Thạc Sĩ Quản lý Ngân sách Nhà nước tại Kho bạc Nhà nước thị xã Bà Rịa tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 27/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn thạc sĩ năm 2011
    Đề tài: Quản lý Ngân sách Nhà nước tại Kho bạc Nhà nước thị xã Bà Rịa tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

    MỤC LỤC
    Lời cam ñoan i
    Lời cảm ơn ii
    Mục lục iii
    Danh mục chữ viết tắt v
    Danh mục bảng vi
    1 MỞ ðẦU 1
    1.1 Tính cấp thiết của ñề tài 1
    1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
    1.3 ðối tượng nghiên cứu 3
    1.4 Nội dung nghiên cứu 3
    1.5 Phạm vi nghiên cứu 3
    2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NSNN VÀ
    QUẢN LÝ NSNN TẠI KHO BẠC 4
    2.1 Cơ sở lý luận về ngân sách nhà nước và quản lý ngân sách nhà
    nước tại kho bạc nhà nước 4
    2.1.1 Tổ chức hệ thống Ngân sách Nhà nước 4
    2.1.2 Nội dung quản lý Ngân sách Nhà nước tại Kho bạc Nhà nước 16
    2.1.3 Sự cần thiết của cơ chế phân cấp quản lý Ngânsách Nhà nước 24
    2.2 Cơ sở thực tiễn về quản lý NSNN và quản lý ngânsách nhà nước
    tại kho bạc nhà nước 29
    2.2.1 Sự ra ñời và phát triển của Kho bạc Nhà nước 29
    2.2.2 Sự ra ñời và phát triển của Kho bạc Nhà nước Việt Nam 31
    2.2.3 Kinh nghiệm quản lý NSNN ở một số nước trên thế giới 41
    2.3 Kinh nghiệm thực tiễn trong công tác quản lý ngân sách nhà
    nước qua kho bạc nhà nước ở Việt Nam 53
    3 ðẶC ðIỂM ðỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 63
    3.1 Giới thiệu về thị xã Bà Rịa và kho bạc nhà nước thị xã Bà Rịa
    tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu 63
    3.1.1 Giới thiệu về ñịa bàn thị xã Bà Rịa tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu 63
    3.1.2 Giới thiệu tổng quan về Kho bạc Nhà nước thịxã Bà Rịa 71
    3.2 Phương pháp nghiên cứu 75
    3.2.1 Khung phân tích 75
    3.2.3 Phương pháp phân tích 76
    4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ ðÁNH GIÁ THỰC TRẠNG
    CÔNG TÁC QUẢN LÝ NSNN TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC 78
    4.1 Thực trạng quản lý quỹ ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước
    thị xã Bà Rịa 78
    4.1.1 Công tác quản lý thu nộp NSNN tại KBNN thị xãBà Rịa 81
    4.1.2 Công tác quản lý kiểm soát chi NSNN tại KBNN thị xã Bà Rịa 91
    4.2 Giải pháp ñổi mới và nâng cao hiệu quả quản lý NSNN tại kho
    bạc nhà nước thị xã Bà Rịa tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu 105
    4.2.1 Cải cách thủ tục hành chính và hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ
    chế chính sách về hoạt ñộng KBNN: 105
    4.2.2 Công tác ñào tạo cán bộ KBNN và nâng cao hiệuquả tổ chức
    thực hiện nghiệp vụ của cán bộ KBNN 107
    4.2.3 Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền và công khai hóa
    các thủ tục hành chính về quản lý thu chi NSNN 109
    4.2.4 Khai thác hiệu quả chương trình thu thuế trựctiếp TCS; chương
    trình Tabmis và mở rộng phạm vi, ñịa bàn thu thuế trực tiếp qua
    KBNN 109
    4.2.5 Tăng cường hợp tác quốc tế, tập trung thực hiện hiện ñại hóa làm
    ñộng lực cho cải cách và ñổi mới hoạt ñộng KBNN 110
    5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 111
    5.1 Kết luận 111
    5.2 Kiến nghị 112
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 115

    1. MỞ ðẦU
    1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ðỀ TÀI
    Trong những năm qua, cùng với việc chuyển sang nền kinh tế thị
    trường (KTTT) ñịnh hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN), Ngân sách Nhà nước
    (NSNN) ñã trở thành công cụ tài chính quan trọng, góp phần to lớn vào việc
    phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH). Vai trò của NSNN ñã ñược thể hiện rõ
    trong việc giúp nhà nước hình thành các quan hệ thịtrường, góp phần kiểm
    soát lạm phát, tỷ lệ lãi suất thích hợp ñể từ ñó làm lành mạnh hoá nền tài
    chính quốc gia, ñảm bảo sự ổn ñịnh và phát triển nền kinh tế. Trong những
    thành tựu chung của nền kinh tế, phải kể ñến vai trò quan trọng của hệ thống
    tài chính nói chung và ngành Kho bạc Nhà nước (KBNN) nói riêng. Trong ñó
    hoạt ñộng của KBNN ñã góp phần tích cực vào công việc quản lý quỹ NSNN,
    thúc ñẩy nền kinh tế phát triển, kiềm chế lạm phát,ổn ñịnh giá cả thị trường,
    ñiều hòa ñược lưu thông tiền tệ. Giúp NSNN giảm dầnbội chi và tiến tới nhà
    nước không cần phát hành tiền ñể bù ñắp thiếu hụt ngân sách.
    Tuy nhiên bên cạnh những mặt tích cực ñó thì việc quản lý NSNN
    trong thời gian qua vẫn còn thất thoát, lãng phí, tham nhũng và sự yếu kém
    trong việc quản lý thu, chi NSNN ñã ñặt ra cho chúng ta cần có cái nhìn sâu
    hơn về tình trạng thâm hụt NSNN. Trong ñiều kiện hiện nay, NSNN còn bội
    chi, yêu cầu thu NSNN là: ñảm bảo tập trung nguồn thu, tăng cường bồi
    dưỡng nguồn thu ñược xác ñịnh là một trong những nhiệm vụ trọng tâm nhằm
    bảo ñảm ñủ nguồn lực, phục vụ tốt cho chiến lược phát triển KT-XH mà ðảng
    và nhà nước ñề ra.
    Thị xã Bà Rịa ñược thành lập theo Nghị ñịnh số 45/CP ngày 02 tháng 6
    năm 1994 và ñi vào hoạt ñộng từ ngày 15 tháng 8 năm1994. Tình hình thu
    NSNN trên ñịa bàn thị xã Bà Rịa luôn vượt chỉ tiêu dự toán hàng năm và năm
    sau cao hơn năm trước, tổng thu NSNN 05 năm giai ñoạn năm 2006 – 2010
    Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
    2
    tăng 16,2% so với dự toán, mức tăng trưởng kinh tế bình quân ñạt 19% -20%/năm; GDP bình quân ñầu người năm 2010 ñạt 2.950USD, tăng gấp 1,58
    lần so với năm 2006; mức hưởng thụ văn hóa của người dân thị xã năm 2010
    là 44 lần/người/năm, tỷ lệ gia ñình văn hóa là 97,19% .[34]
    Thời gian qua, công tác quản lý NSNN trên ñịa bàn thị xã Bà Rịa có
    nhiều chuyển biến tích cực, thu NSNN cơ bản ñã ñáp ứng nhu cầu chi NSNN
    góp phần kích thích tăng trưởng và phát triển KT-XH. Tuy nhiên công tác
    quản lý NSNN trên ñịa bàn thị xã Bà Rịa vẫn còn những tồn tại rất cơ bản cần
    phải khắc phục và hoàn thiện, ñó là: Lập dự toán vàchấp hành dự toán Ngân
    sách chưa gắn với với kế hoạch phát triển KT-XH trên ñịa bàn; Mối quan hệ
    giữa các cấp Ngân sách; Nguồn lực Ngân sách chưa ñược khai thác một cách
    triệt ñể, ñơn vị sử dụng Ngân sách phải chấp hành những quy ñịnh mang nặng
    tính thủ tục hành chính, không khuyến khích tiết kiệm và chống lãng phí.
    Quản lý NSNN phải vừa ñảm bảo tính tập trung của chính sách tài chính quốc
    gia, vừa phát huy tính năng ñộng, sáng tạo, tính tựchủ minh bạch, công khai
    và trách nhiệm ñược ñặt ra là cấp bách cả về thực tiễn và lý luận vì thế chúng
    tôi chọn nghiên cứu ñề tài: “Quản lý Ngân sách Nhà nước tại Kho bạc Nhà
    nước thị xã Bà Rịa tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu”
    1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
    1.2.1 Mục tiêu chung
    ðánh giá tình hình quản lý các khoản thu nộp vào NSNN và công tác
    quản lý thanh toán các khoản chi của NSNN tại KBNN thị xã Bà Rịa, trên cơ
    sở ñó ñưa ra một số giải pháp nhằm tăng cường kiểm soát, quản lý thu, chi
    NSNN ñúng pháp luật.
    1.2.2 Mục tiêu cụ thể
    - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý thu, chi NSNN tại KBNN.
    Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
    3
    - ðánh giá thực trạng công tác thu nộp NSNN và kiểm soát chi NSNN
    của KBNN trên ñịa bàn thị xã Bà Rịa tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.
    - ðề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường quản lýthu, chi NSNN
    trên ñịa bàn thị xã Bà Rịa tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.
    1.3 ðỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
    - Công tác quản lý NSNN tại KBNN thị xã Bà Rịa.
    - Những vấn ñề liên quan ñến quản lý NSNN tại KBNNthị xã Bà Rịa.
    1.4 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
    ðề tài tập trung nghiên cứu vào một số nội dung sau:
    - Qui trình quản lý thu, chi NSNN tại KBNN thị xã Bà Rịa.
    - Kết quả quá trình quản lý thu, chi NSNN tại KBNN thị xã Bà Rịa.
    - Phân tích và ñánh giá những hạn chế trong quá trình quản lý NSNN
    trên ñịa bàn thị xã Bà Rịa.
    - ðề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm góp phần ñổi mới và
    nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý NSNN tại KBNN thị xã Bà Rịa tỉnh
    Bà Rịa Vũng Tàu.
    1.5 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
    1.5.1 Phạm vi không gian
    ðề tài ñược nghiên cứu và thực hiện tại thị xã Bà Rịa tỉnh BR-VT.
    1.5.2 Phạm vi thời gian
    ðề tài ñược thực hiện từ tháng 10 năm 2010 ñến tháng 10 năm 2011.
    Do ñó tài liệu phục vụ cho việc ñánh giá công tác quản lý NSNN tại KBNN
    thị xã Bà Rịa tập trung chủ yếu từ năm 2008 ñến năm2010.
    Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
    4
    2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NSNN VÀ
    QUẢN LÝ NSNN TẠI KHO BẠC
    2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ QUẢN LÝ
    NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC
    2.1.1 Tổ chức hệ thống Ngân sách Nhà nước
    2.1.1.1 Khái niệm Ngân sách Nhà nước
    Luật NSNN số 01/2002/QH11 ñã ñược Quốc hội thông qua ngày
    16/12/2002 quy ñịnh: “NSNN là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước
    trong dự toán ñã ñược cơ quan NN có thẩm quyền quyết ñịnh và thực hiện
    trong một năm ñể ñảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước”
    - Từ ñịnh nghĩa trên có thể thấy Luật NSNN chú ñến vấn ñề lớn khi ñề
    cập về khái niệm NSNN: [14]
    + Một là, tính cụ thể của NSNN biểu hiện ở: “Toàn bộ các khoản thu,
    chi của Nhà nước”, tức là nội dung của NSNN bao gồmhai yếu tố thu và chi.
    + Hai là, phải ñược “Cơ quan nhà nước có thẩm quyềnquyết ñịnh”, ở
    nước ta là Quốc hội, cơ quan quyền lực cao nhất có ñủ thẩm quyền phê duyệt
    dự toán NSNN hàng năm do Chính phủ trình.
    + Ba là, thời hạn thực hiện NSNN ñược tính trong một năm. Như vậy
    mỗi năm sẽ có một dự toán ngân sách khác nhau.
    + Bốn là, thực hiện NSNN nhằm ñảm bảo thực hiện cácchức năng,
    nhiệm vụ của Nhà nước, ở ñây nói về khía cạnh vai trò ngân sách là công cụ
    của Nhà nước khi xây dựng và chấp hành Ngân sách.
    - Thu NSNN bao gồm các khoản thu từ thuế, phí, lệ phí, các khoản thu
    từ hoạt ñộng kinh tế của Nhà nước, các khoản ñóng góp của các tổ chức và cá
    nhân, các khoản viện trợ và các khoản thu khác theoqui ñịnh của pháp luật.
    - Chi NSNN bao gồm các khoản chi phát triển kinh tế xã hội ñảm bảo
    bộ máy hoạt ñộng của Nhà nước, chi trả nợ của Nhà nước, chi viện trợ và các
    Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
    5
    khoản chi khác theo qui ñịnh của pháp luật.[30]
    2.1.1.2 Bản chất của Ngân sách Nhà nước
    - Bản chất của NSNN là quan hệ phân phối sản phẩm xã hội và thu
    nhập quốc gia. Nhà nước tham gia phân phối sản phẩmxã hội (chủ thể), các
    tổ chức cá nhân bị phân phối (khách thể). Mục ñích là thực hiện các chức
    năng nhiệm vụ của Nhà nước như (quản lý Nhà nước, an ninh quốc phòng, y
    tế giáo dục, ñầu tư xây dựng ). Nguồn thu cơ bản mang tính chất bắt buộc
    của NSNN là thu nhập quốc dân, ñược sáng tạo ra trong khu vực sản xuất
    kinh doanh và các khoản chi chủ yếu của NSNN mang tính chất không hoàn
    lại trực tiếp ñược hướng vào ñầu tư phát triển kinhtế và tiêu dùng xã hội. Nhà
    nước bằng quyền lực chính trị của mình và xuất pháttừ nhu cầu về tài chính
    ñể ñảm bảo thực hiện các chức năng của Nhà nước ñã xác ñịnh các khoản thu,
    chi của NSNN. ðiều này cho thấy sự tồn tại của Nhà nước, vai trò của Nhà
    nước ñối với ñời sống KT–XH là những yếu tố cơ bản quyết ñịnh sự tồn tại
    của Nhà nước và tính chất hoạt ñộng của nó. NSNN ñược sử dụng ñể phân
    phối các nguồn tài chính hình thành nên quỹ tiền tệtập trung, ñồng thời Nhà
    nước coi Ngân sách là công cụ tài chính ñể kiểm tracác hoạt ñộng KT-XH.
    Quá trình phân phối tổng sản phẩm quốc dân ñã làm xuất hiện hệ thống các
    quan hệ tài chính và ñược thể hiện ở phần thu cũng như chi của NSNN. Hệ
    thống các quan hệ tài chính tạo nên bản chất kinh tế của NSNN. [30]
    - Trong thực tế nhìn bề ngoài của hoạt ñộng NSNN biểu hiện ña dạng
    với hình thức các khoản thu và các khoản chi tài chính của Nhà nước ở các
    lĩnh vực hoạt ñộng KT-XH. Các khoản thu chi này ñược tổng hợp trong một
    bảng dự toán thu chi tài chính ñược thực hiện trongmột khoảng thời gian nhất
    ñịnh. Các khoản thu mang tính chất bắt buộc của NSNN là một bộ phận các
    nguồn tài chính chủ yếu ñược tạo ra thông qua việc phân phối thu nhập quốc
    dân ñược sáng tạo ra trong khu vực sản xuất kinh doanh và các khoản chi chủ
    yếu của NSNN mang tính chất cấp phát phục vụ cho dầu tư phát triển và tiêu
    Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
    6
    dùng của xã hội. Như vậy về hình thức có biểu hiện:NSNN là toàn bộ các
    khoản thu, chi của Nhà nước có trong dự toán, ñã ñược cơ quan Nhà nước có
    thẩm quyền phê duyệt và ñược thực hiện trong một năm ñể ñảm bảo việc thực
    hiện chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước.
    - Tuy nhiên, hoạt ñộng của NSNN là hoạt ñộng phân phối các nguồn tài
    chính của xã hội gắn liền với việc hình thành và sửdụng quỹ tiền tệ tập trung
    là NSNN. Trong quá trình phân phối ñó làm phát sinhcác quan hệ tài chính
    giữa một bên là Nhà nước và một bên là các chủ thể trong xã hội. Những quan
    hệ tài chính này bao gồm:
    + Quan hệ kinh tế NSNN với các doanh nghiệp: Các quan hệ kinh tế
    này phát sinh trong quá trình hình thành các nguồn thu của Ngân sách dưới
    hình thức các loại thuế mà doanh nghiệp phải nộp. ðồng thời Ngân sách chi
    hỗ trợ cho sự phát triển của doanh nghiệp dưới hìnhthực xây dựng cơ sở hạ
    tầng, hỗ trợ vốn
    + Quan hệ kinh tế NSNN với các ñơn vị hành chính sự nghiệp: Quan hệ
    này phát sinh trong quá trình phân phối lại các khoản thu nhập bằng việc
    Ngân sách cấp kinh phí cho các ñơn vị quản lý Nhà nước. ðồng thời, trong cơ
    chế KTTT các ñơn vị có hoạt ñộng sự nghiệp có các khoản thu phí và lệ phí,
    nguồn thu này một phần các ñơn vị làm nghĩa vụ tài chính ñối với NSNN và
    một phần trang trải các chi tiêu của mình ñể giảm bớt gánh nặng cho NSNN.
    + Quan hệ kinh tế NSNN với các tầng lớp dân cư: Quan hệ này thể hiện
    quan việc một bộ phận dân cư thực hiện nghĩa vụ tàichính với Nhà nước
    bằng việc nộp các khoản thuế, phí, lệ phí. Một bộ phận dân cư khác nhận từ
    NSNN các khoản trợ cấp theo chính sách qui ñịnh.
    + Quan hệ kinh tế NSNN với thị trường tài chính: Quan hệ này phát
    sinh khi Nhà nước tham gia vào thị trường tài chínhbằng việc phát hành các
    loại chứng khoán của KBNN nhằm huy ñộng vốn của cácchủ thể trong xã hội
    ñể ñáp ứng nhu cầu cân ñối vốn của NSNN.

    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    1- ðào Thị Bích Hạnh, “Chuẩn mực kế toán Nhà nước Cộng hòa Pháp –
    Những kinh nghiệm xây dựng kế toán công ở Việt Nam”, Tạp chí
    Quản lý Ngân quỹ Quốc gia, số 83/2009, trang 47-50.
    2- ðỗ Thị Xuân, “Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý NSNN trên ñịa bàn
    tỉnh Ninh Bình”, Tạp chí Quản lý Ngân quỹ Quốc gia,số 98/2010,
    trang 16-19.
    3- Hoàng Thị Thúy Nguyệt, “Cải cách quản lý Ngân sách của Sinhgapo”, Tạp
    chí Quản lý Ngân quỹ Quốc gia, số 89/2009, trang 74-76.
    4- Lê Tấn Hùng, “Những bất cập từ các văn bản qui ñịnh kiểm soát chi
    thường xuyên trong hệ thống KBNN”, Tạp chí Quản lý Ngân quỹ
    Quốc gia, số 98/2010, trang 24-26.
    5- Nguyễn Công Nghiệp, “Chiến lược Tài chính ñến năm 2020: Tầm nhìn và
    ñịnh hướng”, Tạp chí Quản lý Ngân quỹ Quốc gia, số 8/2010, trang
    32-36.
    6- Nguyễn Thị Bích Vân, “Nâng cao hiệu quả giám sáttừ xa công tác quản lý
    quỹ NSNN trong ñiều kiện triển khai TABMIS”, Tạp chí Quản lý
    Ngân quỹ Quốc gia, số 100/2010, trang 30-32.
    7- Nguyễn Văn Hưng, “ðể kiểm soát chi thông thoáng và hiệu quả”, Tạp chí
    Quản lý Ngân quỹ Quốc gia, số 99/2010, trang 22-25.
    8- Tạ Vĩnh ðông, “Phối hợp thu NSNN giữa KBNN, cơ quan thu và Ngân
    hàng Thương mại”, Tạp chí Quản lý Ngân quỹ Quốc gia, số
    97/2010, trang 26-29.
    9- Trần Xuân Trí, “Chiến lược phát triển KBNN ñến năm 2020”, Tạp chí
    Quản lý Ngân quỹ Quốc gia, số 103+104/2011, trang 6-9.
    10- Tuấn Nguyên, “Thuế Nhà nước: Cải cách và hiện ñại hóa hệ thống thuế
    tạo ñiều kiện tối ña cho người nộp thuế”, Tạp chí Quản lý Ngân quỹ
    Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
    116
    Quốc gia, số 97/2010, trang 47-49.
    11- Vũ Thanh Mại, “Phát triển Kho bạc ñiện tử: Triển vọng và thách thức”,
    Tạp chí Quản lý Ngân quỹ Quốc gia, số 88/2009, trang 12-15.
    12- Bộ Tài Chính (2006), Quyết ñịnh số 3414/Qð-BTC ngày 18/10/2006 của
    Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc triển khai Dự án hiện ñại hóa qui
    trình quản lý thu, nộp thuế giữa Cơ quan thuế - Khobạc Nhà nước –
    Hải quan – Tài chính.
    13- Bộ Tài Chính (2008), Thông tư số 128/2008/TT-BTC ngày
    24/12/2008 của Bộ Tài chính về hướng dẫn thu và quản lý các
    khoản thu NSNN qua KBNN.
    14- Bộ Tài chính (2009), Công văn số: 7988/BTC-BCðHðHTNS ngày
    04/6/2009 của Bộ tài chính - Ban chỉ ñạo dự án hiệnñại hoá thu
    NSNN về triển khai diện rộng giai ñoạn 1 dự án hiệnñại hoá thu
    NSNN.
    15- Chính phủ nước CHXHCNVN (2003), Nghị ñịnh số 60/2003/Nð-CP
    ngày 06/6/2003 V/v quy ñịnh chi tiết và hướng dẫn thi hành luật
    NSNN.
    16- Chính phủ nước CHXHCNVN (2010), Nghị ñịnh số 79/2010/Nð-CP
    ngày 14/7/2010 của Chính phủ về nghiệp vụ quản lý nợ công.
    17- Hội ñồng Bộ Trưởng (1990), Quyết ñịnh số 07/HÐBT ngày 04/01/1990
    của Hội ñồng Bộ trưởng tái thành lập hệ thống KBNN trực thuộc Bộ
    Tài chính với chức năng và nhiệm vụ chủ yếu là quảnlý quỹ NSNN
    và các quỹ dự trữ tài chính Nhà nước.
    18- Kho bạc Nhà nước thị xã Bà Rịa (2009), Báo cáo 162/KBNN-TH ngày
    12/01/2009 của Giám ñốc KBNN thị xã Bà Rịa V/v Báo cáo tình
    hình hoạt ñộng năm 2008 và phương hướng nhiệm vụ năm 2009.
    19- Kho bạc Nhà nước thị xã Bà Rịa (2010), Báo cáo 186/KBNN-TH ngày
    10/01/2010 của Giám ñốc KBNN thị xã Bà Rịa V/v Báo cáo tình
    Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
    117
    hình hoạt ñộng năm 2009 và phương hướng nhiệm vụ năm 2010.
    20- Kho bạc Nhà nước thị xã Bà Rịa (2011), Báo cáo tổng hợp kết quả chi
    NSNN trên ñịa bàn giai ñoạn năm 2006 – 2010.
    21- Kho bạc Nhà nước thị xã Bà Rịa (2011), Báo cáo tổng hợp kết quả thu
    NSNN trên ñịa bàn giai ñoạn năm 2006 – 2010.
    22- Kho bạc Nhà nước thị xã Bà Rịa (2011), Báo cáo 207/KBNN-TH ngày
    16/01/2011 của Giám ñốc KBNN thị xã Bà Rịa V/v Báo cáo tình
    hình hoạt ñộng năm 2010 và phương hướng nhiệm vụ năm 2011.
    23- Kho bạc Nhà nước Việt Nam (2007), Quyết ñịnh số1243/Qð-KBNN
    ngày 21/9/2007 của Tổng giám ñốc KBNN V/v Ban hành qui trình
    kiểm soát thanh toán vốn ñầu tư thuộc xã, thị trấn qua hệ thống
    KBNN.
    24- Kho bạc Nhà nước Việt Nam (2009), Quyết ñịnh số272/Qð-KBNN ngày
    09/4/2009 của Tổng giám ñốc KBNN V/v Ban hành qui trình quản
    lý nghiệp vụ kho quỹ trên máy tính trong hệ thống KBNN.
    25- Kho bạc Nhà nước Việt Nam (2009), Quyết ñịnh số1027/Qð-BTC ngày
    19/5/2009 của Bộ Tài chính V/v Ban hành qui trình quản lý thu
    NSNN theo dự án hiện ñại hóa thu, nộp NSNN.
    26- Kho bạc Nhà nước Việt Nam (2009), Quyết ñịnh số1116/Qð-KBNN
    ngày 24/11/2009 của Tổng giám ñốc KBNN V/v Qui trình giao dịch
    một cửa liên thông trong kiểm soát chi thường xuyênNSNN.
    27- Kho bạc Nhà nước Việt Nam (2011), Quyết ñịnh số1076/KBNN-KSC
    ngày 27/6/2011 của Tổng giám ñốc KBNN V/v một số nội dung cần
    lưu ý trong triển khai nhiệm vụ kiểm soát chi NSNN.
    28- Phòng Thống kê Thị xã Bà Rịa (2011), Báo cáo thống kê các chỉ tiêu kinh
    tế giai ñoạn 2006 – 2010 của Phòng Thống kê Thị xã Bà Rịa năm
    2011.
    29- Quốc hội Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2002), Luật Ngân
    Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
    118
    sách Nhà nước số 01/2002/QH 11 ngày 16/12/2002.
    30- Quốc hội Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2006), Luật
    Quản lý thuế số 78/2006/QH 11 ngày 29/11/2006 Thuế và các văn
    bản hướng dẫn thi hành Luật Quản lý thuế.
    31- UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (2009), Nghị quyết số 39/2009/NQ-HðND kỳ họp thứ 13 – Khoá III, ngày 31/12/2009 của Hội ñồng
    nhân dân thị xã Bà Rịa về việc nhiệm vụ phát triểnkinh tế - xã hội,
    dự toán thu chi ngân sách và phương án phân bổ ngânsách thị xã
    năm 2010.
    32- UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (2009), Quyết ñịnh số 80/2009/Qð-UBND ngày 16/12/2009 của UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu về việc
    giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển KT - XH và dự toán thu chi NSNN
    năm 2010.
    33- Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu (2011), Quyết ñịnh số 1026/Qð-UBND ngày 16/2/2011 V/v ðề án thành lập thành phố Bà Rịa.
    34- Ủy ban nhân dân thị xã Bà Rịa (2011), Báo cáo 872/UBND-BC ngày
    09/01/2011 của Ủy ban nhân dân thị xã Bà Rịa V/v Báo cáo tình
    hình hoạt ñộng năm 2010 và phương hướng nhiệm vụ năm 2011.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...