Luận Văn Quản lý môi trường nước

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi taitailieu_17, 13/3/12.

  1. webtailieu.org_17

    Bài viết:
    93
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU

    Tài nguyên nước là thành phần chủ yếu của môi trường sống, quyết định sự thành công trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội,đảm bảo quốc phòng, an ninh quốc gia. Hiện nay, nguồn tài nguyên thiên nhiên quý hiếm và quan trọng này đang phải đối mặt với nguy cơ ô nhiễm và cạn kiệt. Nguy cơ thiếu nước đặc biệt là nước ngọt và sạch là một hiểm họa lớn đối với sự tồn vong của con người cũng như toàn bộ sự sống trên Trái Đất. Do đó, con người cần phải nhanh chóng có các biện pháp bảo vệ và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên nước.
    Hiện nay, đã có nhiều hoạt động tuyên truyền chủ trương xã hội hóa công tác bảo vệ tài nguyên nước, đưa ra nhiều biện pháp nhằm kêu gọi tất cả các thành viên trong xã hội nâng cao ý thức, cùng hành động tích cực nguồn tài nguyên thiên này. Bảo vệ tài nguyên nước là nhiệm vụ cấp bách nó không chỉ đáp ứng các nhu cầu trước mắt mà còn tạo nên nền tảng vững chắc cho sự nghiệp bảo vệ tài nguyên và môi trường trong tương lai lâu dài vì đó là sự sống của chính chúng ta và con cháu sau này.


    ****

    KẾT LUẬN

    Tài nguyên nước của Việt Nam là hữu hạn và phần lớn bắt nguồn từ các nước xung quanh. Do sự biến đổi của tự nhiên và các tác động tiêu cực của hoạt động kinh tế thiếu quản lý, xu hướng suy giảm tài nguyên nước cả về số lượng, chất lượng đã xuất hiện. Nhu cầu sử dụng nước cho các ngành kinh tế ngày càng tăng nhanh. Để phát triển các ngành kinh tế, xã hội một cách hiệu quả trong thời gian tới cần phải thực hiện sự phát triển tài nguyên nước và chiến lước quản lý tài nguyên nước thông qua quản lý lưu vực sông. Điều này có thể bảo đảm sự phát triển bền vững không chỉ ngành nước mà còn cho các ngành kinh tế khác.
    Tuy nhiên, trong một vài thập kỷ tới dân số nước ta sẽ tăng lên, nền kinh tế sẽ bước sang giai đoạn mới theo hướng đa dạng hóa sản xuất, đẩy mạnh CNH – HĐH, nhu cầu nước cho các ngành kinh tế sẽ cao hơn nhiều. Việc quản lý tổng hợp tài nguyên nước sẽ phải được hoàn thiện hơn cả về chủ trương, chính sách cũng như thể chế, tổ chức. Nhất là trong bối cảnh hiện nay, các chính sách về quản lý tài nguyên nước dường như phải độc lập với hoạt động quản lý các vùng đất ngập nước. Các phân tích, đánh giá trong báo sẽ đóng góp một phần vào việc nâng cao hiệu lực của hệ thống chính sách và cơ cấu tổ chức quản lý tổng hợp tài nguyên nước phù hợp với giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...