Tiến Sĩ Quản lý liên kết đào tạo giữa trường cao đẳng nghề với doanh nghiệp ở tỉnh Vĩnh Phúc đáp ứng yêu cầu

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 2/6/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ
    NĂM 2015
    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài 1
    2. Mục đích nghiên cứu 2
    3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 2
    4. Giả thuyết khoa học 3
    5. Nhiệm vụ nghiên cứu 3
    6. Phạm vi nghiên cứu 3
    7. Phương pháp tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 4
    8. Những luận điểm cần bảo vệ 7
    9. Những đóng góp mới của luận án 7
    10. Cấu trúc của luận án 8
    Chương 1
    CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ LIÊN KẾT ĐÀO TẠO
    GIỮA TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ VỚI DOANH NGHIỆP
    ĐÁP ỨNG YÊU CẦU PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC
    1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề 9
    1.1.1. Những nghiên cứu về lợi ích của liên kết đào tạo 9
    1.1.2. Những nghiên cứu về giải pháp thúc đẩy quản lý liên kết đào tạo 11
    1.1.3. Những nghiên cứu về chính sách liên quan tới quản lý liên kết đào
    tạo giữa nhà trường với doanh nghiệp
    1.1.4. Những nghiên cứu về mô hình liên kết và quản lý liên kết đào tạo 14
    1.2. Liên kết đào tạo giữa trường cao đẳng nghề với doanh nghiệp đáp
    ứng yêu cầu phát triển nhân lực
    1.2.1. Một số khái niệm liên quan 18
    1.2.2. Yêu cầu phát triển nhân lực cao đẳng nghề giai đoạn hiện nay 24
    12
    18 1.2.3. Nội dung liên kết đào tạo giữa nhà trường với doanh nghiệp 26
    1.2.4. Mô hình tổ chức liên kết đào tạo giữa nhà trường với doanh nghiệp 32
    1.2.5. Tổ chức liên kết đào tạo theo mô hình CIPO 35
    1.2.6. Nguyên tắc thiết lập hoạt động liên kết đào tạo với doanh nghiệp 37
    1.3. Quản lý liên kết đào tạo giữa trường cao đẳng nghề với doanh
    nghiệp đáp ứng yêu cầu phát triển nhân lực
    1.3.1. Một số khái niệm liên quan 38
    1.3.2. Điều kiện thực hiện quản lý liên kết đào tạo 39
    1.3.3. Mô hình quản lý liên kết đào tạo 45
    1.3.4. Nội dung quản lý liên kết đào tạo theo mô hình CIPO 50
    1.3.5. Mối quan hệ giữa liên kết đào tạo và quản lý liên kết đào tạo giữa
    trường cao đẳng nghề với doanh nghiệp
    1.3.6. Các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý liên kết đào tạo 59
    1.4. Bài học đối với Việt Nam từ kinh nghiệm về liên kết đào tạo với
    doanh nghiệp của một số quốc gia trên thế giới62
    1.4.1. Kinh nghiệm của một số quốc gia châu Âu 62
    1.4.2. Kinh nghiệm của một số quốc gia châu Á 63
    1.4.3. Bài học đối với ở Việt Nam 64
    Kết luận chương 1


    Chương 2
    THỰC TRẠNG QUẢN LÝ LIÊN KẾT ĐÀO TẠO GIỮA TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ
    VỚI DOANH NGHIỆP Ở TỈNH VĨNH PHÚC ĐÁP ỨNG YÊU CẦU
    PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC
    2.1. Mô tả quá trình và phương pháp khảo sát67
    2.2. Vài nét về Vĩnh Phúc 69
    2.2.1. Điều kiện tự nhiên và tổ chức hành chính tác động đến sự phát triển
    nhân lực của tỉnh Vĩnh Phúc
    2.2.2. Đặc điểm dân số 69
    2.2.3. Phát triển kinh tế và yêu cầu giải quyết việc làm 70
    2.2.4. Doanh nghiệp Vĩnh Phúc 71
    2.2.4. Năng lực cạnh tranh và thực trạng nhân lực CĐN ở Vĩnh Phúc 76
    2.3. Thực trạng liên kết đào tạo giữa trường cao đẳng nghề với doanh nghiệp
    ở tỉnh Vĩnh Phúc đáp ứng yêu cầu phát triển nhân lực
    2.3.1. Thực trạng liên kết trong tuyển sinh 80
    2.3.2. Thực trạng liên kết xây dựng chuẩn đầu ra 81
    2.3.3. Thực trạng liên kết xây dựng mục tiêu, nội dung chương trình đào
    tạo theo hướng đáp ứng yêu cầu doanh nghiệp
    2.3.4. Thực trạng hoạt động bảo đảm nguồn lực trong quá trình liên kết 83
    2.3.5. Thực trạng liên kết đổi mới phương pháp dạy, học đáp ứng yêu cầu
    doanh nghiệp
    2.3.6. Thực trạng liên kết đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá 87
    2.3.7. Thực trạng kết quả tốt nghiệp (Output) 88
    2.3.8. Thực trạng việc làm sau tốt nghiệp (Outcome) 89
    2.3.9. Thực trạng bối cảnh tác động đến hoạt động liên kết đào tạo 90
    2.4. Thực trạng quản lý liên kết đào tạo giữa trường cao đẳng nghề với
    doanh nghiệp ở tỉnh Vĩnh Phúc đáp ứng yêu cầu phát triển nhân lực
    2.4.1. Thực trạng quản lý “đầu vào” trong liên kết đào tạo 91
    2.4.2. Thực trạng quản lý “quá trình” trong liên kết đào tạo 98
    2.4.3. Thực trạng quản lý kết quả đầu ra trong liên kết đào tạo 102
    2.4.4. Thực trạng điều tiết tác động của bối cảnh 106
    2.5. Đánh giá chung 111
    2.5.1. Thành tựu 111
    2.5.2. Hạn chế 112
    2.5.3. Nguyên nhân của hạn chế 113
    Kết luận chương 2 115
    Chương 3
    BIỆN PHÁP QUẢN LÝ LIÊN KẾT ĐÀO TẠO
    GIỮA TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ VỚI DOANH NGHIỆP Ở TỈNH VĨNH PHÚC
    ĐÁP ỨNG YÊU CẦU PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC
    3.1. Định hướng phát triển nhân lực của tỉnh Vĩnh Phúc
    117
    3.1.1. Mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng đào tạo nghề 117
    3.1.2. Phát triển đào tạo nhân lực cao đẳng nghề 119
    3.2. Các yêu cầu của việc đề xuất các biện pháp quản lý
    120
    3.2.1. Yêu cầu đảm bảo tính thống nhất trong quản lý 120
    3.2.2. Yêu cầu đảm bảo sự phù hợp với quy luật thị trường 121
    3.2.3. Yêu cầu cân bằng lợi ích, chia sẻ trách nhiệm 121
    3.2.4. Yêu cầu đảm bảo quyền tự chủ 121
    3.2.5. Yêu cầu đảm bảo chất lượng, hiệu quả 122
    3.3. Biện pháp quản lý liên kết đào tạo giữa trường cao đẳng nghề với
    doanh nghiệp
    3.3.1. Nhóm biện pháp tiền đề cho quản lý liên kết đào tạo 122
    3.3.2. Nhóm biện pháp quản lý “đầu vào” trong liên kết đào tạo 131
    3.3.3. Nhóm biện pháp quản lý “quá trình” trong liên kết đào tạo 137
    3.3.4. Nhóm biện pháp quản lý “kết quả đầu ra” trong liên kết đào tạo 143
    3.3.5. Nhóm biện pháp điều tiết tác động của “bối cảnh” 147
    3.4. Mối quan hệ giữa các biện pháp
    152
    3.5. Khảo nghiệm, thử nghiệm về tính cần thiết và tính khả thi của các biện
    pháp
    3.5.1. Khảo nghiệm mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp 153
    3.4.2. Thử nghiệm một số biện pháp 159
    Kết luận chương 3
    169
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ170
    KẾT LUẬN170
    KIẾN NGHỊ171
    DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ173
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO174
    PHỤ LỤC
    1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
    MỞ ĐẦU



    Nhân lực chất lượng cao được xác định là nhân tố quan trọng hàng đầu đối với
    sự nghiệp phát triển KT - XH của một quốc gia. Trong bối cảnh toàn cầu hoá, nhân
    lực chất lượng cao càng được coi trọng. Theo xu hướng hiện đại, đào tạo nhân lực
    phải gắn với nhu cầu xã hội, nhu cầu của thị trường lao động và sự tham gia của DoN.
    Sự hợp tác, liên kết giữa CSĐT với DoN trong cơ chế thị trường là hướng đi hợp quy
    luật, gia tăng chất lượng đào tạo nhân lực.
    Trước đòi hỏi cấp thiết về nhân lực chất lượng cao, Việt Nam đã ban hành
    nhiều chiến lược, chính sách nhằm "Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn
    nhân lực chất lượng cao " [60]. Đồng thời khẳng định "Đào tạo nhân lực phải gắn với
    nhu cầu xã hội, nhu cầu của thị trường lao động đẩy mạnh đào tạo theo nhu cầu xã
    hội, gắn kết các cơ sở đào tạo với doanh nghiệp, mở rộng các hình thức đào tạo theo
    đơn đặt hàng của doanh nghiệp và thu hút doanh nghiệp tham gia nhiều hơn vào đào
    tạo nhân lực ." [55] và coi "Gắn kết giữa dạy nghề với thị trường lao động và sự tham
    gia của doanh nghiệp" [58] là một trong 9 giải pháp của Chiến lược phát triển dạy
    nghề giai đoạn 2011 - 2020. Tư tưởng đó tiếp tục được đề cao trong Chiến lược phát
    triển giáo dục 2011 - 2020 với giải pháp cụ thể: "Tăng cường gắn đào tạo với sử dụng,
    nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ đáp ứng nhu cầu xã hội" [57]. Trong
    điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế, Chính phủ Việt
    Nam đã Ban hành chương trình hành động: “Khuyến khích hợp tác, liên kết giữa các
    cơ sở giáo dục, đào tạo và dạy nghề, phối hợp giữa các cơ sở giáo dục, đào tạo và
    dạy nghề với các cá nhân, doanh nghiệp có uy tín trong và ngoài nước để nâng cao
    chất lượng giáo dục và đào tạo” [59]. Luật giáo dục 2005, Luật giáo dục sửa đổi bổ
    sung 2009, Luật doanh nghiệp 2009 cũng khẳng định: nhiệm vụ của nhà trường là
    “liên kết với các tổ chức kinh tế ." và “nhiệm vụ của các cơ sở đào tạo nghề là liên
    doanh, liên kết hoạt động dạy nghề với doanh nghiệp” (Luật doanh nghiệp (đã được
    sửa đổi bổ sung năm 2009), (2012), NXB Lao động, Hà Nội). Trên thực tế, hoạt động LKĐT giữa nhà trường với DoN tuy đã được khởi
    động song hiệu quả liên kết chưa cao, chưa thực sự gắn kết và còn mang tính "thời
    vụ". Vấn đề quản lý LKĐT giữa trường CĐN với DoN chưa được nghiên cứu đầy đủ,
    hệ thống. Mặt khác, LKĐT giữa trường CĐN với DoN có ảnh hưởng trực tiếp tới chất
    lượng nhân lực CĐN đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, khi thước đo giá trị sản phẩm
    dựa trên hàm lượng tri thức. Định hướng LKĐT giữa nhà trường với DoN được coi
    như giải pháp đột phá trong chiến lược phát triển nhân lực. Đối với tỉnh Vĩnh Phúc -
    một trong 3 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước về tốc độ tăng trưởng kinh tế, song, xét
    trên quan điểm phát triển nhân lực, tỉ lệ lao động giản đơn ở Vĩnh Phúc cao, đại bộ
    phận nhân lực trong độ tuổi lao động làm nông nghiệp hoặc công việc đơn giản, lao
    động lành nghề thấp, nhân lực chất lượng cao hạn chế. Chỉ số NLCT năm 2013 ở mức
    khá trong 6 mức độ: Rất tốt; Tốt; Khá; Trung bình; Tương đối thấp; Thấp (58.86
    điểm - xếp thứ 26/63 tỉnh thành trong cả nước) [80]. Trước thực tế đó, UBND tỉnh đã
    có quyết định số 1897/QĐ-UBND ngày 24/7/2013 Phê duyệt đề án cải thiện, nâng cao
    chỉ số NLCT của tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2013 - 2015, hướng tới mục tiêu “đến năm
    2020 về cơ bản, Vĩnh Phúc trở thành tỉnh công nghiệp” [81].
    Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn và nền tảng lý luận, tác giả luận án đã lựa chọn
    đề tài: “Quản lý liên kết đào tạo giữa trường cao đẳng nghề với doanh nghiệp ở
    tỉnh Vĩnh Phúc đáp ứng yêu cầu phát triển nhân lực” với mong muốn góp phần
    nâng cao chất lượng nhân lực, chỉ số NLCT, đáp ứng yêu cầu phát triển KT - XH ở
    tỉnh Vĩnh Phúc.
    2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
    Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề xuất biện pháp quản lý LKĐT
    giữa trường CĐN với DoN ở tỉnh Vĩnh Phúc góp phần nâng cao chất lượng nhân lực,
    đáp ứng nhu cầu xã hội và quá trình CNH, HĐH đất nước, hội nhập quốc tế.
     
Đang tải...