Thạc Sĩ Quản lý ngân sách tại huyện Hoài Đức - thành phố Hà Nội

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 14/11/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI CẢM ƠN


    Để hoàn thành luận văn, tác giả đã được sự giúp đỡ nhiệt tình và tạo
    điều kiện của rất nhiều người, sau đây là lời cảm ơn chân thành của tác giả:
    Trước hết, xin cảm ơn sâu sắc thầy giáo hướng dẫn - PGS.TS. Nguyễn
    Việt Khôi - Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội về sự hướng
    dẫn nhiệt tình và những ý kiến đóng góp quý báu để luận án được hoàn thành
    tốt hơn.
    Xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô giáo trong khoa Kinh tế
    Chính trị - Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia về những ý kiến đóng
    góp cho luận văn.
    Xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện
    Hoài Đức về việc cung cấp thông tin phục vụ cho việc phân tích trong luận
    văn, cũng như những lời góp ý để hoàn thiện luận văn.
    Xin trân trọng cảm ơn!
    Hà Nội, ngày 24 tháng 6 năm 2015
    Tác giả luận văn



    Trần Xuân Tân

    MỤC LỤC
    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT i
    DANH MỤC CÁC BẢNG ii
    DANH MỤC HÌNH . iii
    PHẦN MỞ ĐẦU . 1
    1. Tính cấp thiết của đề tài . 1
    2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn: 2
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
    4. Cấu trúc của luận văn 3
    CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH ĐỊA
    PHƯƠNG 4
    1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu . 4
    1.1.1. Các công trình nghiên cứu về ngân sách nhà nước . 4
    1.1.2. Khoảng trống nghiên cứu 7
    1.2. Tổng quan về ngân sách nhà nước 7
    1.2.1. Khái niệm NSNN 7
    1.2.2. Cơ cấu NSNN . 9
    1.2.3. Hệ thống NSNN 13
    1.2.4. Ngân sách địa phương . 14
    1.3. Quản lý nsnn và các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nsnn 17
    1.3.1. Khái niệm Quản lý NSNN . 17
    1.3.2. Nguyên tắc quản lý NSNN 17
    1.3.2. Nội dung quản lý NSNN . 19
    1.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý NSĐP 26
    1.4. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả quản lý NSNN 27

    1.5. Kinh nghiệm quản lý nsđp ở một số nước . 31
    1.5.1. Nhật bản 31
    1.5.2. Trung Quốc . 31
    1.5.3. Hoa Kỳ 32
    1.5.4. Bài học kinh nghiệm 33
    CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 35
    2.1. Thu thập dữ liệu . 35
    2.2. Xử lý dữ liệu 36
    2.2.1. Phương pháp phân tích, tổng hợp 36
    2.2.2. Phương pháp thống kê . 37
    2.2.3. Phương pháp so sánh đối chiếu 37
    2.3. Các bước thực hiện . 37
    CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
    HUYỆN HOÀI ĐỨC 39
    3.1. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội huyện hoài đức 39
    3.1.1. Đặc điểm địa lý - tự nhiên . 39
    3.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội huyện Hoài Đức 40
    3.2. Thực trạng quản lý NSNN huyện Hoài Đức 41
    3.2.1. Kết quả thu NSNN huyện Hoài Đức 2010 – 2014 41
    3.2.2. Kết quả chi NSNN huyện Hoài Đức 2010 – 2014 45
    3.3. Đánh giá thực trạng hoạt động quản lý nsnn huyện hoài đức 46
    3.3.1. Kết quả đạt được . 46
    3.3.2. Những hạn chế chủ yếu . 47
    3.3.3. Nguyên nhân hạn chế 50

    CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC HUYỆN HOÀI
    ĐỨC 51
    4.1. Mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội huyện hoài đức giai đoạn 2015 -
    2020 và tầm nhìn đến 2030 51
    4.1.1. Quan điểm phát triển . 51
    4.1.2. Mục tiêu 52
    4.2. Cơ sở đề xuất giải pháp quản lý nsnn huyện hoài đức . 55
    4.3. Những giải pháp cơ bản quản lý nsnn huyện hoài đức 55
    4.3.1. Tăng cường quản lý thu . 55
    4.3.2. Quản lý và sử dụng có hiệu quả các khoản chi NSNN . 56
    4.3.3. Đẩy mạnh thực hiện cơ chế tự chủ về tài chính 58
    4.3.4. Hoàn thiện cơ chế điều hành ngân sách . 58
    4.3.5. Đổi mới quy trình lập, chấp hành và quyết toán NSNN . 61
    4.3.6. Hoàn thiện hạch toán kế toán, quyết toán NSNN . 65
    4.3.7. Tăng cường thanh tra, kiểm tra trong quản lý NSNN . 66
    4.3.8. Nâng cao trình độ cán bộ trong quản lý NSNN 68
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO . 71

    i
    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

    STT Ký hiệu Nguyên nghĩa
    1 BS Bổ sung
    2 BQ Bình quân
    3 CĐNS Cân đối ngân sách
    4 CTMT Chương trình mục tiêu
    5 DNNN Doanh nghiệp nhà nước
    6 DT Dự toán
    7 DTTC Dự trữ tài chính
    8 ĐTPT Đầu tư phát triển
    9 GT-ĐT Giáo dục - Đào tạo
    10 GTGT Giá trị gia tăng
    11 GDP Tổng sản phẩm quốc nội
    12 HĐND Hội đồng nhân dân
    13 KBNN Kho bạc nhà nước
    14 NSNN Ngân sách nhà nước
    15 NSĐP Ngân sách địa phương
    16 NSTW Ngân sách trung ương
    17 NS Ngân sách
    18 ODA Nguồn vốn viện trợ phát triển chính thức
    19 SXKD Sản xuất kinh doanh
    20 TT Tỷ trọng
    21 TX Thường xuyên
    22 TTĐB Tiêu thụ đặc biệt
    23 TW Trung ương
    24 XDCB Xây dựng cơ bản
    25 UBND Ủy ban nhân dân


    ii
    DANH MỤC CÁC BẢNG

    STT
    Tên
    bảng
    Nội dung Trang
    1 Bảng 3.1
    Thu NSNN trên địa bàn huyện Hoài Đức giai đoạn 2010
    - 2014
    41
    2 Bảng 3.2 Tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ động viên GDP vào NSĐP 44
    3 Bảng 3.3 Chi NSĐP huyện Hoài Đức giai đoạn 2010 - 2014 45




    iii
    DANH MỤC HÌNH

    STT
    Tên
    hình
    Nội dung Trang
    1 Hình 3.1 Cơ cấu kinh tế huyện Hoài Đức 40
    2 Hình 3.2 Thu ngân sách huyện Hoài Đức giai đoạn 2010 - 2014 43
    3 Hình 3.3 Chi ngân sách huyện Hoài Đức giai đoạn 2010 - 2014 45

    1

    PHẦN MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Trong những năm qua, cùng với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của đất
    nước thì hoạt động quản lý ngân sách nhà nước có vai trò hết sức quan trọng, thể
    hiện qua việc huy động, phân bổ nguồn lực hợp lý, bảo đảm cân đối thu chi, làm
    lành mạnh tình hình tài chính, thúc đẩy nền kinh tế phát triển ổn định và bền vững.
    Tuy nhiên, thực tiễn đời sống kinh tế xã hội đang đặt ra những yêu cầu mới, đòi hỏi
    công tác quản lý ngân sách nhà nước phải tiếp tục được hoàn thiện hơn nữa.
    Từ ngày 01/08/2008, cùng với toàn bộ tỉnh Hà Tây, huyện Hoài Đức được
    sáp nhập vào Hà Nội. Ngày 21/09/2012 UBND thành phố Hà Nội đã ban hành
    Quyết định số 4157/QĐ-UBND phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế -
    xã hội huyện Hoài Đức đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Theo bản Quy
    hoạch, đến năm 2020 Hoài Đức trở thành một vùng đô thị mới phát triển có hệ
    thống giao thông tương đối hoàn chỉnh, đến năm 2030 Hoài Đức trở thành trung
    tâm đô thị hiện đại của Thành phố, có kết cấu hạ tầng hiện đại, đồng bộ, môi trường
    trong lành, có cơ cấu kinh tế dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp kết hợp dịch vụ
    du lịch sinh thái, duy trì sự phát triển hiệu quả, bền vững các làng nghề và ngành
    nghề truyền thống. Tuy nhiên, hiện nay Hoài Đức vẫn còn là huyện nông nghiệp và
    tiểu thủ công nghiệp nên khả năng huy động nguồn thu ngân sách nhà nước thấp,
    trong khi đó nhu cầu chi cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội là rất lớn, nhất là các
    khoản chi cho xây dựng đô thị, giáo dục, y tế. Việc nâng cao hiệu quả quản lý ngân
    sách huyện Hoài Đức là hết sức quan trọng, góp phần phát triển địa phương.
    Thời gian qua, công tác quản lý ngân sách nhà nước huyện Hoài Đức dù có
    những bước tiến tích cực, thu ngân sách cơ bản đáp ứng nhu cầu chi góp phần kích
    thích tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, vẫn còn một số vấn đề cần khắc phục, hoàn
    thiện. Ví dụ như : quan hệ giữa các cấp ngân sách, việc lập và chấp hành dự toán
    ngân sách, sử dụng hợp lý các nguồn lực. Quản lý ngân sách vừa phải bảo đảm
    nguyên tắc tài chính quốc gia, vừa phải phát huy tính năng động, sáng tạo, tự chủ và
    minh bạch. Vì vậy, tôi chọn đề tài “Quản lý ngân sách tại huyện Hoài Đức,
    Thành phố Hà Nội” để làm luận văn tốt nghiệp với mong muốn góp một phần nhỏ
    trong việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. 2

    2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn:
    Mục tiêu nghiên cứu
    Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là nghiên cứu những lý luận cơ bản về
    quản lý ngân sách nhà nước. Đồng thời, trên cơ sở đánh giá thực trạng hoạt động
    quản lý ngân sách nhà nước của huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội, luận văn đề ra
    những giải pháp hữu hiệu nhằm hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước
    huyện Hoài Đức trong giai đoạn tới, góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội
    của địa phương.
    Nhiệm vụ nghiên cứu
    Để đạt được mục tiêu, tác giả sẽ thực hiện một số công việc :
    Nghiên cứu một số lý luận về quản lý ngân sách nhà nước, làm rõ nội dung
    quản lý ngân sách nhà nước, các tiêu chí đánh giá hiệu quả quản lý ngân sách nhà
    nước trong đó tập trung vào quản lý ngân sách cấp địa phương.
    Đánh giá thực trạng quản lý ngân sách nhà nước hiện nay trên địa bàn huyện
    Hoài Đức, làm rõ đặc thù và những mặt tích cực, mặt yếu kém, nguyên nhân và những
    bài học kinh nghiệp trong công tác quản lý ngân sách nhà nước ở huyện Hoài Đức.
    Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách nhà nước ở
    huyện Hoài Đức, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu :
    Đối tượng nghiên cứu của luận văn: những vấn đề lý luận về quản lý NSNN ;
    các hoạt động quản lý NSNN tại huyện Hoài Đức – TP. Hà Nội.
    Phạm vi nghiên cứu của luận văn :
    - Về nội dung : Luận văn nghiên cứu về quản lý thu, quản lý chi, định mức,
    chi tiêu cơ bản của NSNN huyện Hoài Đức ở các cấp chính quyền địa phương.
    - Về thời gian : luận văn đánh giá hoạt động quản lý NSNN huyện Hoài Đức
    trong giai đoạn 2010 - 2014.
    Câu hỏi nghiên cứu:
    - Nội dung quản lý NSNN là gì? Thực trạng hoạt động quản lý NSNN tại
    huyện Hoài Đức hiện nay như thế nào? Làm thế nào để nâng cao hiệu quả quản lý
    NSNN huyện Hoài Đức trong thời gian tới? 3

    4. Cấu trúc của luận văn
    Cấu trúc luận văn: Ngoài phần mở đầu luận văn này được chia thành bốn
    chương như sau:
    Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và một số lý vấn đề lý luận về
    quản lý ngân sách địa phương
    Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
    Chương 3: Đánh giá hoạt động quản lý ngân sách nhà nước huyện Hoài Đức
    Chương4: Giải pháp quản lý ngân sách nhà nước huyện Hoài Đức
     
Đang tải...