Chuyên Đề Quản lý khu vực nhà nước ở NewZealand trong giai đoạn chuyển đổi

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tài liệu gồm 43 trang, File Word đầy đủ nội dung về chuyên đề "QUẢN LÝ KHU VỰC NHÀ NƯỚC Ở NEW ZEALAND TRONG GIAI ĐOẠN CHUYỂN ĐỔI" . Những nội dung chính chuyên đề như sau:

    I. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CẢI CÁCH CỦA NEW ZEALAND


    Trong khi phê duyệt Luật tài chính công 1989, những nhà kiểm soát và Tổng kiểm toán nhà nước đã nhận xét " lập pháp sẽ tác động đến những thay đổi cơ bản về quản lý tài chính của New Zealand mà trong lịch sử chưa có. Những cải cách đó là rất cụ thể, lớn và chưa có tiền lệ từ trước trên thế giới”.

    Hơn 6 năm cải cách đã chứng minh điều đó bởi sự chuyển đổi mạnh mẽ sự quản lý khu vực công từ kiểm soát tập trung: vốn, nhân lực và những yếu tố khác đến việc trao cho các nhà quản lý kiểm soát đầu vào, đưa cho họ nhiều khuyến khích hơn để thúc đẩy sản xuất và trao cho họ sự chịu trách nhiệm với công việc. Trong quản lý tài chính và ngân sách; quản lý nguồn nhân lực; mô hình phê duyệt chi (appropriations); sử dụng hợp đồng nội bộ và nhiều công cụ quản lý khác đã được áp dụng ở New Zealand mà không cần tiến hành thí điểm như nhiều nước đã và đang áp dụng. Đây cũng là nguyên nhân thúc đẩy nhanh cải cách ở New Zealand so với các nước khác.

    Nhấn mạnh tính linh hoạt và trách nhiệm trong quản lý, cách tiếp cận của New Zealand cũng giống như nhiều nước khác của OECD những có những cái đã đi xa hơn mà chưa có ở các nước khác. Có thể tóm lược 8 nội dung cơ bản sau:
    1. Báo cáo tài chính, ngân sách và phê duyệt chi đều dựa vào cơ sở luỹ kế, nghĩa là đưa hết mọi khoản chi phí vào tính tóan (không chỉ riêng tiền mặt).
    2. Các bộ chuẩn bị báo cáo hàng tháng; báo cáo hàng quý; báo cáo 6 tháng và báo cáo hàng năm trên cơ sở quy định giữa bộ trưởng và nhà quản lý bộ. Các báo cáo này phải trung thựuc và đúng thời gian. Chỉ có báo cáo hàng năm bị kiểm tra và có thể phải làm lại.

    3. Phê duyệt chi cho các hoạt động được tiến hành cho loại sản phẩm (đầu ra). Việc phân loại sản phẩm (đầu ra) không phải là một thủ tục mà là công cụ chủ yếu để phê duyệt chi và là cơ sở để kiểm soát các hoạt động chi tiêu và duy trì tính trách nhiệm.

    4. Các bộ và các tổ chức công khác (Public Entities) do người đứng đầu hành pháp (gọi tắt là nhà quản lý) đứng đầu và được bổ nhiệm dưới hình thức hợp đồng có thời hạn. Những người làm công cho các tổ chức này theo hợp đồng cá nhân hay tập thể.

    5. Tính linh hoạt quản lý (Managerial Discretion) ít bị hạn chế so các nước khác. Trong khuôn khổ ngân sách và luật pháp quy định các nhà quản lý có thể lựa chọn một hình thức linh hoạt để tạo ra sản phẩm (đầu ra) đã thoả thuận. Họ có thể linh hoạt trong việc thuê và trả lương cho người lao động; thuê văn phòng mà không cần phải xây dựng; mua các loại dịch vụ cũng như những yêu cầu khác.

    6. Trách nhiệm đối với chi phí và kết quả được thực hiện thông qua hợp đồng trong nội bộ chính phủ; thoả thuận công việc giữa bộ trưởng và nhà quản lý vạch ra những tiêu chuẩn và mong đợi từ những người quản lý; thoả thuận cung cấp sản phẩm đầu ra ( purchase agreement) cụ thể sản phẩm (đầu ra) mà bộ phải cung cấp cho bộ trưởng như là người mua.

    7. Phí đầu tư cơ bản (khấu hao cơ bản) là thuế đánh vào giá trị tài sản vật chất hay tài chính của bộ, đó là khoản nợ của bộ với nhà nước. Khoản mục này cung cấp chi phí nhằm bù đắp chi phí chống sự xuống cấp của tài sản và cho phép các bộ tích luỹ tiền này để đầu tư mà không cần nhận được đầu tư thêm của chính phủ. Bộ có thể yêu cầu bổ sung tiền nếu quỹ khấu hao này không đủ.

    8. Các bộ có tài khoản riêng của mình và chịu trách nhiệm sự cân bằng lượng tiền mặt trong tài khoản. Họ có thể nhận được lãi suất ở tài khoản của họ tuỳ thuộc vào số lượng tiền chi trên hay dưới số dự báo.

    1. Đổi mới cải cách của chính phủ

    Nghiên cứu đã tiến hành phỏng vấn nhiều người khác nhau trong khu vực công và điều kết luận là không ai muốn trở lại cách thức quản lý cũ, song có rất nhiều ý kiến khác nhau phàn nàn về hiệu quả của cải cách. Một số nhà quản lý phàn nàn về sự không rõ ràng trong hoạt động ngân sách; không điều chỉnh sự lạm phát và cắt giảm rộng; họ phải hoạt động trong môi trường canh tranh và không ổn định và không có nguồn lực hiệu quả để đạt được gì họ mong muốn; chính phủ chỉ là người đề ra thêm việc mà không có chế độ để bù đắp cho họ; mặc dù chi phí và các số liệu về hoạt động đã có, song mức ngân sách vẫn rất độc đoán, thiếu sự phân tích để có thể hoàn thành công việc đã ký; áp lực công việc và đòi hỏi quá lớn các báo cáo cho chính phủ và cho quốc hội; sản phẩm (đầu ra) không được cụ thể hoá, đặc biệt là tư vấn chính sách; đánh giá hoạt động của nhà quản lý không hiệu quả và không có sự khác biệt khi trả lương theo kết quả được thừa nhận; cơ quan trung ương thực tế chưa từ bỏ thói quên cũ trong hoạt động quản lý; lợi ích nhóm nhỏ lấn át lợi ích chung; lợi ích ngắn hạn được quan tâm hơn là lợi ích lâu dài, đặc biệt là khi phân bổ nguồn lực; sản phẩm (đầu ra) không được bàn bạc nên không hiểu chính phủ đã trả đúng giá cho sản phẩm (đầu ra) theo cơ chế thị trường hay không; những yêu cầu của quốc hội đối với các bộ thông tin về ngân sách cũng chưa thay đổi và nhiều khi chỉ là hình thức; ít quan tâm đến cụ thể kết quả gắn liền với sản phẩm (đầu ra) do các bộ mua; chính phủ thiếu chiến lược đầu tư và vốn cho nhân lực và vật lực; Văn phòng chính phủ và thủ tướng không có nguồn lực thích ứng để bảo đảm sự chỉ đạo và bảo đảm các bộ trưởng và các bộ hoạt động vì lợi ích chung; các tổ chức hoàng gia chi một tỷ lệ tiền rất lớn nhưng lại không chịu trách nhiệm hiệu quả đối với chính phủ.

    Danh mục của sự phàn nàn còn rất dài, nhưng đó cũng là điều bình thường khi mà công cuộc cải cách đều gắn liền với chi tiêu, nhưng thực tế là chính phủ New Zealand đang quản lý tốt hơn trước đó.

    Nghiên cứu chỉ ra ba vấn đề cần được chú ý là:

    ¨ Năng lực chiến lược, tức là năng lực của chính phủ để xác định mục tiêu và cụ thể những kết quả mong muốn; thiết lập ưu tiên và phân bổ lại nguồn lực để đạt được các mục tiêu đó; đánh giá chương trình và đánh giá kết quả. Năng lực chiến lược của chính phủ đã không phù hợp trong giai đoạn đầu của cải cách và đã có sự điều chỉnh rất lớn thông qua hình thức như hệ thống mục tiêu trung hạn; tường trình chiến lược của chính phủ; sử dụng lĩnh vực kết quả mang tính chiến lược và kết quả chủ yếu. Tuy thế, chính phủ vẫn có khó khăn khi xác định kết quả và theo dõi quá trình đạt được kết quả cũng như đánh giá chương trình theo kết quả đã cụ thể.

    ¨ Cơ sở các nguồn lực, là thành tố quan trọng để hoạt động có hiệu quả và đạt được mục tiêu của chính phủ. Nó được xác định qua các quyết định ngân sách hàng năm, nhưng sự thích ứng của nó lại phụ thuộc việc phân bổ chúng cho các hoạt động sản xuất sản phẩm (đầu ra). Để đánh giá sự thích ứng này cần tập trung vào: phí đầu tư cơ bản; cơ sở hạch toán đối với chi phí sản phẩm (đầu ra); sử dụng phê duyệt chi thuần tuý và năng lực của chính phủ và các bộ có liên quan để điều chỉnh công việc và sản phẩm (đầu ra).

    ¨ Trách nhiệm là tiêu chí không thể thiếu để kết quả được tiếp tục và được chấp nhận. Điều này không chỉ là sự trung thực của báo cáo tài chính; thực hiện vấn đề ngân sách, các thoả thuận mà còn cần có một hệ thống kiểm soát nội bộ phát triển cũng như vấn đề đạo đức của nền công vụ trong các bộ cũng như các tổ chức công khác

    II. CHUYỂN ĐỔI KHU VỰC CÔNG- ĐƯA Ý TƯỞNG VÀO THỰC TIỄN.

    Trong những năm 80 chính phủ New Zealand đã áp dụng những ý tưởng táo bạo và xuyên qua lý thuyết để tiến hành cải cách chính sách kinh tế và quản lý của mình. Có thể thấy rằng chính phủ đã áp dụng nhiều cách cải cách mà chưa hề được kiểm tra trong thực tế của ngay tại các nước OECD. Có nhiều yếu tố cơ bản đã thúc đẩy New Zealand làm cải cách.

    Và rất nhiều nội dung hay khác
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...