Thạc Sĩ Quản lý liên kết đào tạo giữa cơ sở dạy nghề với doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 8/12/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT vii
    DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ viii
    DANH MỤC CÁC BẢNG – BIỂU ĐỐ ix
    DANH MỤC PHỤ LỤC xi
    MỞ ĐẦU 1
    1. Lý do chọn đề tài . 1
    2. Mục đích nghiên cứu . 2
    3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 2
    4. Giả thuyết khoa học 2
    5. Nhiệm vụ nghiên cứu 3
    6. Phạm vi nghiên cứu . 3
    7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 3
    8. Những luận điểm bảo vệ . 5
    9. Đóng góp mới của luận án 6
    10. Cấu trúc của luận án 6
    CHƯƠNG 1
    CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ LIÊN KẾT ĐÀO TẠO GIỮA CƠ SỞ
    DẠY NGHỀ VÀ DOANH NGHIỆP 7
    1.1. Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề . 7
    1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài . 7
    1.1.2. Các mô hình liên kết đào tạo và quản lý liên kết ở nước ngoài . 8
    1.1.3. Các công trình nghiên cứu trong nước . 20
    1.1.4. Những nhận xét qua nghiên cứu tổng quan 24
    1.2. Một số khái niệm 25
    1.2.1. Quản lý 25
    1.2.2. Liên kết - Liên kết đào tạo – Quản lý liên kết đào tạo 27
    1.2.3. Đào tạo nghề . 29
    1.2.4. Cơ sở dạy nghề 32
    1.2.5. Doanh nghiệp 32 iv
    1.3. Liên kết đào tạo giữa cơ sở dạy nghề với doanh nghiệp 33
    1.3.1. Mục đích liên kết đào tạo 33
    1.3.2. Các nguyên tắc trong liên kết đào tạo giữa cơ sở dạy nghề với doanh
    nghiệp 34
    1.3.3. Nội dung liên kết đào tạo giữa cơ sở dạy nghề với doanh nghiệp . 35
    1.3.4. L i ích c a liên kết đào tạo giữa cơ sở dạy nghề với doanh nghiệp 35
    1.4. Quản lý liên kết đào tạo nghề giữa các cơ sở dạy nghề với doanh nghiệp 36
    1.4.1. Mục đích quản lý liên kết đào tạo . 36
    1.4.2. Mô hình, hình thức và mức độ liên kết đào tạo giữa cơ sở dạy nghề
    với doanh nghiệp . 40
    1.4.3. Nội dung quản lý liên kết đào tạo . 42
    1.4.4. Điều kiện quản lý liên kết đào tạo 49
    1.4.5. Đánh giá quản lý liên kết đào tạo . 50
    1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến liên kết và quản lý liên kết đào tạo giữa cơ sở dạy
    nghề với doanh nghiệp 51
    1.5.1. Các yếu t tác động đến liên kết đào tạo 51
    1.5.2. Các yếu t ảnh hưởng đến quản lý liên kết đào tạo . 55
    Kết luận chương 1 . 56
    CHƯƠNG 2
    CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ LIÊN KẾT ĐÀO TẠO
    GIỮA CƠ SỞ DẠY NGHỀ VÀ DOANH NGHIỆP
    TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 58
    2.1. Thực trạng các ngành công nghiệp, nhu cầu nhân lực và thực trạng đào tạo
    nghề tại Thành phố Hồ Chí Minh . 58
    2.1.1. Thực trạng các ngành công nghiệp, các doanh nghiệp tại Thành ph
    Hồ Chí Minh . 58
    2.1.2. Nhu cầu về nhân lực c a Thành ph trong 5 năm qua . 66
    2.1.3. Thực trạng đào tạo nghề tại thành ph Hồ Chí Minh 67
    2.1.4. Đánh giá tổng quát về nghề nghiệp – việc làm c a thị trường lao
    động thành ph Hồ Chí Minh . 72 v
    2.2. Thực trạng về liên kết đào tạo giữa cơ sở dạy nghề và doanh nghiệp tại
    thành phố Hồ Chí Minh 73
    2.2.1. Khảo sát thực trạng liên kết đào tạo . 73
    2.2.2. Kết quả khảo sát về liên kết đào tạo . 74
    2.3. Thực trạng quản lý liên kết đào tạo giữa các cơ sở dạy nghề với các doanh
    nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh . 78
    2.3.1. Khảo sát thực trạng quản lý liên kết đào tạo nghề . 78
    2.3.2. Thực trạng quản lý liên kết đào tạo giữa các cơ sở dạy nghề với các
    doanh nghiệp tại thành ph Hồ Chí Minh 79
    2.4. Đánh giá chung . 92
    Kết luận chương 2 93
    CHƯƠNG 3
    GIẢI PHÁP QUẢN LÝ LIÊN KẾT ĐÀO TẠO GIỮA CƠ SỞ DẠY NGHỀ
    VỚI DOANH NGHIỆP TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 95
    3.1. Định hướng quản lý liên kết đào tạo nghề giữa cơ sở dạy nghề và doanh
    nghiệp 95
    3.1.1. Định hướng gắn kết giữa đào tạo với sử dụng . 95
    3.1.2. Định hướng nâng cao chất lư ng và hiệu quả đào tạo nghề . 96
    3.1.3. Định hướng xã hội hóa – Huy động doanh nghiệp tham gia đào tạo
    nghề . 96
    3.2. Các nguyên tắc đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý liên kết đào tạo
    giữa cơ sở dạy nghề với doanh nghiệp . 98
    3.2.1. Nguyên tắc bình đẳng và đảm bảo l i ích 98
    3.2.2. Nguyên tắc cung – cầu 99
    3.2.3. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi 100
    3.2.4. Nguyên tắc tự giác trong khuôn khổ pháp luật . 101
    3.3. Đề xuất một số giải pháp quản lý liên kết đào tạo giữa cơ sở dạy nghề và
    doanh nghiệp . 101
    3.3.1. Xây dựng mô hình quản lý liên kết đào tạo giữa cơ sở dạy nghề và
    doanh nghiệp tại thành ph Hồ Chí Minh 101 vi
    3.3.2. Kiểm tra đánh giá việc thực hiện liên kết đào tạo giữa cơ sở dạy
    nghề và doanh nghiệp . 105
    3.3.3. Ph i h p giữa cơ sở dạy nghề với doanh nghiệp lựa chọn và tổ chức
    thực hiện mô hình liên kết đào tạo 107
    3.3.4. Xây dựng bộ tiêu chuẩn đánh giá quản lý liên kết đào tạo – Giải
    pháp có tính đột phá trong quản lý liên kết đào tạo . 114
    3.4. Khảo nghiệm, thực nghiệm và thử nghiệm 122
    3.4.1. Khảo nghiệm . 122
    3.4.2.Thực nghiệm giải pháp “Ph i h p giữa cơ sở dạy nghề với doanh
    nghiệp lựa chọn và tổ chức thực hiện mô hình liên kết đào tạo” . 129
    3.4.3. Thử nghiệm sử dụng Bộ tiêu chuẩn đánh giá quản lý liên kết đào
    tạo 144
    Kết luận chương 3 . 149
    KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 151
    DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ. 156
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 157
    PHỤ LỤC 165


    vii

    DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

    Ký hiệu, viết tắt Viết đầy đủ

    CĐN Cao đẳng nghề
    CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
    CNKT Công nhân kỹ thuật
    CSDN Cơ sở dạy nghề
    DoN Doanh nghiệp
    ĐTN Đào tạo nghề
    GDP Tổng sản phẩm quốc dân
    GD và ĐT Giáo dục và Đào tạo
    HS,SV Học sinh, sinh viên
    LĐTBXH Lao động-Thương binh và Xã hội
    LKĐT Liên kết đào tạo
    NCXH Nhu cầu xã hội
    QLLK Quản lý liên kết
    QLLKĐT Quản lý liên kết đào tạo
    SCN Sơ cấp nghề
    TB Thiết bị
    TCN Trung cấp nghề
    THCN Trung học chuyên nghiệp
    TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh
    viii
    DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ

    STT TÊN SƠ ĐỒ TRANG
    Sơ đồ 1.1 Sơ đồ mô hình hệ thống đào tạo kép ở CHLB Đức 9
    Sơ đồ 1.2 Sơ đồ mô hình hệ thống đào tạo luân phiên ở Pháp 12
    Sơ đồ 1.3
    Sơ đồ mô hình hệ thống đào tạo tam phương (Trial
    System) ở Thụy Sĩ
    13
    Sơ đồ 1.4
    Sơ đồ bản đồ trí não về sự học tập (theo Romiszowski
    1981)
    31
    Sơ đồ 1.5 Sơ đồ mô hình CSDN nằm trong DoN 40
    Sơ đồ 1.6 Sơ đồ mô hình DoN nằm trong CSDN 41
    Sơ đồ 1.7 Sơ đồ mô hình CSDN nằm ngoài DoN 41
    Sơ đồ 1.8 Sơ đồ quy trình lập kế hoạch liên kết đào tạo 46
    Sơ đồ 1.9
    Sơ đồ quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế-phát triển khoa
    học công nghệ với nhu cầu nâng cao chất lượng đào tạo
    nhân lực kỹ thuật
    52
    Sơ đồ 2.1 Sơ đồ kết quả 9 chỉ số PCI 2011-2012 của TP.HCM 65
    Sơ đồ 3.1
    Sơ đồ mối quan hệ tổ chức quản lý liên kết đào tạo giữa
    CSDN và DoN
    103
    Sơ đồ 3.2 Mô hình đào tạo luân phiên – Phương án 1 109
    Sơ đồ 3.3 Mô hình đào tạo luân phiên – Phương án 2 111
    Sơ đồ 3.4 Mô hình đào tạo luân phiên – Phương án 3 112

    ix
    DANH MỤC CÁC BẢNG – BIỂU ĐỐ

    STT TÊN BẢNG – BIỂU ĐỒ TRANG
    Bảng 2.1
    Tốc độ tăng trưởng kinh tế TP.HCM giai đoạn 2008 –
    2012
    62
    Bảng 2.2 Số DoN phân theo qui mô lao động 63
    Bảng 2.3 Số DoN phân theo vốn sở hữu 63
    Bảng 2.4
    Tổng hợp kết quả chỉ số PCI từ 2007-2012 của
    TP.HCM
    65
    Bảng 2.5 Số liệu về hệ thống các CSDN tại TP.HCM năm 2012 68
    Bảng 2.6
    Nhu cầu nhân lực trung cấp và chỉ tiêu tuyển sinh một
    số ngành trong năm 2012
    86
    Biểu đồ 2.1 Tốc độ tăng trưởng của TP.HCM và cả nước (%) 62
    Biểu đồ 2.2 DoN cùng tuyển sinh với CSDN 76
    Biểu đồ 2.3
    DoN cùng xây dựng nội dung, chương trình đào tạo với
    CSDN
    76
    Biểu đồ 2.4 DoN tạo điều kiện về địa điểm thực tập 77
    Biểu đồ 2.5 DoN hỗ trợ cơ sở vật chất cho CSDN 78
    Biểu đồ 2.6
    Cung cấp thông tin về nhu cầu tuyển dụng nhân lực từ
    các DoN cho cơ quan chức năng
    82
    Biểu đồ 2.7
    Ý kiến DoN thực trạng quản lý nhà nước về liên kết đào
    tạo nghề
    82
    Biểu đồ 2.8
    Ý kiến của DoN về hiệu quả việc ký kết hợp đồng liên
    kết đào tạo thực hành tại DoN
    89
    Biểu đồ 2.9 Độ tương thích của trình độ TCN với yêu cầu DoN 90
    Biểu đồ 2.10 Mức độ tương thích được DoN đánh giá khá-tốt trở lên 91
    Bảng 3.1
    Đánh giá của CBQL- GV các CSDN và CBQL- cán bộ
    kỹ thuật các DoN về mức độ cần thiết và khả thi của
    các biện pháp.
    123 x
    Bảng 3.2
    Kết quả đánh giá mức độ cần thiết các tiêu chuẩn, tiêu
    chí
    126
    Bảng 3.3
    Thang điểm đánh giá kỹ năng thực hành của học sinh
    cho từng kỹ năng nghề chủ yếu
    132
    Bảng 3.4
    Các kỹ năng nghề chủ yếu được chọn để tổ chức thực
    nghiệm
    134
    Bảng 3.5
    Phân phối tần số điểm kiểm tra các kỹ năng nghề chủ
    yếu (sẽ được thực nghiệm) đầu vào của học sinh nhóm
    thực nghiệm và nhóm đối chứng
    137
    Bảng 3.6
    Điểm kiểm tra kỹ năng nghề chủ yếu của 2 nhóm trước
    thực nghiệm
    138
    Bảng 3.7 Phân phối tần số điểm kiểm tra sau thực nghiệm 140
    Bảng 3.8
    Điểm kiểm tra kỹ năng nghề của 2 nhóm sau thực
    nghiệm
    140
    Bảng 3.9
    Điểm trung bình đầu vào và đầu ra của 2 nhóm học sinh
    thực nghiệm và đối chứng
    140
    Bảng 3.10
    Kiểm định điểm trung bình đầu vào và đầu ra của 2
    nhóm học sinh thực nghiệm và đối chứng
    141
    Bảng 3.11
    Tổng hợp phân phối kết quả của học sinh nhóm thực
    nghiệm và nhóm đối chứng trước và sau thực nghiệm
    142
    Bảng 3.12
    Tổng hợp điểm các tiêu chuẩn, tiêu chí sau thử nghiệm
    146
    xi
    DANH MỤC PHỤ LỤC

    Tên phụ lục Trang
    PHỤ LỤC 1 Các nghề và trình độ đào tạo tại TP.HCM 165
    PHỤ LỤC 2 Bộ tiêu chuẩn đánh giá quản lý liên kết đào tạo cấp cơ
    sở
    167
    PHỤ LỤC 3 Bảng thang điểm đánh giá quản lý liên kết đào tạo giữa
    Cơ sở dạy nghề và Doanh nghiệp cấp cơ sở
    (Kết quả sau thử nghiệm)
    171
    PHỤ LỤC 4 Phiếu tham khảo ý kiến về quản lý liên kết đào tạo giữa
    Cơ sở dạy nghề và Doanh nghiệp
    177
    PHỤ LỤC 5 - Bảng giá trị và tốc độ tăng giá trị sản xuất 4 ngành
    công nghiệp trọng yếu trên địa bàn TP.HCM (giá so
    sánh 1994)
    - Bảng cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn
    TP.HCM chia theo ngành công nghiệp giai đoạn 2000
    – 2010 (giá thực tế)
    - Bảng Tổng sản phẩm trong nước TP.HCM theo giá
    thực tế giai đoạn 2008 - 2012
    180
    PHỤ LỤC 6 Các Cơ sở dạy nghề thực hiện khảo sát điều tra 183
    PHỤ LỤC 7 Các Doanh nghiệp thực hiện khảo sát điều tra 184

    1
    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    Bước sang cơ chế thị trường, với quy luật cung - cầu, hệ thống đào tạo
    phải hướng tới đáp ứng tối đa được nhu cầu lao động kỹ thuật của khách hàng về
    chất lượng, số lượng cũng như cơ cấu ngành nghề và trình độ; do vậy để tồn tại
    và phát triển, các trường dạy nghề phải chuyển từ đào tạo theo "hướng cung"
    (supply driven) sang đào tạo theo "hướng cầu" (demand driven). Từ những năm
    1980 đến nay, nhiều nước trên thế giới đã tiến hành cải cách giáo dục, một trong
    những nội dung cải cách đó là chuyển đào tạo từ "hướng cung" sang "hướng
    cầu" với sự liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp (DoN) trong đào tạo.
    Ở nước ta, Nhà nước cũng đã có chủ trương đào tạo gắn với nhu cầu phát
    triển kinh tế - xã hội của từng địa phương, khu vực. Chiến lược phát triển kinh tế
    - xã hội giai đọan 2011-2020 đã nêu ra định hướng phát triển giáo dục và đào
    tạo trong thời gian tới là: “Đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu đa dạng, đa
    tầng của công nghệ và trình độ phát triển của các lĩnh vực, ngành nghề. Thực
    hiện liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp, cơ sở sử dụng lao động, cơ sở đào
    tạo và Nhà nước để phát triển nguồn nhân lực theo nhu cầu xã hội ”.
    Ở thành phố Hồ Chí Minh, đào tạo nghề đã sớm tiếp cận với cơ chế thị
    trường, tuy nhiên còn một số hạn chế như Báo cáo chính trị của Ban chấp hành
    Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh trong Đại Hội Đảng Bộ lần thứ IX đã nêu
    thực trạng lĩnh vực dạy nghề còn một số tồn tại như sau:
    + Cơ cấu ngành nghề đào tạo vẫn chưa thật sự phù hợp cơ cấu ngành nghề
    của thị trường lao động; thiếu lao động kỹ thuật trình độ cao cung cấp cho các
    doanh nghiệp thuộc các ngành kinh tế mũi nhọn, ngành kinh tế trọng điểm; chưa
    bổ sung kịp thời các chương trình đào tạo cho các nghề mới theo yêu cầu phát
    triển của xã hội và cho xuất khẩu lao động.
    + Chất lượng dạy nghề tại các trường nghề vẫn còn nhiều hạn chế so với
    yêu cầu thực tế của các DoN; nội dung chương trình, giáo trình chất lượng chưa
    cao, chưa gắn chặt với nhu cầu tuyển dụng, chưa đáp ứng được yêu cầu của thị 2
    trường lao động và chưa phù hợp với sự thay đổi nhanh chóng về công nghệ sản
    xuất của các DoN hiện nay.
    + Người lao động qua đào tạo nghề, kỹ năng thực hành và khả năng
    thích ứng với sự thay đổi công nghệ của DoN, kỹ năng sống hòa nhập vào môi
    trường văn hóa DoN còn hạn chế.
    Một trong những nguyên nhân chủ yếu đã gây nên tình trạng nêu trên là
    do nhiều DoN chưa thật sự quan tâm đến công tác đào tạo nghề, mối quan hệ cơ
    sở dạy nghề (CSDN) và DoN còn l ng l o và tùy tiện, chưa có mô hình và giải
    pháp tổ chức quản lý liên kết đào tạo (QLLKĐT) giữa CSDN với DoN phù hợp
    và chưa có bộ công cụ để kiểm tra, đánh giá chính xác QLLKĐT giữa CSDN
    với DoN.
    Với lý do trên, tác giả đã chọn đề tài “Quản lý liên kết đào tạo giữa cơ
    sở dạy nghề với doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh” làm đề tài nghiên
    cứu luận án Tiến sĩ của mình.
    2. Mục đích nghiên cứu
    Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, đánh giá thực trạng, đề xuất các giải pháp
    quản lý liên kết đào tạo giữa CSDN với DoN nhằm gắn đào tạo với sử dụng,
    nâng cao được chất lượng, hiệu quả đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu phát triển
    nguồn nhân lực tại thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM).
    3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
    3.1. Khách thể nghiên cứu
    Quá trình đào tạo nghề và hoạt động liên kết đào tạo giữa CSDN với DoN
    3.2. Đối tượng nghiên cứu
    Quản lý hoạt động liên kết và các giải pháp QLLKĐT giữa các CSDN với
    các DoN tại TP.HCM ở cấp thành phố và cấp cơ sở dạy nghề.
    4. Giả thuyết khoa học
    Hiện nay ở TP.HCM, tại hầu hết các CSDN mối liên kết đào tạo với các
    DoN còn tùy tiện, mang nặng tính tự phát, chưa có mô hình phù hợp và công tác
    quản lý nhà nước về hoạt động liên kết chưa được cụ thể hóa nên chất lượng đào
    tạo vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động. 3
    Nếu xây dựng được mô hình cùng những giải pháp quản lý hoạt động liên
    kết đào tạo ở các cấp độ có tính khả thi và vận dụng vào thực tiễn thì các CSDN
    sẽ có nhiều biện pháp chủ động nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng đúng về
    số lượng và chất lượng theo yêu cầu nhân lực cho DoN. Đồng thời các DoN sẽ
    tự nguyện tham gia tích cực hơn vào quá trình đào tạo nghề và các cơ quan Nhà
    nước sẽ quản lý hiệu quả lĩnh vực đào tạo nghề gắn với sử dụng lao động, đáp
    ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
    5. Nhiệm vụ nghiên cứu
    5.1- Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề và cơ sở lý luận về quản lý liên
    kết đào tạo (QLLKĐT) giữa CSDN với DoN.
    5.2- Đánh giá thực trạng về liên kết và quản lý liên kết đào tạo giữa
    CSDN với DoN tại TP.HCM ở cấp Thành phố và cấp CSDN.
    5.3- Đề xuất và tổ chức thực nghiệm một số giải pháp quản lý về liên kết
    đào tạo (LKĐT) giữa CSDN với DoN tại TP.HCM. Đồng thời đề xuất công cụ
    đánh giá quản lý liên kết đào tạo.
    6. Phạm vi nghiên cứu
    - Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu đào tạo trình độ trung cấp nghề ở các
    CSDN trong phạm vi địa bàn TP.HCM.
    - Quản lý liên kết đào tạo được nghiên cứu trong luận án này chỉ tập
    trung vào loại hình CSDN và DoN là hai chủ thể hoàn toàn độc lập với nhau,
    không có quan hệ ràng buộc về sở hữu; mức độ liên kết có giới hạn, chủ yếu là
    liên kết dạy thực hành nghề tại DoN theo hình thức đào tạo luân phiên.
    - Chủ thể quản lý trong đề tài được giới hạn ở mức độ quản lý cấp thành
    phố Hồ Chí Minh và cấp CSDN.
    - Khách thể khảo sát bao gồm cán bộ quản lý nhà nước về dạy nghề, cán
    bộ quản lý và cán bộ kỹ thuật của 125 DoN, cán bộ quản lý và giáo viên của 20
    cơ sở đào tạo.
    7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
    7.1. Phương pháp tiếp cận trong nghiên cứu
    - Phương pháp tiếp cận thị trường
    Hoạt động liên kết giữa CSDN và DoN phải được xây dựng với phương
    pháp tiếp cận thị trường: đào tạo đáp ứng nhu cầu khách hàng, nhu cầu của thị 4
    trường theo quy luật cung – cầu trên nguyên tắc 2 bên cùng có lợi, bên nọ hỗ trợ
    cho bên kia phát triển và ngược lại. Công tác quản lý hoạt động liên kết này
    cũng phải được thực hiện phù hợp với cơ chế quản lý, pháp luật hiện hành, trình
    độ nhận thức và điều kiện hoạt động thực tiễn của nhà trường - doanh nghiệp.
    - Phương pháp tiếp cận hệ th ng
    Đào tạo và sản xuất là những hệ thống con của hệ thống kinh tế-xã hội.
    Phát triển đào tạo nghề và phát triển sản xuất đều phải phục vụ cho mục tiêu
    phát triển kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn phát triển. Do đó QLLKĐT giữa
    CSDN với DoN cũng là một bộ phận trong hệ thống quản lý giáo dục đào tạo
    của nhà nước.
    - Phương pháp tiếp cận lịch sử
    Hoạt động liên kết đào tạo (LKĐT) giữa CSDN với DoN đã có ở nước ta
    từ nhiều năm nay, nhưng chưa được hoàn thiện. Vì thế, nghiên cứu vấn đề này
    cần phải kế thừa những cái hợp lý mà lịch sử đã để lại, kết hợp với những kinh
    nghiệm hiện đại của các nước để hoàn thiện. Hoạt động liên kết giữa CSDN và
    DoN là một thực thể xã hội khách quan với những mô hình phù hợp từng hoàn
    cảnh và điều kiện lịch sử nhất định. Bởi vậy, tùy thuộc vào lịch sử phát triển đào
    tạo nghề của mỗi nước mà trên thế giới đang tồn tại nhiều mô hình và giải pháp
    QLLKĐT khác nhau. Vận dụng những mô hình và giải pháp quản lý này vào
    TP.HCM phải căn cứ điều kiện lịch sử hiện nay của các CSDN cũng như của
    các DoN tại Thành phố thì mới mang lại kết quả mong muốn.
    7.2. Phương pháp nghiên cứu
    - Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý thuyết
    + Tổng quan các tài liệu, các văn bản về chủ trương, chính sách, các
    quy định của pháp luật có liên quan đến việc liên kết và quản lý liên kết trong
    đào tạo nghề giữa CSDN với DoN.
    + Nghiên cứu các tài liệu nước ngoài về cơ sở lý luận và kinh nghiệm
    thực tế có liên quan đến đề tài.
    + Nghiên cứu các công trình đã được nghiên cứu trong nước có liên
    quan đến vấn đề QLLKĐT để phát hiện và khai thác những khía cạnh chưa được
    đề cập đến để làm cơ sở cho việc nghiên cứu tiếp theo.
    5
    - Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
    + Phương pháp điều tra bằng bảng h i để thu thập ý kiến từ các lãnh
    đạo của các CSDN, các DoN và lãnh đạo các cơ quan Nhà nước có liên quan để
    tìm hiểu thực trạng cũng như những giải pháp QLLKĐT.
    + Phương pháp ph ng vấn các lãnh đạo các CSDN, các DoN, lãnh đạo
    trong những cơ quan Nhà nước có liên quan trong lĩnh vực dạy nghề để lấy ý
    kiến về những khó khăn trở ngại, những đề xuất để tháo gỡ nhằm nâng cao hiệu
    quả trong QLLĐT.
    + Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Khảo sát, nghiên cứu những
    kinh nghiệm thực tiễn được tổng kết của các đơn vị đã từng thực hiện việc liên
    kết đào tạo giữa CSDN với DoN tại TP.HCM.
    + Phương pháp thực nghiệm để minh chứng cho tính đúng đắn của
    giả thuyết khoa học và tính khả thi của các giải pháp được đề xuất.
    - Nhóm các phương pháp bổ trợ
    + Phương pháp chuyên gia để xin ý kiến các chuyên gia có uy tín, các
    cán bộ có trách nhiệm trong việc đào tạo nghề, cung ứng nguồn nhân lực cho thị
    trường lao động để tham khảo các biện pháp tổ chức, QLLKĐT có thể mang lại
    hiệu quả tốt hơn.
    + Phương pháp toán thống kê, phần mềm SPSS và các phương pháp
    bổ trợ khác.
    8. Những luận điểm bảo vệ
    - Dạy nghề chỉ có thể phát triển bến vững trên nền tảng liên kết chặt chẽ
    giữa CSDN và DoN. Tổ chức liên kết đào tạo nghề giữa CSDN với DoN là một
    yêu cầu bức thiết, khách quan và là một biện pháp quan trọng trong việc nâng
    cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề.
    - Hoạt động liên kết đào tạo này chỉ thành công và đạt hiệu quả tốt nhất
    trong cơ chế thị trường hiện nay khi có biện pháp quản lý của Nhà nước một
    cách chặt chẽ, phù hợp và các CSDN tổ chức triển khai LKĐT hiệu quả theo
    đúng 4 chức năng quản lý chủ yếu. 6
    - Trách nhiệm xã hội của DoN mang tính tự nguyện cao. Do vậy trong
    LKĐT phải đảm bảo nguyên tắc cùng cộng đồng trách nhiệm và chia s lợi ích,
    đảm bảo lợi ích thiết thực cho các bên liên quan, đặc biệt là lợi ích cho chính
    DoN tham gia LKĐT.
    - Xây dựng mô hình và đề xuất các giải pháp quản lý phải phù hợp với
    điều kiện cụ thể của từng địa phương, từng tổ chức thì hoạt động LKĐT mới đạt
    hiệu quả cao và bền vững.
    9. Đóng góp mới của luận án
    9.1. Hệ thống hóa cơ sở lý luận về QLLKĐT giữa CSDN và DoN.
    9.2. Đánh giá thực trạng và chỉ ra các ưu nhược điểm của QLLKĐT giữa
    các CSDN với các DoN ở các cấp độ và những vấn đề cấp bách cần tháo gỡ.
    9.3. Đề xuất mô hình QLLK và một số giải pháp quản lý cấp thành phố và
    cấp cơ sở dạy nghề để thực hiện LKĐT có hiệu quả.
    9.4. Xây dựng hệ thống các tiêu chuẩn đánh giá QLLKĐT giữa CSDN và
    DoN cấp CSDN. Đây là tiền đề quan trọng để nâng cao hiệu quả quản lý đào tạo
    nghề nhằm phát triển nguồn nhân lực tại địa phương.
    10. Cấu trúc của luận án
    Luận án ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo và
    phụ lục, cấu trúc luận án gồm 3 chương:
    Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý liên kết đào tạo giữa cơ sở dạy nghề và
    doanh nghiệp
    Chương 2: Cơ sở thực tiễn về quản lý liên kết đào tạo giữa cơ sở dạy nghề và
    doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh
    Chương 3: Định hướng và giải pháp quản lý liên kết đào tạo giữa cơ sở dạy nghề
    và doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...