Thạc Sĩ Quản lý hoạt động khoa học công nghệ tại các trường đại học ở Việt Nam

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 24/11/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC

    DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ i
    PHẦN MỞ ĐẦU . 1
    CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC KHOA
    HỌC CÔNG NGHỆ TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC HIỆN NAY 5
    1.1. Lý luận chung về khoa học và công nghệ 5
    1.2. Cơ sở lý luận về quản lý và lực lượng tham gia hoạt động khoa học công
    nghệ tại các trường Đại học ở Việt Nam . 12
    1.2.1. Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động khoa học công nghệ 12
    1.2.2. Lực lượng cán bộ khoa học trong các trường đại học 12
    CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC CÔNG
    NGHỆ TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC HIỆN NAY . 23
    2.1. Thực trạng . 23
    2.2. Đánh giá những thành tựu và yếu kém . 23
    2.3. Nghiên cứu mô hình quản lý hoạt động khoa học công nghệ tại trường Đại
    học Công nghiệp Hà nội và Đại học Kinh tế - Đại học Quốc Gia Hà nội. . 45
    2.3.1. Mô hình quản lý tại trường Đại học Công nghiệp Hà Nội . 45
    2.3.2. Mô hình quản lý tại trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc Gia Hà Nội . 49
    2.3.3. So sánh kết quả của hai mô hình quản lý trên 52
    CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG
    NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC 54
    3.1. Bối cảnh mới: 54
    3.2. Phương hướng . 57
    3.3. Giải pháp . 61
    3.3.1. Tăng cường quản lý hoạt động khoa học công nghệ bằng cách ứng dụng
    công nghệ thông tin vào hệ thống quản lý . 61
    3.3.2. Tạo liên kết giữa các doanh nghiệp và các trường đại học để từ đó có thể
    tạo ra các sản phẩm đáp ứng được nhu cầu thực tế 62
    3.3.3. Tuyên truyền sâu rộng cho sinh viên hiểu về hoạt động nghiên cứu hoạt
    động khoa học công nghệ thông qua các buổi hội thảo chuyên đề . 62
    3.3.4. Tìm cách cải thiện đời sống cho các nhà khoa học đặc biệt là các giảng
    viên tại các trường đại học, cao đẳng, học viện, viện nghiên cứu và các trường
    nghề . 63
    3.3.5. Đưa các môn về kỹ năng nghiên cứu khoa học với nội dung cập nhật vào
    giảng dạy ở mọi cấp bậc đào tạo ở trường Đại học . 63
    3.3.6. Nâng cao trình độ cho các giảng viên, các nhà khoa học thông qua việc
    cử đi đào tạo tại các nước có nền khoa học phát triển 64
    3.3.7. Tạo cơ chế, tìm hướng đi cho các sản phẩm khoa học công nghệ được
    đưa vào ứng dụng trên thực tế . 64
    3.3.8. Công bố các công trình khoa học công nghệ mới của Việt lên các phương
    tiện thông tin đại chúng . 65
    3.3.9. Tái cấu trúc tổ chức hoạt động trường đại học: . 65
    3.3.10. Chú trọng nâng cao chất lượng đào tạo sau đại học: 66
    3.3.11. Hợp tác chiến lược với các đại học nước ngoài: 66
    3.3.12. Công bố nghiên cứu: . 67
    3.3.13. Quốc tế hoá tập san khoa học: 67
    3.3.14. Thành lập nhóm nghiên cứu: . 67
    3.3.15. Cải thiện tốt hơn cơ sở dữ liệu và cơ sở hạ tầng phục vụ cho nghiên
    cứu: . 68
    3.3.16. Chính sách khen thưởng thỏa đáng: 68
    3.3.17. Yêu cầu các tạp chí chuyên ngành của Việt Nam dịch và đăng đều đặn
    các bài báo khoa học mới, có chất lượng cao, được dịch từ các tạp chí có uy
    tín. . 69
    3.3.18. Thay đổi cơ chế tuyển chọn và bảo vệ đề tài nghiên cứu: 69
    KẾT LUẬN . 72
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 74 i

    DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ

    Bảng 2.1– Bảng theo dõi số lưọng và kinh phí dành cho các đề tài NCKH
    trong 05 năm. . 47
    Hình 2.1 Quản lý đề tài đăng ký . .
    Hình 2.2 Quản lý thuyết minh đề tài . . 1

    PHẦN MỞ ĐẦU
    1. Sự cần thiết của đề tài
    Từ khi Việt Nam đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, từ kế hoạch hóa tập
    trung sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, một loạt các thuật
    ngữ du nhập vào nước ta như: vi mô, vĩ mô, marketing, bảo hiểm, kiểm toán,
    môi trường trong đó có thuật ngữ công nghệ.
    Ngày nay, các quốc gia đều thừa nhận khoa học và công nghệ là một
    trung những công cụ chiến lược để phát triển kinh tế xã hội một cách nhanh
    chóng và bền vững trong môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh quyết liệt.
    Ở Việt Nam, vai trò của công nghệ đã được khẳng định và được coi là
    một vấn đề then chốt trong sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, nó còn
    được coi là nền tàng và động lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
    Tính đến nay thì nhà nước còn yêu cầu phải tăng cười tiềm lực và đổi mới cơ
    chế quản lý để khoa học và công nghệ thực sự trở thành động lực phát triển
    đất nước.
    Ở các quốc gia trên thế giới, nơi nghiên cứu khoa học công nghệ nhiều
    nhất là các viện nghiên cứu, các trường đại học. Tại Việt Nam công tác
    nghiên cứu khoa học tại các trường Đại học đã và đang phục vụ cho nhu cầu
    nâng cao chất lượng đào tạo toàn diện, đáp ứng nhu cầu xã hội, thực hiện theo
    hướng kết hợp giảng dạy, học tập với ứng dụng tri thức khoa học vào thực
    tiễn và nghiên cứu. Bên cạnh những vấn đề đã đạt được thì hoạt động khoa
    học công nghệ còn có nhiều vấn đề cần được giải quyết, đặc biệt là vấn đề
    quản lý các hoạt động này như thế nào cho có hiệu quả. Cần tìm ra các hướng
    giải quyết khó khăn trong hoạt động khoa học công nghệ đặc biệt là tại các
    trường đại học sau đó đưa ra các giải pháp giải quyết các vấn đề đó. Từ những
    mục tiêu và yêu cầu như trên mà tôi lựa chọn đề tài “Quản lý hoạt động
    khoa học công nghệ tại các trường đại học ở Việt Nam”. 2

    Để thực hiện được điều đó trong đề tài cần trả lời được một số các câu
    hỏi, yêu cầu, vấn đề như sau:
    - Tại sao phải quản lý hoạt động khoa học công nghệ?
    - Hoạt động khoa học và công nghệ ảnh hưởng gì tới sự phát triển
    kinh tế của các nước và đặc biệt là ở Việt Nam.
    - Các thành tựu mà hoạt động khoa học công nghệ đã đạt được hiện
    nay bên cạnh đó cần trình bày các yếu kém còn tồn tại
    - Các chính sách của Đảng và nhà nước về lĩnh vực này ra sao? Đặc
    biệt là đối với các trường đại học thì nhà nước có quan điểm và định
    hướng như thế nào?
    - Sử dụng một mô hình quản lý cụ thể của hai trường Đại học nào đó để
    phân tích từ đó xem xét mô hình quản lý hoạt động khoa học công
    nghệ tại các trường Đại học hiện nay như thế nào? Có phù hợp không?
    Cần cải tiến và đưa ra các giải pháp gì nhằm nâng cao hiệu quả.
    2. Tình hình nghiên cứu:
    Tại Việt Nam cũng như các nước trên thế giới vấn đề nghiên cứu khoa
    học cũng như quản lý hoạt động này luôn luôn được coi trọng hàng đâu. Cũng
    chính vì lẽ đó mà hàng năm tại Việt nam luôn có những người, đơn vị, tổ
    chức quan tâm và đưa ra vấn đề này để thảo luận thu thập ý kiến sau đó trình
    bày thành các dự thảo để kiến nghị lên các tổ chức cao hơn nhằm mục tiêu
    nâng cao hiệu quả trong quản lý hoạt động khoa học công nghê.
    Tại các trường đại học ở Việt Nam thì vấn đề này càng trở nên quan
    trọng hơn vì đây là nơi sản sinh và đào tạo ra các cán bộ nghiên cứu. Tuy
    nhiên với những thông tin mà tôi thu thập được thì vấn đề này cũng rất ít
    người tập trung nghiên cứu đẩy mạnh. Có thể kể đến một số trường đại học đã
    từng bước nghiên cứu về vấn đề này như Đại học Kinh tế - Quốc Gia Hà nội,
    Đại học Cần Thơ, Học viện chính trị quốc gia, Đại học Công nghiệp hà nội 3

    3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
    Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là phân tích để nhận diện được các đặc
    điểm của quản lý Nhà nước về hoạt động khoa học công nghệ tại các trường
    đại học ở Việt Nam nhằm đưa ra các giải pháp, kiến nghị, các biện pháp khắc
    phục những yếu điểm đang tồn tại trong quản lý Nhà nước về hoạt động khoa
    học công nghệ tại các trường đại học, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động
    quản lý Nhà nước tới hoạt động này trong thời kỳ hội nhập, đổi mới.
    Luận văn đưa ra một số đóng góp chính như sau:
    - Hệ thống hóa một số lý luận cơ bản khoa học công nghệ, vai trò
    quản lý nhà nước tới hoạt động khoa học công nghệ tại các trường
    đại học
    - Điểm qua tình hình hoạt động cơ bản của hoạt động khoa học công
    nghệ tại các trường đại học trong đó nhấn mạnh về tình hình quản lý
    hoạt động khoa học công nghệ tại trường Đại học Công nghiệp Hà
    nội và Đại học Kinh tế - Đại học Quốc Gia Hà nội
    - Điểm qua hoạt động quản lý nhà nước tới hoạt động khoa học công
    nghệ tại các trường đại học
    - Đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả và vai trò
    quản lý của nhà nước tới hoạt động khoa học công nghệ tại các
    trường đại học
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Hoạt động khoa học công nghệ nói chung và hoạt động khoa học công
    nghệ tại các trường đại học tại Việt Nam còn nhiều vấn đề cần phải phân tích
    và làm sáng tỏ nhưng trong khuôn khổ một bài tiểu luận, tác giả tập trung đi
    sâu phân tích vai trò Quản lý của Nhà nước tới hoạt động quản lý khoa học tại
    các trường đại học Thời gian nghiên cứu: Phân tích và đánh giá vai trò quản lý nhà nước
    tới hoạt động khoa học công nghệ tại các trường đại học từ năm 2006 đến
    năm 2014
    5. Phương pháp nghiên cứu
    Để đạt được mục đích trên, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên
    cứu như: phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, phân tích tổng
    hợp, so sánh để tập trung vào phân tích nội dung và công cụ quản lý của
    Nhà nước đối với hoạt động khoa học công nghệ tại các trường đại học.
    6. Kết cấu của đề tài
    Tác giả xin trân trọng giới thiệu đề tài tiểu luận với bố cục như sau:
    - Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về hoạt động nghiên cứu
    khoa học tại các trường đại học hiện nay
    - Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động khoa học tại các trường
    đại học hiện nay
    - Chương 3: Phương hướng và giải pháp quản lý hoạt động khoa
    học tại các trường đại học
    Trong quá trình viết báo cáo chắc chắn sẽ có những thiếu sót, rất mong
    nhận được sự đóng góp ý kiến để bổ sung hoàn thiện để tài liệu được chính
    xác và hữu ích hơn.
    Tôi xin trân trọng cảm ơn.
     
Đang tải...