Thạc Sĩ Quản lý hoạt động tín dụng của Quỹ hỗ trợ phụ nữ nghèo

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 14/11/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI CAM ĐOAN

    Tôi xin cam đoan rằng, đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập được
    thực hiện trong quá trình học tập, nghiên cứu và không trùng lặp với bất kỳ công trình
    nghiên cứu khoa học của tác giả khác. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận
    văn này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Các thông
    tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.
    Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Nhà nước, Bộ, ngành chủ quản, cơ sở
    đào tạo và Hội đồng đánh giá khoa học của Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc
    gia Hà Nội về công trình và kết quả nghiên cứu của mình.


    Hà Nội, tháng 09 năm 2015
    Tác giả


    Nguyễn Thị Đoài








    LỜI CẢM ƠN

    Để hoàn thành chương trình cao học và viết luận văn này, tôi đã nhận được sự
    hướng dẫn, giúp đỡ và góp ý nhiệt tình của quý thầy cô Trường Đại học Kinh tế - Đại
    học Quốc gia Hà Nội.
    Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn đến quý thầy cô trường Đại học Kinh tế,
    đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ cho tôi trong quá trình học tập.
    Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Thanh Chương đã dành rất nhiều
    thời gian và tâm huyết hướng dẫn nghiên cứu và giúp tôi hoàn thành luận văn tốt
    nghiệp.
    Mặc dù tôi đã có nhiều cố gắng nỗ lực, tìm tòi, nghiên cứu để hoàn thiện luận
    văn, tuy nhiên không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được những đóng
    góp tận tình của quý thầy cô và các bạn.
    Hà Nội, tháng 09 năm 2015
    Tác giả


    Nguyễn Thị Đoài











    MỤC LỤC
    DANH MỤC CÁC BẢNG i
    DANH MỤC CÁC HÌNHII . iii
    MỞ ĐẦU 1
    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN
    VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA QUỸ XÃ HỘI 5
    1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu 5
    1.2 Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động tín dụng . 8
    1.2.1 Khái niệm quản lý hoạt động tín dụng 8
    1.2.2 Đặc điểm hoạt động tín dụng của các Quỹ xã hội 11
    1.2.3 Vai trò của các Quỹ xã hội trong nền kinh tế và xã hội 12
    1.2.4 Nội dung quản lý hoạt động các Quỹ xã hội . 15
    1.2.5 Sự cần thiết của quản lý hoạt động tín dụng . 15
    1.2.6 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý hoạt động tín dụng của các Quỹ xã
    hội . 16
    1.2.7 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý tín dụng các Quỹ xã hội. 19
    1.3 Kinh nghiệm quản lý hoạt động tín dụng của các tổ chức trên thế giới, Việt Nam và
    bài học kinh nghiệm cho Quỹ Hỗ trợ phụ nữ nghèo 23
    1.3.1 Kinh nghiệm quản lý hoạt động tín dụng ở một số tổ chức trên thế giới . 23
    1.3.2 Kinh nghiệm quản lý hoạt động tín dụng ở một số Quỹ xã hội tại Việt Nam 25
    1.3.3 Một số bài học kinh nghiệm quản lý hoạt động tín dụng cho Quỹ Hỗ trợ phụ nữ
    nghèo 27
    CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU . 29
    2.1. Phương pháp và kỹ thuật nghiên cứu cụ thể . 29
    2.1.1 Phương pháp luận 29
    2.1.2 Phương pháp nghiên cứu tại bàn . 29
    2.1.3 Thu thập, phân tích nguồn thông tin thứ cấp 29

    2.1.4. Phương pháp thu thập, phân tích nguồn thông tin sơ cấp 29
    2.1.5 Phương pháp nghiên cứu khảo sát và phỏng vấn sâu: 30
    2.1.6 Phương pháp xử lý thông tin . 34
    2.2. Địa điểm và thời gian thực hiện nghiên cứu . 35
    2.2.1. Địa điểm thực hiện nghiên cứu 35
    2.2.2. Thời gian thực hiện nghiên cứu . 35
    2.3. Các công cụ được sử dụng 35
    CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA QUỸ HỖ
    TRỢ PHỤ NỮ NGHÈO . 36
    3.1 Tổng quan về Quỹ Hỗ trợ phụ nữ nghèo . 36
    3.1.1 Lịch sử hình thành, tầm nhìn, sứ mệnh, nguyên tắc hoạt động 36
    3.1.2 Các chi nhánh hoạt động của Quỹ Hỗ trợ phụ nữ nghèo 37
    3.1.3 Cơ cấu tổ chức . 37
    3.1.4 Các sản phẩm chủ yếu . 38
    3.2. Thực trạng quản hoạt động tín dụng của Quỹ hỗ trợ phụ nữ nghèo . 40
    3.2.1 Thực trạng quản lý huy động nguồn vốn của Quỹ hỗ trợ phụ nữ nghèo 40
    3.2.2 Thực trạng quản lý hoạt động cho vay tại Quỹ hỗ trợ phụ nữ nghèo . 46
    3.2.3 Thực trạng quản lý hoạt động kiểm tra giám sát và thu hồi nợ 58
    trợ phụ nữ nghèo 58
    3.3 Đánh giá hoạt động cho vay hỗ trợ người nghèo qua kết quả điều tra thành viên
    vay vốn và cán bộ quản lý 62
    3.3.2 Ý kiến của cán bộ quản lý về hoạt động tín dụng của Quỹ hỗ trợ phụ nữ nghèo . 68
    3.4 Kết quả góp phần giảm nghèo và một số hạn chế Quỹ hỗ trợ phụ nữ nghèo trong
    những năm qua. 69
    3.4.1 Đánh giá chung về kết quả góp phần xóa đói giảm nghèo từ nguồn vốn vay của
    Quỹ hỗ trợ phụ nữ nghèo . 69
    3.4.2 Đánh giá chung về hạn chế trong quản lý hoạt động tín dụng của Quỹ hỗ trợ phụ
    nữ nghèo . 70

    CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG TỪ 2015 -2020 VÀ MỘT
    SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA QUỸ HỖ
    TRỢ PHỤ NỮ NGHÈO . 75
    4.1. Định hướng phát triển của Quỹ hỗ trợ phụ nữ nghèo . 75
    4.1.1 Định hướng hoạt động quản lý tín dụng trong giai đoạn từ 2016-2020 . 75
    4.1.2 Những nội dung cụ thể: . 76
    4.2. Các giải pháp quản lý hoạt động tín dụng của Quỹ hỗ trợ phụ nữ nghèo trong giai
    đoạn 2016-2020. . 80
    4.2.1 Giải pháp về phát triển sản phẩm: . 80
    4.2.2 Giải pháp về phương thức tổ chức cho vay và quy trình thẩm định. 81
    4.2.3. Giải pháp về đào tạo đội ngũ cán bộ nhân viên . 83
    4.2.4 Tăng cường công tác kiểm tra giám sát, kiểm soát nội bộ 86
    4.2.5 Kết hợp nguồn vốn cho vay hỗ trợ người nghèo với các chương trình dự án khác
    90
    4.2.6 Phối hợp chặt chẽ giữa các Ngành, Đoàn thể, Chính quyền với Quỹ hỗ trợ phụ
    nữ nghèo . 91
    4.2.7 Tập huấn kỹ thuật khuyến nông và tính hiệu quả kinh tế cho các hội viên phụ nữ
    nghèo 93
    KIẾN NGHỊ . 94
    KẾT LUẬN 96
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 97
    PHỤ LỤC




    i
    DANH MỤC BẢNG BIỂU
    STT Bảng Nội dung Trang
    1 Bảng 3.1 Bảng sản phẩm vốn vay của Quỹ hỗ trợ phụ nữ
    nghèo
    43
    2 Bảng 3.2 Tình hình huy động vốn của Quỹ hỗ trợ phụ nữ
    nghèo từ năm 2010 -2014.
    45
    3 Bảng 3.3 Dư nợ cho vay Quỹ hỗ trợ phụ nữ nghèo từ 2010 -
    2014
    54
    4 Bảng 3.4 Doanh số cho vay và thu nợ Quỹ hỗ trợ phụ nữ
    người nghèo từ 2010 -2014
    57
    5 Bảng 3.5 Dư nợ khách hàng tại Quỹ hỗ trợ phụ nữ nghèo 59
    6 Bảng 3.6 Kết quả lợi nhuận của Quỹ hỗ trợ phụ nữ nghèo từ
    2010-2014
    62
    7 Bảng 3.7 Kết quả chỉ số thực hiện tài chính của Quỹ hỗ trợ
    phụ nữ nghèo từ 2010-2014
    62
    8 Bảng 3.8 Các nguồn vốn vay của thành viên tham gia 70
    9 Bảng 3.9 Mức vốn vay của các thành viên Quỹ hỗ trợ phụ nữ
    nghèo
    71
    10 Bảng 3.10 Tác động của nguồn vốn đến đời sống 73
    11 Bảng 3.11 Tỷ lệ trả nợ của thành viên

    74
    12 Bảng 3.12 Ý kiến của người vay về sản phẩm của Quỹ hỗ trợ
    phụ nữ nghèo
    75

    ii
    13 Bảng 3.13 Nhận xét của cán bộ quản lý Quỹ hỗ trợ phữ nữ
    nghèo
    76
    14 Bảng 4.1 Dự kiến nguồn vốn hy động Quỹ hỗ trợ phụ nữ
    nghèo giai đoạn 2016-2020
    84
    15 Bảng 4.2
    Bảng tỷ lệ mục đích cho vay vốn của Quỹ hỗ trợ
    phụ nữ nghèo giai đoạn 2016- 2020
    86


    iii
    DANH MỤC HÌNH
    STT Hình Nội dung Trang
    1 Hình 3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức Quỹ Hỗ trợ phụ nữ nghèo 42
    2 Hình 3.2 Tỷ lệ nguồn vốn huy động qua các năm 2010 -2014 46
    3 Hình 3.3 Thống kê số khách hàng tham gia Quỹ từ 2010 -
    2014
    58
    4 Hình 3.4 Tỷ lệ đối tượng khách hàng của Quỹ Hỗ trợ phụ nữ
    nghèo
    60
    5 Hình 3.5 Biểu đồ mục đích sử dụng vốn của thành viên 70
    1

    MỞ ĐẦU
    1.Tính cấp thiết của đề tài.
    Hoạt động của các Quỹ xã hội qua nhiều thập kỷ đã và đang từng bước khẳng
    định vị trí của mình trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng tại Việt Nam, đã đạt được
    nhiều thành tích ấn tượng về phát triển kinh tế, góp phần tích cực trong công cuộc xóa
    đói, giảm nghèo của đất nước. Trong những thành tựu quan trọng đó, có phần đóng góp
    đáng khích lệ của Quỹ Hỗ trợ Phụ nữ nghèo thuộc Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.
    Thông qua việc trợ giúp phụ nữ nghèo và những nhóm phụ nữ bị thiệt thòi, các hoạt
    động hỗ trợ tài chính đã giúp họ vượt qua khó khăn, thử thách để không ngừng vươn
    lên phát triển kinh tế gia đình và đóng góp vào phát triển kinh tế địa phương.
    Với mục tiêu trở thành tổ chức tài chính vi mô bền vững, cung cấp các dịch vụ
    tài chính và phi tài chính cho phụ nữ nghèo, cận nghèo, phụ nữ yếu thế và các đối
    tượng khác, góp phần thực hiện mục tiêu Chương trình Quốc gia về xóa đói giảm
    nghèo và việc làm, thúc đẩy bình đẳng giới, thực hiện công bằng xã hội tại Việt Nam,
    Quỹ hỗ trợ phụ nữ nghèo đã và đang thể hiện vai trò sứ mệnh: góp phần cải thiện đời
    sống, nâng cao địa vị kinh tế cho thành viên thông qua các dịch vụ, sản phẩm của Quỹ;
    góp phần củng cố, phát triển tổ chức Hội.
    Hiện nay Quỹ hỗ trợ phụ nữ nghèo đang phát triển theo hướng chuyên nghiệp
    hóa, hướng tới sự phát triển bền vững. Vì vậy Quỹ hỗ trợ phụ nữ nghèo đang trải qua
    quá trình phát triển quan trọng để có thể mở rộng hoạt động, nâng cao kỹ năng quản lý,
    giảm chi phí đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng
    để đạt được sự phát triển lành mạnh và bền vững với mục tiêu tiếp tục đóng góp vào
    giảm nghèo và phát triển kinh tế.
    Tuy nhiên, bên cạnh những hoạt động tích cực đã đạt được thì hoạt động tín
    dụng của Quỹ hỗ trợ phụ nữ nghèo vẫn còn tồn tại một số hạn chế. Do tiếp cận tương
    đối dễ dàng của khách hàng phụ nữ nghèo đối với khu vực tài chính có thể gây ra tình
    trạng nợ nần quá nhiều, hiệu quả hoạt động tài chính thấp, dễ bị tổn thương do rủi ro, 2

    khả năng tài chính hạn hẹp, không có hệ thống rủi ro sớm đối với khách hàng. Quy mô
    hoạt động của các Quỹ thấp, số lượng dịch vụ tài chính nghèo nàn, chất lượng dịch vụ
    thấp. Sự phối kết hợp, điều phối trong hoạt động giữa Quỹ hỗ trợ Phụ nữ nghèo với các
    tổ chức tài chính vi mô trong nước cũng như phối hợp với ngành tài chính vi mô quốc
    tế rất yếu kém. Hơn nữa, hoạt động của một số tổ chức tài chính vi mô sẽ có sự thay
    đổi rất lớn về số lượng và chất lượng trong tương lai, các nghị định của chính phủ và
    thông tư hướng dẫn của Ngân hàng nhà nước về tổ chức và hoạt động của các tổ chức
    tài chính quy mô nhỏ được thực thi. Hoạt động cung cấp dịch vụ tài chính của Quỹ Hỗ
    trợ phụ nữ nghèo sẽ có sự cạnh tranh khốc liệt, và chỉ có phương pháp quản lý hoạt
    động tín dụng hiệu quả thì mới có thể tồn tại và phát triển được.
    Trong thời gian qua, Nhà nước và Hội Liên Hiệp Phụ nữ Việt Nam đã có nhiều
    văn bản pháp luật, chính sách và cơ chế góp phần tạo môi trường pháp lý cho việc quản
    lý hoạt động tín dụng của Quỹ hỗ trợ phụ nữ nghèo. Tuy nhiên, việc quản lý Nhà nước
    nói chung và Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam nói riêng còn nhiều hạn chế, bất cập như
    một số luật pháp, chính sách, cơ chế không còn phù hợp, chồng chéo, thiếu và chưa
    đồng bộ. Tình hình kinh tế phát triển chậm, nhu cầu của thị trường luôn thay đổi, xảy
    ra tình trạng nợ quá hạn, gây tổn thất đến hoạt động của Quỹ hỗ trợ phụ nữ nghèo.
    Những nguyên nhân đó dẫn tới tình trạng hiệu quả tín dụng còn thấp, chưa đáp ứng
    được yêu cầu chuyển đổi kinh tế và hội nhập quốc tế trong thời kỳ mới, đặc biệt là giai
    đoạn đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước.
    Đây thực sự là một vấn đề rất quan trọng cần được nghiên cứu làm rõ cả về lý
    luận và thực tiễn. Chính vì vậy đề tài “Quản lý hoạt động tín dụng của Quỹ Hỗ trợ
    Phụ nữ nghèo’’ được học viên chọn làm đề tài luận văn thạc sĩ, chuyên ngành quản lý
    kinh tế.
    Câu hỏi nghiên cứu của Luận văn: Quỹ Hỗ trợ phụ nữ nghèo cần quản lý hoạt
    động tín dụng như thế nào để đạt được hiệu quả cao trong thời gian tới?
    2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3

    - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận chung về quản lý hoạt động tín dụng Quỹ
    hỗ trợ phụ nữ nghèo dưới góc độ của đơn vị.
    - Tổng kết kinh nghiệm quản lý hoạt động tín dụng ở một số tổ chức trong nước
    và quốc tế, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm quản lý hoạt động tín dụng của Quỹ hỗ trợ
    phụ nữ nghèo.
    - Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động tín dụng của Quỹ hỗ trợ phụ
    nữ nghèo. Rút ra những thành tựu, hạn chế, nguyên nhân hạn chế để từ đó làm rõ hơn
    các vấn đề cần giải quyết.
    - Phân tích định hướng từ năm 2015-2020 và đề xuất một số giải pháp hoàn
    thiện quản lý hoạt động tín dụng của Quỹ hỗ trợ phụ nữ nghèo trong thời gian tới.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
    3.1. Đối tượng nghiên cứu
    Thực tiễn quản lý hoạt động tín dụng của Quỹ hỗ trợ phụ nữ nghèo, chủ yếu tập
    trung ở Quỹ hỗ trợ phụ nữ nghèo Trung ương, bao gồm: bộ máy tổ chức, quản lý hoạt
    động tín dụng (cho vay vốn, thu hồi vốn, xử lý rủi ro); Hoạt động kiểm tra, giám sát
    hoạt động tín dụng tại các cấp cơ sở .
    3.2. Phạm vi nghiên cứu
    + Đề tài nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn của quản lý hoạt động tín
    dụng của Quỹ hỗ trợ phụ nữ. Đại diện là Quỹ hỗ trợ phụ nữ nghèo Trung ương.
    + Luận văn tìm hiểu kinh nghiệm quản lý hoạt động tín dụng ở một số tổ chức
    tài chính vi mô có đặc điểm tương đồng với Quỹ hỗ trợ phụ nữ nghèo như Tổ chức tài
    chính quy mô nhỏ Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Tình thương (TYM) và một số
    nước như Philippines, Banglades.
    3.3. Thời gian nghiên cứu
    Luận văn tập trung nghiên cứu hoạt động quản lý hoạt động tín dụng của Quỹ
    Hỗ trợ Phụ nữ nghèo giai đoạn 2010 – 2014.
    4. Đóng góp của luận văn 4

    - Hệ thống hóa các vấn đề lý luận cơ bản của quản lý hoạt động tín dụng của
    Quỹ hỗ trợ phụ nữ nghèo và bổ sung thêm một số lý luận về quản lý hoạt động tín dụng
    dưới góc độ của tổ chức.
    - Tổng kết kinh nghiệm của một số tổ chức về quản lý hoạt động tín dụng, từ đó
    rút ra một số bài học có thể vận dụng cho Quỹ hỗ trợ Phụ nữ nghèo.
    - Đánh giá tương đối toàn diện thực trạng quản lý hoạt động tín dụng của Quỹ
    hỗ trợ phụ nữ theo khung lý thuyết đã phân tích, đề xuất.
    - Đề xuất được một số phương hướng, giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt
    động tín dụng của Quỹ hỗ trợ Phụ nữ nghèo, làm cơ sở khoa học cho các nhà quản lý
    tham khảo để đưa ra các quyết sách phù hợp về quản lý hoạt động tín dụng và phát
    triển tín dụng của Quỹ Hỗ trợ phụ nữ nghèo.
    - Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho cán bộ
    quản lý của Quỹ hỗ trợ phụ nữ nghèo, nhất là cán bộ công chức của Quỹ hỗ trợ phụ nữ
    nghèo Trung ương. Qua đó, góp phần nâng cao nhận thức, nâng cao chất lượng hoạt
    động quản lý và tác nghiệp cho cán bộ để có hiệu quả cao hơn.
    5. Kết cấu của luận văn
    Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn có kết cấu gồm 4 chương:
    Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về quản lý quản lý hoạt
    động tín dụng của Quỹ xã hội.
    Chương 2: Phương pháp và thiết kế nghiên cứu.
    Chương 3: Thực trạng quản lý hoạt động tín dụng của Quỹ hỗ trợ phụ nữ nghèo.
    Chương 4: Phân tích định hướng hoạt động từ 2015-2020 và đề xuất một số giải
    pháp nâng cao quản lý hoạt động tín dụng của Quỹ hỗ trợ phụ nữ nghèo.
     
Đang tải...