Tiến Sĩ Quản lý kinh tế biển kinh nghiệm quốc tế và vận dụng vào Việt Nam

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 18/12/13.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
    NĂM 2013



    MỤC LỤC
    Trang
    Trang bìa i
    Lời cam đoan iii
    Mục lục iv
    Danh mục các chữ viết tắt vii
    Danh mục các hình x
    Danh mục các bảng xi
    MỞ ĐẦU 1
    Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ KINH TẾ BIỂN
    1.1. Các khái niệm cơ bản về quản lý kinh tế biển 14
    1.1.1. Khái niệm kinh tế biển 14
    1.1.2. Quản lý kinh tế biển 16
    1.2. Vai trò của quản lý kinh tế biển 19
    1.3. Một số quan điểm và cách tiếp cận về quản lý kinh tế biển 23
    1.3.1. Quản lý tổng hợp kinh tế biển 23
    1.3.2. Lý thuyết phát triển không cân đối (unbalanced growth) hay các “cực tăng trưởng” (A. Hirschman và F. Perrons) 25
    1.3.3. Quản lý để phát triển kinh tế theo “Vòng quay quốc tế có lợi” trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành của vùng duyên hải (Wang Jian) 26
    1.3.4. Chính sách quản lý thúc đẩy phát triển các trung tâm kinh tế biển trong cạnh tranh quốc tế 27
    1.3.5. Biến đổi khí hậu, môi trường và phát triển bền vững 28
    1.3.6 Chủ nghĩa cực đoan 29
    1.3.7. Chủ nghĩa lý tưởng 31
    1.3.8. Chủ nghĩa hiện thực 32
    1.4. Những vấn đề pháp lý liên quan tới quản lý kinh tế biển 33
    1.4.1. Công pháp quốc tế về biển 33
    1.4.2. Luật pháp quốc gia về biển 42

    Chương 2 QUẢN LÝ KINH TẾ BIỂN CỦA THẾ GIỚI: TRƯỜNG HỢP TRUNG QUỐC, MALAYSIA VÀ SINGAPORE
    2.1. Quản lý kinh tế biển của Trung Quốc 44
    2.1.1. Quan điểm, Chiến lược kinh tế biển của Trung Quốc 44
    2.1.2. Thực trạng quản lý kinh tế biển của Trung Quốc 47
    2.1.2.1. Quản lý kinh tế hàng hải của Trung Quốc 47
    2.1.2.2. Quản lý Các khu kinh tế ven biển của Trung Quốc 53
    2.1.3. Đánh giá thực trạng quản lý kinh tế biển của Trung Quốc 56
    2.1.3.1. Những thành công trong quản lý kinh tế biển của Trung Quốc 56
    2.1.3.2. Các vấn đề tồn tại trong quản lý kinh tế biển của Trung Quốc 59
    2.1.4. Một số bài học về quản lý kinh tế biển của Trung Quốc 62
    2.2. Quản lý kinh tế biển của Malaysia 63
    2.2.1. Quan điểm, chiến lược quản lý kinh tế biển của Malaysia 63
    2.2.2. Thực trạng quản lý kinh tế biển của Malaysia 64
    2.2.2.1. Quản lý hệ thống cảng biển của Malaysia 64
    2.2.2.2. Quản lý vận tải bằng tàu biển của Malaysia 67
    2.2.2.3. Phát triển nguồn nhân lực, an toàn và an ninh hàng hải, hợp tác quốc tế về hàng hải của Malaysia 71
    2.2.3. Đánh giá thực trạng quản lý kinh tế biển của Malaysia 73
    2.2.3.1. Những thành công trong quản lý kinh tế biển của Malaysia 73
    2.2.3.2. Các vấn đề tồn tại trong quản lý kinh tế biển của Malaysia 75
    2.2.4. Một số kinh nghiệm trong quản lý kinh tế biển của Malaysia 76
    2.3. Quản lý kinh tế biển của Singapore 78
    2.3.1. Quan điểm, chiến lược quản lý kinh tế biển của Singapore 78
    2.3.2. Thực trạng quản lý kinh tế biển của Singapore 79
    2.3.2.1. Quản lý kinh tế hàng hải của Singapore: 79
    2.3.2.2. Quản lý khai thác dầu mỏ và khoáng sản của Singapore 84
    2.3.2.3. Du lịch biển của Singapore 86
    2.3.3. Đánh giá thực trạng quản lý kinh tế biển của Singapore 88
    2.3.3.1. Những thành công trong quản lý kinh tế biển của Singapore 88
    2.3.3.2. Các vấn đề còn hạn chế trong quản lý kinh tế biển của Singapore 89
    2.3.4. Một số bài học về quản lý kinh tế biển của Singapore 90
    2.4. Một số vấn đề có tính chất quy luật trong quản lý kinh tế biển thế giới 91

    Chương 3 VẬN DỤNG KINH NGHIỆM QUẢN LÝ KINH TẾ BIỂN CỦA THẾ GIỚI VÀO VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ GỢI Ý CHÍNH SÁCH
    3.1. Tầm quan trọng của quản lý kinh tế biển ở Việt Nam 94
    3.2. Thực trạng quản lý kinh tế biển Việt Nam 95
    3.2.1. Quan điểm chiến lược về phát triển kinh tế biển Việt Nam 95
    3.2.2. Hệ thống luật biển Việt Nam 97
    3.2.3. Quy hoạch phát triển kinh tế biển Việt Nam 99
    3.2.4. Quản lý các lĩnh vực kinh tế biển Việt Nam 100
    3.2.4.1. Quản lý hệ thống cảng biển Việt Nam 100
    3.2.4.2. Quản lý ngành tàu biển Việt Nam 103
    3.2.4.3. Quản lý khai thác khoáng sản biển Việt Nam 107
    3.2.4.4. Quản lý khai thác hải sản biển Việt Nam 114
    3.2.4.5. Quản lý du lịch biển Việt Nam 119
    3.2.4.6. Quản lý các khu kinh tế ven biển Việt Nam 123
    3.2.4.7. Tranh chấp biển đảo Việt Nam 128
    3.3. Một số kinh nghiệm thế giới rút ra cho quản lý kinh tế biển Việt Nam và gợi ý chính sách 132
    3.3.1. Các chính sách phát triển kinh tế biển Việt Nam phải hướng tới phát huy lợi thế địa kinh tế trong phát triển kinh tế biển Việt Nam, cần đưa Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về biển 133
    3.3.2. Hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan tới kinh tế biển 134
    3.3.3. Hoàn thiện các tổ chức cơ quan quản lý kinh tế biển 135
    3.3.4. Chiến lược và chính sách phát triển nguồn nhân lực cho kinh tế biển 135
    3.3.5. Phát triển kinh tế biển có trọng điểm 136
    3.3.6. Kinh nghiệm quản lý kinh tế hàng hải 137
    3.3.7. Kinh nghiệm quản lý khai thác dầu khí và khoáng sản 140
    3.3.8. Kinh nghiệm về khai thác hải sản 141
    3.3.9. Kinh nghiệm quản lý du lịch biển 142
    KẾT LUẬN 146
    DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ 148
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 149
    PHỤ LỤC 164

    MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Việt Nam là một quốc gia có tiềm năng lớn về kinh tế biển với bờ biển dài trên 3.260 km, có vùng biển rộng trên 1 triệu km2 (gấp hơn 3 lần diện tích đất liền), có vị trí địa kinh tế và địa chính trị đặc biệt. Biển chứa đựng nhiều tài nguyên to lớn để phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, đáng chú ý là những lợi thế về vị trí địa lý, tài nguyên khoáng sản và nguồn lực con người. Biển đã đem lại cho Việt Nam nhiều nguồn lợi lớn từ khai thác khoáng sản (nhất là dầu khí, than ven biển, làm muối), phát triển kinh tế hàng hải, khai thác hải sản, du lịch biển và phát triển các khu kinh tế ven biển. Việc khai thác nguồn lợi biển đã có đóng góp quan trọng cho sự phát triển của đất nước. Các ngành kinh tế biển luôn chiếm tỷ trọng lớn trong phát triển kinh tế của Việt Nam. Năm 2011, ước tính tỉ trọng các ngành kinh tế biển và liên quan đến biển chiếm khoảng 48% GDP cả nước. Trong các ngành kinh tế biển, đóng góp của các ngành kinh tế diễn ra trên biển chiếm tới 98%, chủ yếu là khai thác dầu khí, hải sản, hàng hải (vận tải biển và dịch vụ cảng biển), du lịch biển, .
    Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau, cho đến nay phát triển kinh tế biển của Việt Nam được đánh giá là chưa hiệu quả. Theo đánh giá của các chuyên gia nghiên cứu, Việt Nam chủ yếu vẫn chỉ khai thác lợi thế tĩnh theo hình thức khai thác tài nguyên thô, trình độ công nghệ thấp, chưa tạo được giá trị gia tăng lớn cho những ngành kinh tế từ biển. Khai thác hàng hải, cảng biển và du lịch nhìn chung vẫn ở trình độ thấp, sức cạnh tranh còn kém.
    Để trở thành một quốc gia biển thì cần hội đủ ba thế mạnh là: (1) Mạnh về kinh tế biển; (2) Mạnh về khoa học biển; (3) Mạnh về thực lực quản lý tổng hợp biển. Nhận thức rõ được điều này, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa X thông qua Nghị quyết 09-NQ/TW ngày 9/2/2007 về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020. Điều này cho thấy quyết tâm của Việt Nam đi theo xu hướng trên. Theo nghị quyết này thì Việt Nam phấn đấu phải trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển. Để trở thành quốc gia mạnh về biển, một trong những nhân tố quan trọng hàng đầu là phải mạnh về quản lý biển, tức là có chính sách quản lý biển hữu hiệu và có hệ thống cơ quan tổ chức khoa học.
    Thế kỷ XXI được thế giới xem như là “Thế kỷ kinh tế biển và đại dương”. Hướng ra biển - đại dương đang là khẩu hiệu chiến lược của nhiều quốc gia. Việt Nam là một quốc gia biển, có điều kiện thuận lợi trong cuộc tranh đua đó để phát triển đất nước, nên không thể bỏ qua xu thế này. Trong quá trình tìm kiếm các con đường đưa nước ta trở thành một quốc gia “mạnh về biển”, điều hết sức quan trọng là Việt Nam cần phải xây dựng chính sách quản lý kinh tế biển hiệu quả. Để thực hiện yêu cầu này, Việt Nam không những cần tổng kết kinh nghiệm quản lý kinh tế biển trong nước những năm qua, mà còn phải chú ý học hỏi kinh nghiệm nước ngoài. Kinh nghiệm của các nước Đông Á (như Trung Quốc, Malaysia, Singapore) rất đáng quan tâm nghiên cứu, bởi vì: Thứ nhất, đây là các quốc gia châu Á có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam cả về kinh tế, văn hoá-xã hội, lẫn vị trí địa kinh tế; Thứ hai, các nước này, nhất là Trung Quốc cũng giống như Việt Nam là nước đang chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường; Thứ ba, các nước này cũng giống như Việt Nam đều là những nước phát triển trung bình trong khu vực.
    Do đó, nghiên cứu sinh đã chọn đề tài: “Quản lý kinh tế biển: Kinh nghiệm quốc tế và vận dụng vào Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu.
     
Đang tải...