5. Thực trạng các yếu tố cơ bản ảnh hưởng tới quản lý đề tài NCKH cấp cơ sở
    tại các CSBD CBQLGD . 111
    2.5.1. Yếu tố chủ quan 111
    2.5.2. Yếu tố khách quan cơ bản . 116
    2.6. Đánh giá thực trạng quản lý NCKH tại các CSBD CBQLGD 130
    2.6.1. Những ưu điểm . 130
    2.6.2. Những hạn chế 130
    2.6.3. Nguyên nhân của những hạn chế 132
    Kết luận chương 2 . 133
    Chương 3: Giải pháp quản lý NCKH tại các CSBD CBQLGD . 135
    3.1. Định hướng các giải pháp đề xuất 135
    3.1.1. Góp phần thực hiện Chiến lược phát triển KH&CN và Chiến lược phát
    triển giáo dục 2011-2020 135
    3.1.2. Ưu tiên thực hiện các nhiệm vụ NCKH phục vụ công tác quản lý giáo
    dục và công tác giảng dạy thuộc chức năng, nhiệm vụ của CSBD
    CBQLGD 136
    3.2. Nguyên tắc đề xuất các giải pháp 137
    3.3. Các giải pháp đề xuất 138
    3.3.1. Giải pháp 1: Nâng cao vai trò, trách nhiệm của chủ thể quản lý thông
    qua việc hoàn thiện các cơ chế, chính sách trong NCKH . 138
    3.3.2. Giải pháp 2: Hoàn thiện các quy trình cụ thể trong quá trình thực hiện
    đề tài NCKH cấp cơ sở tại các CSBD CBQLGD . 147
    3.3.3. Giải pháp 3: Phát triển mối quan hệ giữa chủ thể quản lý và các chủ thể
    có liên quan trong quá trình thực hiện đề tài NCKH cấp cơ sở tại các
    CSBD CBQLGD . 156
    3.4. Khảo nghiệm về sự cần thiết và tính khả thi các giải pháp đề xuất . 164
    3.4.1. Mục đích khảo nghiệm . 164
    3.4.2. Các bước khảo nghiệm . 164
    3.4.3. Đối tượng tiến hành khảo nghiệm 164
    3.4.4. Kết quả khảo nghiệm 164
    3.5. Thực nghiệm xây dựng quy trình TVXĐ vấn đề nghiên cứu và TVTC
    thuyết minh đề tài NCKH cấp cơ sở . 167
    3.5.1. Mục đích thực nghiệm 167
    3.5.2. Tiêu chuẩn đánh giá kết quả thực nghiệm 167
    3.5.3. Đối tượng, hình thức thực nghiệm 168
    3.5.4. Địa điểm, thời gian thực nghiệm 168
    3.5.5. Các bước tiến hành thực nghiệm 169
    3.5.6. Kết quả thực nghiệm . 170
    3.5.7. Mối quan hệ giữa việc thực hiện quản lý TVXĐ và TVTC với hiệu quả
    NCKH . 176
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 179
    Các công trình của tác giả liên quan đến luận án 183
    Tài liệu tham khảo 184
    MỞ ĐẦU

    1. Lý do lựa chọn đề tài
    Nghiên cứu khoa học (NCKH) ở các cơ sở giáo dục nói chung, tại cơ sở
    bồi dưỡng (CSBD) cán bộ quản lý giáo dục (CBQLGD) nói riêng là một
    trong những nhiệm vụ cơ bản. Đối với các CSBD CBQLGD, nó không chỉ
    góp phần nâng cao chất lượng, uy tín của các CSBD CBQLGD, mà còn là
    quá trình không thể thiếu để huấn luyện cho các cán bộ quản lý đương chức
    và kế cận trong việc thực hiện sứ mệnh truyền bá, áp dụng, sản sinh tri thức,
    đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế và tiến bộ xã hội.
    Tuy nhiên, trong giáo dục ở nước ta, đây là lĩnh vực còn nhiều bức
    xúc do kết quả và chất lượng NCKH - khả năng áp dụng vào thực tiễn có
    nhiều bất cập trong quan hệ với việc đáp ứng yêu cầu phát triển của
    các cơ sở cũng như kinh tế, xã hội của đất nước.
    Một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng trên là sự bất
    cập, hạn chế trong công tác quản lý. Chính vì thế mà trong các Nghị quyết
    của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, các Quyết định
    của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt “Chiến lược phát triển khoa học và
    công nghệ giai đoạn 2011-2020” và “Chiến lược phát triển giáo dục giai



    đoạn 2011-2020” đều khẳng định: “ .Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ về tổ chức,
    cơ chế quản lý, cơ chế hoạt động .”.
    Trong bối cảnh chung của việc quản lý trong NCKH ở Việt Nam, Bộ
    Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã có nhận định về hạn chế trong NCKH
    tại các trường Đại học, Cao đẳng, Học viện, Viện nghiên cứu và các CSBD
    CBQLGD trực thuộc Bộ trong 5 năm từ 2006 đến 2010, với nhiều nguyên
    nhân [14] như: Về nhân lực cho NCKH; Về cơ cấu tổ chức nhân sự trong
    NCKH; Về công tác quản lý; Về kinh phí, cơ sở vật chất và trang thiết bị
    cho NCKH; Về kết quả nghiên cứu (KQNC) .
    Qua việc đánh giá chung của Bộ GD&ĐT về các hạn chế, một điều rất
    rõ nét được thể hiện là: Công tác quản lý trong NCKH có nhiều hạn chế,
    liên quan đến sự công khai, minh bạch trong quá trình quản lý NCKH; Liên
    quan đến vai trò, trách nhiệm, tài năng và nghệ thuật của các chủ thể khi
    thực hiện chức năng quản lý của mình trong quá trình quản lý NCKH.
    Theo quy định, quản lý NCKH tại các CSBD CBQLGD gồm nhiều
    nội dung. Tuy nhiên, việc quản lý đề tài NCKH cấp cơ sở là một việc định
    kỳ hằng năm, tốn nhiều thời gian của các nhà quản lý tại các CSBD
    CBQLGD và là việc mà các CSBD CBQLGD có thể chi phối cũng như
    kiểm soát từ khi bắt đầu đến khi kết thúc quá trình nghiên cứu này.
    Việc các KQNC của đề tài NCKH cấp cơ sở tại các CSBD CBQLGD
    ít được áp dụng vào thực tiễn, ngoài các lý do về vai trò, trách nhiệm của
    chủ thể quản lý và các chủ thể có liên quan, lý do bị ảnh hưởng bởi các
    yếu tố tác động, còn có lý do ở việc quản lý quá trình thực hiện.
    Cho đến nay, trong nỗ lực tìm lời giải cho quản lý NCKH tại các
    CSBD CBQLGD nhằm hướng tới nâng cao hiệu quả NCKH, đặc biệt là,
    các KQNC áp dụng được vào thực tiễn vẫn chưa được quan tâm đúng mức.
    Để nâng cao hiệu quả NCKH, đặc biệt là, các KQNC của đề tài NCKH
    cấp cơ sở tại các CSBD CBQLGD áp dụng được vào thực tiễn, cần phải
    đưa ra các giải pháp theo hướng:
    - Nâng cao vai trò, trách nhiệm của chủ thể quản lý thông qua việc
    hoàn thiện các cơ chế, chính sách trong NCKH.
    - Hoàn thiện các quy trình cụ thể cũng như phát triển mối quan hệ giữa
    chủ thể quản lý với các chủ thể có liên quan trong quá trình thực hiện đề tài
    NCKH cấp cơ sở tại các CSBD CBQLGD.
    Chính những lý do khách quan nói trên trong NCKH tại các CSBD
    CBQLGD cùng sự mong mỏi chủ quan, nghiên cứu sinh đã lựa chọn đề tài:
    “Quản lý nghiên cứu khoa học tại các cơ sở bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo
    dục“ với trọng tâm là quản lý đề tài NCKH cấp cơ sở làm đề tài luận án
    tiến sĩ nhằm góp phần đổi mới quản lý theo tinh thần: Công khai, minh
    bạch, đúng vai trò, trách nhiệm nhằm nâng cao hiệu quả NCKH, đặc biệt là,
    các KQNC của đề tài NCKH cấp cơ sở tại các CSBD CBQLGD áp dụng
    được vào thực tiễn.
    2. Mục đích nghiên cứu
    Đề xuất các giải pháp quản lý NCKH tại các CSBD CBQLGD nhằm
    nâng cao hiệu quả NCKH, đặc biệt là, các KQNC của đề tài NCKH cấp cơ
    sở tại các CSBD CBQLGD áp dụng được vào thực tiễn.
    3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
    Khách thể nghiên cứu: Nghiên cứu khoa học tại các CSBD CBQLGD.
    Đối tượng nghiên cứu: Quản lý đề tài NCKH cấp cơ sở.
    4. Phạm vi nghiên cứu
    Về địa bàn: Trên cơ sở về tư cách pháp nhân và chức năng, nhiệm vụ
    có tính tương tự, luận án giới hạn nghiên cứu tại bốn cơ sở bao gồm: Học
    viện Quản lý giáo dục, Trường Cán bộ Quản lý Giáo dục Thành phố Hồ
    Chí Minh, Trường Bồi dưỡng Cán bộ giáo dục Hà Nội và Trường Bồi
    dưỡng Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Phú Thọ.
     
Đang tải...