Thạc Sĩ Quản lý hoạt động thu bảo hiểm xã hội khu vực kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 12/6/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU
    1. TÍNH CẤP THIẾT ĐỀ TÀI

    Chính sách BHXH đối với người lao động làm việc trong khu vực ngoài nhà nước được Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX chỉ rõ: “Thực hiện các chính sách xã hội bảo đảm an toàn cuộc sống mọi thành viên cộng đồng, bao gồm Bảo hiểm xã hội (BHXH) đối với người lao động thuộc các thành phần kinh tế”[20].
    Trong những năm qua thực hiện đường lối đổi mới, kinh tế tư nhân (KTTN) gồm kinh tế cá thể, tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân đã phát triển rộng khắp trong cả nước, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế, huy động các nguồn lực vào sản xuất kinh doanh, tạo thêm nhiều việc làm, cải thiện đời sống nhân dân, tăng tích lũy, góp phần giữ vững ổn định chính trị - xã hội.
    Kinh tế tư nhân hiện nay ở nước ta còn nhiều hạn chế, yếu kém: quy mô nhỏ, vốn ít, công nghệ lạc hậu, trình độ quản lý thấp, sức cạnh tranh yếu ; nhiều đơn vị kinh tế tư nhân chưa thực hiện đúng những quy định pháp luật đối với người lao động, chẳng hạn như hợp đồng lao động, tiền lương, tiền công, bảo hộ lao động đối với người lao động đặc biệt là chưa tham gia BHXH cho người lao động [27].
    Vì vậy, vấn đề tham gia BHXH cho người lao động thuộc khu vực KTTN cần phải được nghiên cứu thỏa đáng nhằm tìm ra những giải pháp để một mặt nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về việc thực hiện chế độ chính sách BHXH đối với khu vực này, mặt khác bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người lao động, đồng thời tăng thêm nguồn thu để tăng trưởng và phát triển quỹ BHXH.
    Đến nay công tác thu BHXH đối với những khu vực truyền thống như doanh nghiệp Nhà nước, hành chính sự nghiệp, liên doanh có vốn đầu tư nước ngoài đã đi vào nền nếp ổn định. Các đơn vị thuộc những khối này nhìn chung có ý thức tự giác trong việc tham gia BHXH. Do vậy, ngành BHXH cần tập trung nguồn lực khai thác thu BHXH ở những khu vực mới, nhiều tiềm năng có khả năng, triển vọng cũng như nhu cầu tham gia BHXH rất lớn chẳng hạn như khu vực KTTN.
    Trong những năm qua, BHXH tỉnh TT Huế đã có nhiều cố gắng trong việc triển khai thu BHXH đối với khu vực KTTN. Kết quả đã đem lại nhiều khả quan trong việc mở rộng đối tượng tham gia BHXH. Tuy nhiên, đến số đơn vị và số lao động tham gia BHXH vẫn còn thấp, chưa tương xứng tiềm năng. Đến thời điểm 31/12/2007, mặc dù đã có nhiều cố gắng, cả nước mới có khoảng 47.852 đơn vị đã tham gia BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT) bắt buộc, chiếm 35,99% trong tổng số đơn vị KTTN, và 1.669.466 lao động đã tham gia chiếm khoảng 43,33% so với tổng số lao động. Với lý do đó chúng tôi thực hiện nghiên cứu đề tài Quản lý hoạt động thu BHXH khu vực kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế”.
    2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
    2.1. Mục tiêu chung: Nhằm góp phần thực hiện tốt công tác thu bảo hiểm xã hội ở tỉnh Thừa Thiên Huế.
    2.2. Mục tiêu cụ thể
    * Mục tiêu cụ thể của đề tài là:
    - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về BHXH để xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của hệ thống BHXH, chỉ ra được phương hướng và nhiệm vụ công tác quản lý thu BHXH khu vực KTTN trong thời gian tới.
    - Phân tích, đánh giá được thực trạng quản lý thu BHXH khu vực KTTN trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế trong những năm qua; những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện thu BHXH khu vực KTTN; Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến việc thu BHXH khu vực KTTN trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
    - Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia hoặc chưa tham gia BHXH bắt buộc của doanh nghiệp được điều tra. Từ đó, đề xuất phương hướng và hệ thống các giải pháp nhằm nâng cao quản lý hoạt động thu BHXH khu vực KTTN trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
    3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
    3.1. Đối tượng nghiên cứu
    Để đạt được những mục tiêu trên, đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề kinh tế xã hội khu vực KTTN (Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty cổ phần, Doanh nghiệp tư nhân, Công ty hợp danh); Công tác triển khai và thực hiện thu BHXH khu vực KTTN của cơ quan BHXH tỉnh Thừa Thiên Huế; Điều tra 80 chủ sử dụng lao động doanh nghiệp khu vực KTTN đại diện về những yếu tố tác động đến việc tham gia hoặc chưa tham gia BHXH bắt buộc cho người lao động.
    3.2. Phạm vi nghiên cứu
    3.2.1 Về nội dung
    Nghiên cứu quy trình quản lý thu BHXH, đánh giá thực trạng tham gia BHXH khu vực KTTN trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, từ đó đưa ra hệ thống các giải pháp nhằm nâng cao quản lý hoạt động thu BHXH khu vực KTTN.
    3.2.2 Phạm vi không gian
    Vùng nghiên cứu là địa bàn Thừa Thiên Huế. Ngoài ra, do hạn chế về thời gian nên khi điều tra, phỏng vấn trực tiếp các doanh nghiệp khu vực KTTN để đánh giá những nhân tố tác động đến tham gia BHXH bắt buộc. Chúng tôi chỉ điều tra, phỏng vấn chủ sử dụng lao động của 80 doanh nghiệp đã tham gia và chưa tham gia BHXH bắt buộc theo tỷ lệ 1:1 tại địa bàn thành phố Huế, là nơi có số lượng doanh nghiệp khu vực KTTN chiếm tỷ trọng lớn nhất của tỉnh.
    3.2.3 Phạm vi thời gian
    Các tài liệu phục vụ đánh giá thực trạng được thu thập trong khoảng thời gian từ 2003 đến 2007. Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua điều tra doanh nghiệp năm 2007.
    3.2.4 Hạn chế của đề tài
    Đề tài chưa đánh giá hiệu quả chính sách BHXH đối với khu vực KTTN, không đánh giá, phân tích được những tác động chính sách BHXH đối với doanh nghiệp khu vực KTTN trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...