Tiểu Luận Quản lý hoạt động tự học của sinh viên Trường Đại học An Giang đáp ứng yêu cầu đào tạo theo học chế

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐỀ TÀI: Quản lý hoạt động tự học của sinh viên Trường Đại học An Giang đáp ứng yêu cầu đào tạo theo học chế tín chỉ

    MỞ ĐẦU
    1. Lư do chọn đề tài
    Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đă quyết định đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển kinh tế tri thức, tạo nền tảng để đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020.
    Nguồn lực con người là nguồn lực duy nhất biết tư duy sáng tạo, có ư chí và có trí tuệ, biết sử dụng và vận dụng các nguồn lực khác, gắn kết chúng lại với nhau, tạo thành sức mạnh tổng hợp cùng góp phần tác động vào quá tŕnh đổi mới đất nước.
    Đối với nước ta, phát triển nguồn nhân lực để thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước đang là nhu cầu hết sức cấp bách, đ̣i hỏi chất lượng nguồn nhân lực phải có những thay đổi mang tính đột phá.
    Dạy học được xem là con đường giáo dục cơ bản nhất để thực hiện mục đích của quá tŕnh giáo dục tổng thể, trong đó tự học là phương thức cơ bản để người học có được những hệ thống tri thức phong phú và thiết thực. Tự học - tự đào tạo là con đường phát triển suốt đời của mỗi người, đó cũng là truyền thống quư báu của dân tộc Việt Nam, được thể hiện qua các câu thành ngữ, tục ngữ"Học một, biết mười", "Đi một ngày đàng, học một sàng khôn", "Học thầy không tày học bạn",.Chất lượng và hiệu quả giáo dục được nâng lên khi tạo ra được năng lực sáng tạo của người học, khi biến quá tŕnh giáo dục thành quá tŕnh tự giáo dục. Quy mô giáo dục được mở rộng khi có phong trào toàn dân tự học.
    Tư tưởng Hồ Chí Minh bàn về việc "lấy tự học làm gốc" đă được nhân dân ta luôn coi trọng. Điều 5 của Luật Giáo dục 2005 quy định "Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, ḷng say mê học tập và ư chí vươn lên"; " đảm bảo thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh phát triển phong trào tự học, tự đào tạo ."; " tạo ra năng lực tự học sáng tạo của mỗi học sinh"[9].
    Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006 – 2020 nêu rơ: “Xây dựng và thực hiện lộ tŕnh chuyển sang chế độ đào tạo theo hệ thống tín chỉ, tạo điều kiện thuận lợi để người học tích luỹ kiến thức, chuyển đổi ngành nghề, liên thông, chuyển tiếp tới các cấp học tiếp theo ở trong nước và ở nước ngoài”[10]. Để đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước trong thời kỳ hội nhập quốc tế, trong đó, vấn đề đổi mới phương thức đào tạo và quản lư đào tạo theo hướng hiện đại hoá đă và đang trở thành một yêu cầu cấp bách. Trường Đại học An Giang đang trong cơ chế chuyển đổi từ phương thức đào tạo theo niên chế học phần sang phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ, điều này vừa đồng thời tạo ra vừa đ̣i hỏi một sự thay đổi lớn về công tác quản lư đào tạo của Nhà trường. Đối với phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ, việc tự học, tự nghiên cứu của sinh viên được coi là nhân tố quan trọng, quyết định việc đẩy mạnh chất lượng đào tạo của Trường. Tuy nhiên, thực tế cho thấy chất lượng đào tạo của Trường chưa thực sự đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xă hội, điều này có thể do nhiều nguyên nhân chủ quan, khách quan khác nhau, trong đó, các biện pháp quản lư có thể là một trong những yếu tố tác động không nhỏ đến chất lượng đào tạo. Lư luận về khoa học quản lư cho thấy, hoạt động có ư thức của con người luôn bao hàm ư nghĩa của quản lư. Để đạt được mục đích đề ra, các biện pháp, phương thức quản lư luôn được xem là một nhân tố quan trọng. Xuất phát từ cơ sở nhận thức đó, tác giả lựa chọn nghiên cứu đề tài: "Quản lư hoạt động tự học của sinh viên Trường Đại học An Giang đáp ứng yêu cầu đào tạo theo học chế tín chỉ”.
    2. Mục đích nghiên cứu
    Trên cơ sở nghiên cứu lư luận giáo dục đại học và thực tiễn quản lư của Nhà trường, làm rơ và đề xuất một số biện pháp quản lư nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tự học của sinh viên khi áp dụng phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ ở Trường Đại học An Giang, góp phân nâng cao nhận thức về công tác quản lư hoạt động tự học trong môi trường đại học.
    3. Nhiệm vụ nghiên cứu
    Để thực hiện được mục đích trên, luận văn xác định những nhiệm vụ cơ bản sau:
    - Nghiên cứu cơ sở lư luận của đề tài.
    - Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động tự học và công tác quản lư hoạt động tự học của sinh viên Trường Đại học An Giang.
    - Đề xuất các biện pháp quản lư nâng cao hiệu quả hoạt động tự học của sinh viên Trường Đại học An Giang đáp ứng yêu cầu đào tạo theo học chế tín chỉ.
    4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
    Khách thể nghiên cứu. Hoạt động tự học của sinh viên trường Đại học.
    Đối tượng nghiên cứu: Các biện pháp quản lư nâng cao hiệu quả hoạt động tự học của sinh viên Trường Đại học An Giang đáp ứng yêu cầu đào tạo theo học chế tín chỉ.
    5. Giả thuyết khoa học
    Hiện nay, hoạt động tự học của sinh viên Trường Đại học An Giang c̣n hạn chế. Thực trạng này do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan. Nâng cao hiệu quả hoạt động tự học của sinh viên Trường Đại học An Giang đáp ứng yêu cầu đào tạo theo học chế tín chỉ là điều cấp thiết. Nếu áp dụng đầy đủ, đồng bộ các biện pháp quản lư cùng với sự đảm bảo điều kiện vật chất cần thiết th́ hoạt động tự học của sinh viên khi áp dụng phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ sẽ đạt được hiệu quả mong muốn, đảm bảo chất lượng đào tạo Nhà trường, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
    6. Phạm vi nghiên cứu
    - Căn cứ vào mục đích nghiên cứu đă đặt ra, nội dung luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng hoạt động tự học của sinh viên năm thứ II, III, IV Khoa Sư phạm Trường Đại học An Giang (200 phiếu), nơi tác giả đă và đang trực tiếp làm việc; nghiên cứu biện pháp quản lư hoạt động tự học của sinh viên đáp ứng đào tạo theo hệ thống tín chỉ của Nhà trường (40 giảng viên và cán bộ quản lư).
    - Trên cơ sở phân tích đánh giá thực trạng, tác giả đề xuất các biện pháp quản lư nâng cao hiệu quả hoạt động tự học của sinh viên Trường Đại học An Giang đáp ứng yêu cầu đào tạotheo học chế tín chỉ trong giai đoạn hiện nay.
    7. Phương pháp nghiên cứu
    - Nhóm phương pháp nghiên cứu lư luận
    - Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
    - Nhóm các phương pháp xử lư số liệu

    8. Giới hạn của đề tài
    Do mục đích nghiên cứu đă xác định và sự chi phối của các điều kiện khách quan về nhận thức, về cơ chế đảm bảo, nên luận văn chỉ tập trung nghiên cứu về thực trạng công tác quản lư hoạt động tự học của sinh viên Khoa Sư phạm Trường Đại học An Giang trong giai đoạn hiện nay và xây dựng, đề xuất các biện pháp quản lư nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tự học của sinh viên Trường Đại học An Giang đáp ứng yêu cầu đào tạo theo học chế tín chỉ dưới dạng các kết quả nhận thức khoa học. Khả năng áp dụng các biện pháp đề xuất là điều có thể. Tuy nhiên, để tiến hành áp dụng vào thực tiễn một cách có hiệu quả đ̣i hỏi phải có thêm những nghiên cứu chuyên sâu với sự tham gia của nhiều nhà khoa học, nhà quản lư tâm huyết.
    9. Cấu trúc luận văn
    Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung chính của luận văn được tŕnh bày trong 3 chương:
    Chương l: Cơ sở lư luận của vấn đề nghiên cứu.
    Chương 2: Thực trạng quản lư hoạt động tự học của sinh viên Trường Đại học An Giang.
    Chương 3: Đề xuất các biện pháp quản lư hoạt động tự học của sinh viên Trường Đại học An Giang đáp ứng yêu cầu đào tạo theo học chế tín chỉ.























    Chương l
    CƠ SỞ LƯ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
    1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
    Trong giai đoạn hiện nay, chúng ta đang nỗ lực xây dựng một xă hội học tập với phương hướng, con đường thực hiện là kết hợp đến trường, giáo dục từ xa và tự học. Trong đó tự học để trưởng thành là vô cùng quan trọng.
    Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến vấn đề giáo dục, vấn đề học tập và rèn luyện. Việc tự học phải xuất phát từ động lực thôi thúc của chính bản thân người học, nhưng vẫn cần sự hỗ trợ, tác động từ môi trường học tập, cần sự chỉ đạo hướng dẫn của nhà trường, của người thầy.
    Từ đầu thế kỷ XX, học chế tín chỉ phát triển ra nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Trước sự lớn mạnh đó, 29 Bộ trưởng đặc cách giáo dục đại học ở các nước Liên minh Châu Âu kư “Tuyên ngôn Boglona” với mục đích h́nh thành “Không gian giáo dục đại học Châu Âu” (European Higher Education Area) nhằm triển khai học chế tín chỉ trong toàn bộ hệ thống giáo dục đại học.
    Ở Việt Nam, trong "Chương tŕnh hành động của Chính phủ” thực hiện nghị quyết số 37/2004/QH11 khoá XI, kỳ họp thứ sáu của Quốc hội về giáo dục đă chỉ rơ: "Mở rộng, áp dụng học chế tín chỉ trong đào tạo đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, .". Năm học 2009 – 2010, có nhiều trường Đại học, Cao đẳng đang tích cực chuẩn bị đào tạo theo học chế tín chỉ theo chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Sự phát triển này đánh dấu bước đổi mới đúng đắn của giáo dục đại học Việt Nam.
    Chuyển sang phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ tạo ra sự thay đổi lớn về phương cách, thói quen dạy - học của người dạy lẫn người học. V́ vậy, khi áp dụng đào tạo theo học chế tín chỉ, việc tự học, tự nghiên cứu của sinh viên có vai tṛ hết sức quan trọng, mang tính quyết định hiệu quả chất lượng đào tạo. Trường Đại học An Giang cũng đang tổ chức thực hiện chuyển đổi h́nh thức đào tạo từ niên chế học phần sang h́nh thức đào tạo theo học chế tín chỉ. Có thể thấy, trong nhiều tài liệu nghiên cứu về hoạt động tự học, các nhà nghiên cứu đều khẳng định tự học không phải là một đề tài mới lạ. Tuy nhiên, việc nghiên cứu hoạt động tự học trong học chế tín chỉ vẫn c̣n là vấn đề mới. V́ vậy, trong luận văn này tác giả tập trung vào việc xây dựng các biện pháp quản lư hoạt động tự học của sinh viên Trường Đại học An Giang nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tự học, nâng cao chất lượng đào tạo của Nhà trường theo học chế tín chỉ.
    1.2. Những khái niệm cơ bản của đề tài
    Để xác định rơ cơ sở lư luận của vấn đề nghiên cứu, chúng ta sẽ t́m hiểu nội hàm của một số khái niệm có liên quan đến đề tài.
    1.2.1. Hoạt động tự học
    1.2.1.1. Khái niệm hoạt động học
    Học là quá tŕnh con người lĩnh hội những kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo và những phương thức hành vi mới, do vậy ta thấy học chính là hoạt động nhằm tạo ra sự thay đổi kinh nghiệm của người học một cách bền vững.
    1.2.1.2. Khái niệm tự học
    Tự học (self-learning) là quá tŕnh nỗ lực chiếm lĩnh tri thức của bản thân người học bằng hành động của chính ḿnh, hướng tới những mục đích nhất định.
    Như vậy, tự học là h́nh thức hoạt động nhận thức của người học nhằm chiếm lĩnh tri thức, tự ḿnh luyện tập các thao tác, hành động để h́nh thành kỹ năng, kỹ xảo.
    1.2.2. Sinh viên
    Thuật ngữ "sinh viên" có nguồn gốc từ tiếng La-tinh "Student" có nghĩa là người làm việc, học tập nhiệt t́nh, người đi t́m kiếm, khai thác tri thức. "Sinh viên" là để chỉ những người theo học ở bậc đại học và phân biệt với học sinh đang theo học ở bậc phổ thông.
    Từ đó ta có thể hiểu: khái niệm "sinh viên" là những người đang học tập tại các trường đại học, cao đẳng - nơi đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu của xă hội.
     
Đang tải...