Luận Văn Quản lý nghiên cứu khoa học ở các trường đại học Sư phạm

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Chiến lược phát triển GD 2001-2010 được Thủ tướng Chính phủ phê
    duyệt ngày 28.12.2001 đã nêu rõ: “Phải chủ động tìm ra các hình thức, cơ
    chế kết hợp hữu cơ giữa đào tạo, nghiên cứu và ứng dụng thực tiễn góp
    phần làm tăng sức cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam”.[6] Chiến lược phát
    triển KH&CN quy định chức năng, nhiệm vụ NCKH của GV trong các
    trường ĐH, [87]. Nhà nước chủ trương NC lý luận bổ sung cho việc ban
    hành chính sách và đổi mới quản lý NCKH&CN. Có nhiều NC về QL
    NCKH của Nguyễn Khánh Mậu, Lê Đức Ngọc, Vũ Tiến Trinh (12/1994),
    Thân Đức Hiền (1995), Nguyễn Đức Trí (2003); Thực tiễn QL NCKH của
    các trường ĐHSP còn nhiều bất cập. Từ lý luận và thực tiễn nói trên, đòi hỏi
    công tác QL NCKH trong các trường ĐH nói chung và các trường ĐHSP
    nói riêng phải có những đổi mới, đặc biệt là các giải pháp QL. Do đó, chúng
    tôi chọn đề tài “Quản lý nghiên cứu khoa học ở các trường Đại học sư
    phạm” để nghiên cứu.
    2. Mục đích nghiên cứu
    Đề xuất các giải pháp quản lý NCKH phù hợp, khả thi ở các trường
    ĐHSP trên cơ sở những luận cứ khoa học nhằm nâng cao chất lượng nghiên
    cứu phục vụ đào tạo ở trường ĐHSP, đổi mới giáo dục và góp phần phát
    triển KT - XH.
    3. Khách thể NC và đối tượng NC
    - Khách thể NC: Công tác nghiên cứu khoa học ở các trường ĐHSP.
    - Đối tượng NC: Quản lý công tác nghiên cứu khoa học ở các trường ĐHSP.
    4. Giả thuyết khoa học
    Nếu QL NCKH ở các trường ĐHSP theo mô hình quản lý chất lượng
    tổng thể (TQM), tác động thực hiện đồng bộ các yếu tố từ QL đầu vào, quá
    trình và QL đầu ra, kết quả thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng NCKH, thúc
    2
    đẩy công tác đào tạo, giáo dục của nhà trường và góp phần cải thiện tiến bộ
    XH.
    5. Nhiệm vụ nghiên cứu
    - Xác định những cơ sở lý luận QL NCKH ở các trường ĐHSP, tham
    khảo thêm quan điểm QL chất lượng tổng thể (TQM) ở các trường ĐH, phân
    tích, tổng kết kinh nghiệm QL NCKH của các trường ĐH một số nước.
    - Khảo sát, đánh giá thực trạng NCKH và công tác QL NCKH của 7
    trường, khoa ĐHSP từ đầu vào, quá trình, đầu ra, ứng dụng kết quả NC;
    phân tích nguyên nhân của những hạn chế trong QL NCKH một số trường
    ĐHSP. Đề xuất một số giải pháp đổi mới QL NCKH theo mô hình quản lý
    chất lượng tổng thể, nhằm nâng cao chất lượng NCKH ở các trường ĐHSP.
    - Tiến hành kiểm chứng, thử nghiệm tính hợp lý và tính khả thi của các
    giải pháp QL NCKH đã được đề xuất nhằm nâng cao chất lượng NCKH tại
    Trường ĐHSP TP. Hồ Chí Minh.
    6. Giới hạn nghiên cứu
    Luận án tập trung nghiên cứu chủ yếu về QL các đề tài NCKH cấp Bộ,
    cấp trường của GV ở 7 trường, khoa ĐHSP từ 2001-2008 vừa qua. Thử
    nghiệm một số giải pháp đổi mới QL NCKH tại trường ĐHSP TP.HCM, do
    phòng KH&CN-SĐH tiến hành thử nghiệm từ năm 2005-2008.
    7. Các luận điểm bảo vệ
    - NCKH có vai trò ngày càng quan trọng trong các trường ĐHSP nhằm
    đáp ứng yêu cầu đào tạo đội ngũ giáo viên phục vụ công cuộc đổi mới GD
    dục nói chung và giáo dục phổ thông nói riêng.
    - Chất lượng và hiệu quả NCKH ở các trường ĐHSP phụ thuộc rất nhiều
    yếu tố trong đó công tác QL của nhà trường đối với hoạt động NCKH là yếu
    tố đặc biệt quan trọng.
    - Vận dụng mô hình QL chất lượng tổng thể là xu thế chung và có tác
    động nhiều mặt trong đổi mới QL NCKH ở các trường ĐH. Chất lượng và
    kết quả NCKH nói chung và các đề tài NCKH nói riêng ở các trường ĐHSP
    3
    có thể và cần được đảm bảo thông qua thực hiện các giải pháp đổi mới QL
    hoạt động này theo mô hình quản lý chất lượng tổng thể (TQM).
    8. Phương pháp luận và phương pháp NC
    Luận án đã sử dụng các phương pháp (PP) phân tích định tính, định
    lượng: PPNC lý luận; PPNC thực tiễn; PP thống kê và xử lý số liệu.
    9. Đóng góp mới của luận án
    - Luận án đã trình bày khái quát về mô hình quản lý chất lượng tổng thể
    (TQM) và những nội dung chủ yếu trong việc vận dụng mô hình quản lý này
    vào đổi mới công tác QL NCKH ở trường ĐHSP.
    - Đưa ra các tiêu chí, công cụ đánh giá công tác NCKH, kết quả NCKH
    và quản lý NCKH cũng như quy trình QL NCKH và đề tài NCKH của GV.
    Đánh giá thực trạng kết quả và QL NCKH ở một số trường, khoa sư phạm
    trong giai đoạn 2003-2006.
    - Xây dựng hệ thống tiêu chí, chuẩn mực đánh giá chất lượng QL
    NCKH và đánh giá năng lực thực hiện đề tài NCKH của giảng viên ở các
    trường, khoa sư phạm. Đề xuất quy trình QL chất lượng tổng thể đề tài
    NCKH.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...