Tiến Sĩ Quản lý hoạt động tham gia xã hội hoá giáo dục của trường trung học phổ thông khu vực đồng bằng sông

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 26/1/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ
    NĂM 2014

    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU . 1
    1. Lý do chọn đề tài 1
    2. Mục đích nghiên cứu . 5
    3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu . 5
    4. Giả thuyết khoa học . 5
    5. Nội dung và phạm vi nghiên cứu . 5
    6. Phương pháp nghiên cứu . 6
    7. Những luận điểm bảo vệ 8
    8. Những đóng góp mới của luận án 9
    9. Cấu trúc luận án 10
    Chương 1: CƠ SỞ LÝ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG
    THAM GIA XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC CỦA TRƯỜNG TRUNG
    HỌC PHỔ THÔNG VIỆT NAM .
    1.1. Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề . 11
    1.1.1. Ngoài nước . 11
    1.1.2. Trong nước . 16
    1.1.3. Những vấn đề rút ra từ tổng quan nghiên cứu vấn đề .18
    1.2. Giáo dục và XHHGD trong trường THPT .19
    1.2.1. Giáo dục, xã hội hóa và xã hội hóa giáo dục 19
    1.2.2. Giáo dục THPT và XHHGD ở trường THPT 24
    1.3. Quản lý hoạt động tham gia XHHGD của trường THPT Việt Nam 27
    1.3.1. Cách tiếp cận huy động tham gia và quản lý hoạt động tham
    gia XHHGD của trường THPT
    1.3.2. Các LLXH tham gia vào XHHGD của các trường THPT Việt Nam .37
    1.3.3. Bản chất của quản lý hoạt động tham gia XHHGD của
    trường THPT Việt Nam .
    1.3.4. Qui trình, nội dung và tiêu chí quản lý hoạt động tham gia
    XHHGD của trường THPT .
    1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động tham gia XHHGD
    của trường THPT .
    Kết luận Chương 1 63
    Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THAM GIA
    XÃ HỘI HOÁ GIÁO DỤC CỦA MỘT SỐ TRƯỜNG TRUNG
    HỌC PHỔ THÔNG TẠI 5 TỈNH, THÀNH PHỐ KHU VỰC
    ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG
    2.1. Khái quát về đồng bằng sông Hồng và các tỉnh, thành phố Hải
    Phòng, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình, Vĩnh Phúc
    2.1.1. Vị trí địa lý, lịch sử hình thành, phát triển kinh tế - xã hội của
    khu vực đồng bằng sông Hồng
    2.1.2. Một vài nét về tình hình kinh tế - xã hội, giáo dục THPT các
    tỉnh, thành phố được khảo sát .
    2.1.3. Tình hình phát triển giáo dục 5 tỉnh, thành phố được khảo sát 69
    2.2. Thực trạng về hoạt động tham gia XHHGD của trường THPT tại
    5 tỉnh, thành phố tham gia khảo sát
    2.2.1. Khảo sát thực trạng về hoạt động tham gia XHHGD 70
    2.2.2. Kết quả khảo sát thực trạng về hoạt động tham gia XHHGD
    tại 5 tỉnh, thành phố và 10 trường THPT 73
    2.2.3. Đánh giá của học sinh về hoạt động tham gia XHHGD tại các
    trường THPT .
    2.3. Thực trạng về quản lý hoạt động tham gia XHHGD của các
    trường THPT .
    2.3.1. Lập kế hoạch hoạt động tham gia XHHGD .80
    2.3.2. Tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động tham gia XHHGD 86
    2.3.3. Đánh giá về kế hoạch hoạt động tham gia XHHGD và phản
    hồi thông tin 101
    2.4. Thực trạng công tác XHHGD THPT tại 5 tỉnh, thành phố và 10
    trường THPT
    2.4.1. Thực trạng công tác XHHGD THPT tại 5 tỉnh, thành phố .105
    2.4.2. Thực trạng công tác XHHGD tại 10 trường THPT .108
    2.5. So sánh kết quả khảo sát giữa GV và CMHS về quản lý hoạt động
    tham gia XHHGD của các trường THPT .
    2.6. Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động tham gia
    XHHGD của các trường THPT
    2.6.1. Những thành tựu 115
    2.6.2. Những hạn chế .115
    Kết luận Chương 2 116
    Chương 3: GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THAM GIA XÃ
    HỘI HÓA GIÁO DỤC CỦA TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
    KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG.
    3.1. Định hướng và nguyên tắc đề xuất giải pháp .119
    3.1.1. Đnh hướng phát triển XHHGD và XHHGD THPT Việt Nam 119
    3.1.2. Nguyên tắc đề xuất giải pháp .121
    3.2. Đề xuất hệ thống tiêu chuẩn, thang và tần suất đánh giá quản lý
    hoạt động tham gia XHHGD của trường THPT khu vực đồng bằng
    sông Hồng 122
    3.2.1. Hệ thống tiêu chuẩn quản lý hoạt động tham gia XHHGD của
    trường THPT .
    3.2.2. Thang và tần suất đánh giá quản lý hoạt động tham gia
    XHHGD của trường THPT .
    3.3. Qui trình quản lý hoạt động tham gia XHHGD của trường THPT 130
    3.4. Một số giải pháp quản lý hoạt động tham gia XHHGD của trường
    THPT Việt Nam
    3.4.1. Phát triển hệ thống giao tiếp thông tin hai chiều giữa Nhà
    trường với CMHS và cộng đồng .
    3.4.2. Các chiến lược huy động tham gia của CMHS và TVCĐ vào
    hoạt động XHHGD của trường THPT
    3.4.3. Nâng cao năng lực quản lý hoạt động tham gia XHHGD của
    trường THPT
    3.5. Mối quan hệ giữa các giải pháp 166
    3.6. Khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các giải pháp .167
    3.6.1. Khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các giải pháp
    thực hiện quản lý hoạt động tham gia XHHGD ở các trường THPT
    3.6.2. Khảo nghiệm mức độ phù hợp của Hệ thống tiêu chuẩn đánh
    giá hiệu quả quản lý hoạt động tham gia XHHGD của trường THPT 170
    3.7. Thử nghiệm 173
    Kết luận chương 3 . 177
    KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .179
    1. Kết luận 179
    2. Khuyến nghị 181
    DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ 184
    TÀI LIỆU THAM KHẢO .185
    DANH MỤC PHỤ LỤC .
    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    1.1. Tính cấp thiết
    Giáo dục có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển
    của cả một dân tộc vì giáo dục chính là rường cột của mỗi quốc gia để gìn giữ
    bản sắc dân tộc cũng như phát triển của xã hội. Lịch sử phát triển xã hội loài
    người đã khẳng định vai trò to lớn của giáo dục trong mọi lĩnh vực của xã hội,
    giáo dục quyết định tương lai của mỗi con người và của toàn xã hội. Giáo dục
    có ảnh hưởng rất lớn trong xã hội, nền giáo dục có tốt thì mới góp phần tạo
    dựng, bảo vệ, làm nền tảng cho xã hội phát triển và hưng thịnh, ngược lại nếu
    nền giáo dục kém thì quốc gia đó, dân tộc đó yếu và không thể phát triển được.
    Ngay từ ngày đầu thành lập đất nước, với nhận thức “một dân tộc dốt là
    một dân tộc yếu” Đảng ta đã chủ trương “diệt giặc dốt” cùng với “diệt giặc
    đói” và “diệt giặc ngoại xâm”. Sắc lệnh số 146/SL ngày 10/6/1946 của Chủ
    tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định 3 nguyên tắc căn bản của nền giáo dục nước
    ta là: “Đại chúng hóa, dân tộc hóa, khoa học hóa”. Người dạy: “Giáo dục là
    sự nghiệp của quần chúng. Cần phải phát huy thật đầy đủ dân chủ XHCN, xây
    dựng quan hệ thật tốt, đoàn kết thật chặt chẽ giữa thầy và thầy, giữa trò và trò,
    giữa học trò với nhau, giữa cán bộ các cấp, giữa nhà trường và nhân dân để
    hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ đó”.
    Giáo dục có vai trò quan trọng nên Nghị quyết Trung ương 2, khóa VIII
    tháng 12/1996 xác định: “Giáo dục và đào tạo là sự nghiệp của toàn Đảng,
    của Nhà nước và của toàn dân .Mọi người chăm lo cho giáo dục. Các cấp ủy
    và tổ chức Đảng, các cấp chính quyền, các đoàn thể nhân dân, các tổ chức
    kinh tế, xã hội, các gia đình và cá nhân đều có trách nhiệm tích cực góp phần
    phát triển giáo dục và đào tạo, đóng góp trí lực, vật lực, tài lực cho giáo dục
    và đào tạo. Kết hợp giáo dục nhà trường, giáo dục gia đình và giáo dục xã
    hội, tạo nên môi trường giáo dục lành mạnh ở mọi nơi, trong từng cộng đồng,
    từng tập thể”. Nghị quyết Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ IX đã chỉ rõ:
    “Phát triển giáo dục, đào tạo là một trong những động lực quan trọng để thúc
    đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là điều kiện tiên quyết để phát
    triển nguồn lực con người, yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh
    tế nhanh và bền vững. Thực hiện chủ chương xã hội hóa giáo dục, phát triển
    đa dạng các hình thức đào tạo, đẩy mạnh việc xây dựng các quỹ khuyến khích
    tài năng, các tổ chức khuyến học, bảo trợ giáo dục”.
    Nhận thức vai trò của XHHGD, Đảng, Nhà nước và Ngành giáo dục đã
    có nhiều Nghị quyết, Nghị định, Quyết định và các văn bản về XHHGD và
    khẳng định cần phải huy động toàn xã hội làm giáo dục, động viên các tầng
    lớp nhân dân góp nguồn lực xây dựng nền giáo dục dưới sự quản lý của Nhà
    nước, như: Nghị quyết TƯ 2 khóa VIII của Ban Chấp hành TƯ Đảng, ngày
    24/12/1996 về định hướng chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo trong thời
    kì CNH- HĐH và nhiệm vụ đến năm 2000, Nghị quyết 90/CP ngày 21/8/1997
    của Chính phủ về phương hướng và chủ trương xã hội hóa giáo dục, Nghị
    quyết số 05/2005/NQ- CP, ngày 18/4/2005 về đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt
    động giáo dục, y tế và thể dục thể thao, Quyết định số 20/2005/QĐ- BGD&
    ĐT phê duyệt đề án: “Quy hoạch phát triển xã hội hóa giáo dục giai đoạn
    2005-2010”.
    Theo tinh thần của Luật giáo dục, công tác quản lí, chỉ đạo, phát triển
    giáo dục các cấp bậc học nói chung và Trung học phổ thông nói riêng cũng
    phải đi cùng với công tác vận động mọi lực lượng, nguồn lực trong xã hội, cần
    có sự phối hợp giữa các Bộ, Ban, Ngành và các đoàn thể xã hội mới mong đem
    được kết quả cao có chất lượng. Như vậy, muốn nâng cao chất lượng và phát
    triển giáo dục ở bậc Trung học phổ thông cũng cần phải có sự phối hợp của
    mọi lực lượng, các tổ chức đoàn thể trong công tác XHHGD.
    Trong Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X
    tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã khẳng định để phát triển
    giáo dục và đào tạo, đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục thì cần đề cao trách
    nhiệm của gia đình và xã hội phối hợp chặt chẽ với nhà trường trong giáo dục
    thế hệ trẻ.
    GD THPT nhằm giúp HS củng cố và pháp triển những kết quả của giáo
    dục THCS, hoàn thiện học vấn phổ thông và có những hiểu biết thông thường
    về kỹ thuật và hướng nghiệp. Đây là giai đoạn hoàn thiện GD cơ bản tạo điều
    kiện giúp HS phát huy năng lực cá nhân chuẩn bị những kiến thức và kỹ năng
    cần thiết để tiếp tục học tập cao hơn ở bậc học đại học, cao đẳng, trung cấp,
    học nghề hoặc đi vào cuôc sống. Vì vậy, có thể khẳng định GD phổ thông nói
    chung và GD THPT nói riêng đóng một vai trò hết sức quan trọng, tuy nhiên,
    GD THPT ở Việt Nam hiện nay chưa phải là GD bắt buộc, nên để phát triển
    GD THPT thì việc XHHGD tại bậc học này là cần thiết và tất yếu.
    Khái quát, XHHGD được hiểu là vận động mọi lực lượng, nguồn lực
    trong xã hội; huy động toàn xã hội, tập thể và cá nhân tham gia vào sự nghiệp
    GD và đào tạo bằng nhiều hình thức như góp tiền, góp kinh phí, góp đất, góp
    công sức, trí tuệ và thời gian với mục tiêu là hình thành và phát triển nhân cách
    thế hệ trẻ. XHHGD là để tăng cơ hội GD cho mọi người, giảm gánh nặng ngân
    sách nhà nước đầu tư cho GD và tiến tới một xã hội học tập.
    XHHGD là xu hướng phát triển ở tất cả các nước trên thế giới và đây
    cũng là một quan điểm cơ bản của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong phát
    triển sự nghiệp GD, đặc biệt là trong xu thế hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa.
    Trong quá trình phát triển, đặc biệt là trong hơn 60 năm dưới chính quyền
    Cách mạng, nền GD Việt Nam luôn chứng tỏ là sự nghiệp của toàn dân, toàn
    dân tham gia vào GD, toàn xã hội quan tâm đến GD.
    Vì vậy, có thể khẳng định muốn GD nói chung và GD THPT nói riêng
    phát triển thì cần XHHGD.
    Trong những năm qua, XHHGD nói chung và XHHGD THPT nói riêng
    đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ đó là nhận thức của toàn xã hội về
    trách nhiệm và nghĩa vụ tham gia phát triển GD nhà trường đã tăng; Nhà
    trường THPT đã huy động được nhiều hơn sự đóng góp từ các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp và CMHS đầu tư xây dựng trường, lớp, trang thiết bị phục
    vụ cho giảng dạy và học tập; đồng thời phối hợp với các LLXH liên quan tham
    gia giáo dục cho HS. Tuy nhiên, vẫn còn gặp nhiều khó khăn và hạn chế trong
    công tác phối hợp giữa “Nhà trường – Gia đình – Xã hội” để huy động toàn xã
    hội tham gia
    vào quá trình GD, đóng góp các nguồn lực và cùng tham gia quản
    lý nhà trường; bên cạnh đó việc quản lý các hoạt động tham gia của CMHS và
    TVCĐ của nhà trường cũng chưa thực hiện tốt nên kết quả XHHGD trường
    THPT vẫn chưa đạt kết quả cao. Đặc biệt tại Việt Nam hiện nay, các nghiên
    cứu chủ yếu về XHHGD nói chung, còn về huy động tham gia XHHGD trong
    trường THPT và quản lý việc huy động tham gia như thế nào để có hiệu quả
    thì chưa có nghiên cứu nào, vì vậy nghiên cứu đề tài luận án “Quản lý hoạt
    động tham gia xã hội hoá giáo dục của trường Trung học phổ thông khu
    vực đồng bằng sông Hồng
    ” là một vấn đề cấp thiết cần nghiên cứu cả về lý
    luận cũng như thực tiễn.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...