Thạc Sĩ Quản lý khắc phục tình trạng học sinh bỏ học tại các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện Đồng

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 22/12/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    iii
    MỤC LỤC
    Trang
    Trang bìa phụ
    Lời cam đoan . i
    Lời cảm ơn. ii
    Mục lục . iii
    Danh mục các từ viết tắt iv
    Danh mục các bảng, sơ đồ, biểu đồ .v
    MỞ ĐẦU . 1
    1. Lý do chọn đề tài 1
    2. Mục đích nghiên cứu 2
    3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu . 3
    4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài 3
    5. Giả thuyết khoa học . 3
    6. Nhiệm vụ nghiên cứu . 4
    7. Phương pháp nghiên cứu 4
    8. Cấu trúc luận văn . 5
    CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ KHẮC PHỤC TÌNH
    TRẠNG HỌC SINH BỎ HỌC TẠI CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC
    CƠ SỞ 6
    1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề . 6
    1.2. Một số khái niệm cơ bản . 10
    1.3. Chức năng, nhiệm vụ quản lý của Hiệu trưởng trường THCS đối với
    công tác quản lý học sinh. 18
    1.4. Đặc điểm của HS Trung học cơ sở . 20
    1.5. Những yếu tố ảnh hưởng và hậu quả của tình trạng HS bỏ học . 21
    1.6. Nội dung quản lý khắc phục tình trạng HS bỏ học của Hiệu trưởng
    trường THCS 29
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    iv
    1.7. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý khắc phục tình trạng học sinh bỏ học
    tại các Trường THCS . 33
    Tiểu kết chương 1 . 35
    CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HỌC SINH BỎ HỌC VÀ QUẢN LÝ
    KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG HỌC SINH BỎ HỌC TẠI CÁC
    TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐỒNG
    VĂN, TỈNH HÀ GIANG . 36
    2.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế, văn hóa- xã hội huyện Đồng Văn,
    tỉnh Hà Giang . 36
    2.2. Tình hình giáo dục của huyện Đồng Văn và đặc điểm của 5 trường
    THCS được nghiên cứu 37
    2.3. Thực trạng học sinh bỏ học tại các trường THCS trên địa bàn huyện
    Đồng Văn, tỉnh Hà Giang . 44
    2.4. Thực trạng biện pháp quản lý khắc phục tình trạng học sinh bỏ học tại
    các trường THCS trên địa bàn huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang 50
    2.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý khắc phục tình trạng học
    sinh bỏ học tại các trường THCS trên địa bàn huyện Đồng Văn 68
    2.6. Đánh giá thực trạng quản lý khắc phục tình trạng học sinh bỏ học tại
    các trường THCS trên địa bàn huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang 70
    Tiểu kết chương 2 . 74
    CHƯƠNG 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG HỌC
    SINH BỎ HỌC TẠI CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TRÊN ĐỊA
    BÀN HUYỆN ĐỒNG VĂN, TỈNH HÀ GIANG 75
    3.1. Định hướng đề xuất biện pháp 75
    3.2. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp 79
    3.3. Các biện pháp quản lý khắc phục tình trạng học sinh bỏ học tại các trường
    THCS trên địa bàn huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang 80
    3.4. Mối quan hệ giữa các biện pháp . 96
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    v
    3.5. Khảo nghiệm nhận thức về tính cần thiết và tính khả thi của các biện
    pháp đề xuất . 98
    Tiểu kết chương 3 . 107
    KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 108
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 112
    PHỤ LỤC

    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    iv

    DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT

    Viết tắt Viết đầy đủ
    CB Cán bộ
    CBQL Cán bộ quản lý
    CĐ Cao đẳng
    CNH-HĐH Công nghiệp hóa - hiện đại hóa
    CNTT Công nghệ thông tin
    ĐH Đại học
    GD Giáo dục
    GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo
    THCS Trung học cơ sở
    GV Giáo viên
    GVCN Giáo viên chủ nhiệm
    HS Học sinh
    KTĐG Kiểm tra đánh giá
    KT-XH Kinh tế - xã hội
    PPDH Phương pháp dạy học
    QLGD Quản lý giáo dục
    QLNN Quản lý nhà nước
    QLNT Quản lý nhà trường
    XH Xã hội
    XHHGD Xã hội hóa giáo dục

    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    v
    DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
    Trang
    Bảng 2.1: Học sinh năm học 2010 - 2011 39
    Bảng 2.2: Học sinh năm học 2011 - 2012 40
    Bảng 2.3: Học sinh năm học 2012 - 2013 40
    Bảng 2.4 Chất lượng giáo dục học sinh qua 3 năm học . 41
    Bảng 2.5 Đội ngũ cán bộ quản lý (tính đến năm học 2012- 2013) 41
    Bảng 2.6: Về đội ngũ giáo viên (tính đến năm học 2012- 2013) . 42
    Bảng 2.7. Thống kê chất lượng giờ dạy của GV các trường qua 3 năm học . 43
    Bảng 2.8. Thống kê cơ sở vật chất của 5 trường THCS được khảo sát. 43
    Bảng 2.9. Thống kê HS THCS bỏ học qua 3 năm học 44
    Bảng 2.10. Thống kê nguyên nhân HS bỏ học từ gia đình 45
    Bảng 2.11. Thống kê nguyên nhân HS bỏ học từ môi trường xã hội 46
    Bảng 2.12. Thống kê nguyên nhân HS bỏ học từ nhà trường 46
    Bảng 2.13. Thống kê nguyên nhân HS bỏ học từ bản thân HS . 47
    Bảng 2.14. Thống kê biểu hiện của HS bỏ học 47
    Bảng 2.15. Thống kê hậu quả của tình trạng HS bỏ học . 48
    Bảng 2.16. Mức độ nhận thức và mức độ thực hiện của CBQL và GV về
    biện pháp nâng cao nhận thức cho HS và các lực lượng giáo
    dục về tình trạng HS bỏ học 51
    Bảng 2.17. Mức độ nhận thức và mức độ thực hiện của CBQL và GV về
    việc chỉ đạo điều tra, phân loại nguyên nhân HS bỏ học 53
    Bảng 2.18. Nhận thức của CBQL và GV về việc nâng cao năng lực giáo
    dục khắc phục tình trạng HS bỏ học cho GV và các lực lượng
    giáo dục 55
    Bảng 2.19. Mức độ nhận thức và mức độ thực hiện của CBQL và GV về
    việc chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học theo hướng lấy HS
    làm trung tâm, dạy học phân hóa 58
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    vi
    Bảng 2.20. Mức độ nhận thức và mức độ thực hiện của CBQL và GV về
    việc xây dựng môi trường giáo dục, trợ giúp cho HS có hoàn
    cảnh khó khăn 61
    Bảng 2.21 . Mức độ nhận thức và mức độ thực hiện của CBQL và GV về
    việc phối hợp các lực lượng giáo dục nhà trường - gia đình - xã
    hội 65
    Bảng 2.22. Mức độ nhận thức và mức độ thực hiện của CBQL và GV về
    việc thực hiện xã hội hóa giáo dục 67
    Bảng 2.23.Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý khắc phục tình
    trạng học sinh bỏ học tại các trường THCS trên địa bàn huyện
    Đồng Văn . 68
    Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm nhận thức tính cần thiết của các biện pháp
    đề xuất. . 100
    Bảng 3.2. Kết quả khảo nghiệm nhận thức về tính khả thi của các biện
    pháp đề xuất. 103
    Bảng 3.3. Mối quan hệ giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp
    đề xuất. . 105

    Sơ đồ 3.1: Mối quan hệ giữa các biện pháp 98
    Biểu đồ: 3.1. Mối quan hệ giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp 106


    1 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/


    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    Trong xu thế phát triển của khoa học công nghệ và nền kinh tế tri thức, giáo
    dục đóng vai trò quan trọng trong việ
    - .
    loại, sẽ phát triển mạnh mẽ tính ham học của con người. Ai
    .
    Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã khẳng định "Đổi mới
    căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa,
    xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế" và "Giáo dục- đào tạo có sứ mệnh
    nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan
    trọng xây dựng đất nước, xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam".
    Trong đó mục tiêu cụ thể với giáo dục phổ thông đến năm 2020, tỷ lệ đi học
    đúng tuổi ở Tiểu học là 99%, Trung học cơ sở là 95% và 80% thanh niên trong
    độ tuổi đạt trình độ học vấn Trung học phổ thông và tương đương. Giáo dục
    THCS nhằm giúp học sinh củng cố, phát triển những kết quả của giáo dục Tiểu
    học; có học vấn phổ thông ở trình độ cơ sở và những hiểu biết ban đầu về kĩ
    thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học Trung học phổ thông, Trung cấp học
    nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động
    Tại điều 27 Luật giáo dục đã chỉ rõ: Mục tiêu của giáo dục phổ thông là
    giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các
    kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình
    thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và
    trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc
    sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    2
    Để thực hiện tốt định hướng của Đại hội XI về giáo dục và đạt được các
    mục tiêu cụ thể về các cấp học thì vấn đề cần khắc phục và cấp thiết nhất đó là
    phải khắc phục được tình trạng học sinh (HS) bỏ học. Hiện nay tình trạng HS bỏ
    học xảy ra nhiều, không những ở vùng khó khăn mà ngay cả vùng thành thị, vùng
    có nền kinh tế phát triển. Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì trong
    năm học 2012- 2013 tỉ lệ học sinh bỏ học trên cả nước là 88.305/14.781.561
    học sinh.
    Tỉnh Hà Giang là một tỉnh miền núi có tỉ lệ HS bỏ học cao, trong năm
    học 2012- 2013 toàn tỉnh có 1.704/141.174 HS bỏ học. Huyện Đồng văn là một
    trong 62 huyện nghèo nhất của cả nước có tỉ lệ HS bỏ học rất cao chiếm 3,62%
    (665/18.364) trong năm học 2012- 2013.
    Vấn đề HS bỏ học ảnh hưởng rất nhiều đến việc đào tạo nguồn nhân lực
    cho đất nước. Vì vậy, muốn khắc phục tình trạng HS bỏ học cần có sự quan
    tâm của các cấp, các ban ngành và toàn xã hội, đặc biệt là sự quản lý của người
    lãnh đạo nhà trường - môi trường trực tiếp giáo dục các em.
    Hiệu trưởng trường THCS là người đứng đầu nhà trường, là nhà hoạt động
    xã hội trong cộng đồng. Vì vậy, Hiệu trưởng trường THCS có vai trò và trách
    nhiệm quan trọng trong việc khắc phục tình trạng HS bỏ học để thực hiện tốt chủ
    trương chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển nguồn nhân lực cho sự
    nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa (CNH-HĐH) đất nước.
    Bỏ học có bản chất xã hội sư phạm phức tạp, nên khắc phục tình trạng HS
    bỏ học là công việc đầy khó khăn và vất vả. Vì vậy, Hiệu trưởng nhà trường cần
    phải có những biện pháp hợp lí, phù hợp để khắc phục hiệu quả tình trạng bỏ học
    của HS, đây cũng là nhiệm vụ cấp bách trong các cơ sở giáo dục hiện nay.
    Xuất phát từ những lí do trên, tôi chọn nghiên cứu đề tài “Quản lý khắc
    phục tình trạng học sinh bỏ học tại các Trường trung học cơ sở trên địa bàn
    huyện Đồng văn, tỉnh Hà Giang”.
    2. Mục đích nghiên cứu
    Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và đánh giá thực trạng HS bỏ học, đề xuất
    các biện pháp quản lý của Hiệu trưởng nhằm khắc phục tình trạng HS bỏ học
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    3
    tại các trường THCS trên địa bàn huyện Đồng văn, góp phần thực hiện mục
    tiêu phổ cập Giáo dục THCS và cơ hội học tập cho HS ở các vùng khó khăn
    hiện nay.
    3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
    3.1. Khách thể nghiên cứu
    - Công tác quản lý giáo dục HS tại các trường THCS trên địa bàn huyện Đồng
    Văn, tỉnh Hà Giang.
    3.2. Đối tượng nghiên cứu
    - Biện pháp quản lý khắc phục tình trạng HS bỏ học tại các trường THCS
    trên địa bàn huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.
    4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài
    4.1. Đề tài nghiên cứu biện pháp quản lý của Hiệu trưởng Trường THCS
    khắc phục tình trạng HS bỏ học.
    4.2. Giới hạn về địa bàn khảo sát: Đề tài tiến hành khảo sát tại 05 trường
    THCS trên địa bàn huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang
    4.3.Giới hạn về khách thể khảo sát
    + Cán bộ quản lý của nhà trường: 10
    + GV, nhân viên của nhà trường: 50
    + HS của nhà trường: 500
    + Nghiên cứu trường hợp 10 em HS bỏ học
    + Phụ huynh HS: 05
    + Lãnh đạo chính quyền địa phương: 10
    5. Giả thuyết khoa học
    Hiện tượng HS vùng khó khăn tại các trường THCS trên địa bàn huyện
    Đồng văn, tỉnh Hà Giang bỏ học có xu hướng gia tăng, tuy nhiên chưa có biện
    pháp quản lý hữu hiệu khắc phục tình trạng này. Nếu nghiên cứu, đề xuất và áp
    dụng các biện pháp quản lý theo hướng nâng cao nhận thức và năng lực cho các
    lực lượng giáo dục, chỉ đạo dạy học sát đối tượng HS, xây dựng môi trường
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    4
    học tập thân thiện, phối hợp chặt chẽ các lực lượng giáo dục . sẽ hạn chế, ngăn
    ngừa và khắc phục được tình trạng HS bỏ học, đảm bảo duy trì sĩ số và hoạt
    động dạy học của Nhà trường, thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục THCS trên địa
    bàn huyện Đồng Văn.
    6. Nhiệm vụ nghiên cứu
    6.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý khắc phục tình trạng HS bỏ học
    tại các trường THCS.
    6.2. Khảo sát và đánh giá thực trạng HS bỏ học và các biện pháp quản lý
    khắc phục tình trạng HS bỏ học tại các trường THCS trên địa bàn huyện Đồng
    Văn, tỉnh Hà Giang.
    6.3. Đề xuất biện pháp quản lý của Hiệu trưởng nhằm khắc phục tình trạng
    HS bỏ học tại các trường THCS trên địa bàn huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang
    trong thời gian tới.
    7. Phương pháp nghiên cứu
    7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
    Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Phân tích và tổng hợp các tài liệu về
    quản lý giáo dục, quản lý trường học, lý luận dạy học và những tài liệu liên
    quan đến đề tài.
    7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
    7.2.1. Phương pháp điều tra
    Địa bàn điều tra: 05 trường THCS trên địa bàn huyện Đồng Văn
    Đối tượng điều tra: Khảo sát, lấy ý kiến của CBQL, GV, nhân viên và
    một số lãnh đạo chính quyền địa phương nhằm đánh giá thực trạng quản lý của
    Hiệu trưởng các trường THCS trên địa bàn huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang về
    tình trạng HS bỏ học.
    7.2.2. Phương pháp phỏng vấn: Tiến hành phỏng vấn CBQL, giáo viên,
    nhân viên, số HS đã bỏ học tại nhà trường và phụ huynh HS, một số lãnh đạo
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    5
    chính quyền địa phương để làm rõ thực trạng quản lý của Hiệu trưởng các trường
    THCS trên địa bàn huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang về tình trạng HS bỏ học.
    7.2.3. Phương pháp quan sát: Quan sát cơ sở vật chất, trường lớp, Các tổ
    chức hoạt động của các trường THCS trên địa bàn huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.
    7.2.4. Phương pháp chuyên gia: Tham khảo ý kiến của lãnh đạo Ủy ban
    nhân dân huyện Đồng Văn, lãnh đạo phòng Giáo dục huyện Đồng Văn.
    7.3. Các phương pháp hỗ trợ: Sử dụng thống kê toán học để xử lý số liệu.
    8. Cấu trúc luận văn
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung
    chính của luận văn gồm 3 chương:
    Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý khắc phục tình trạng HS bỏ học tại
    các trường THCS trên địa bàn huyện Đồng văn,
    Chương 2: Thực trạng quản lý khắc phục tình trạng HS bỏ học tại các
    trường THCS.
    Chương 3: Biện pháp quản lý khắc phục tình trạng HS bỏ học tại các
    trường THCS trên địa bàn huyện Đồng Văn, tỉnh Hà giang.
     
Đang tải...