Thạc Sĩ Quản lý hoạt động khai thác thủy sản tỉnh Quảng Ninh theo hướng bền vững

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 24/11/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI CẢM ƠN

    Lời đầu tiên, tôi muốn gửi lời cảm ơn đến các Thầy Cô Trường Đại học Kinh
    tế - Đại học Quốc gia Hà Nội đã truyền đạt những kiến thức quý báu, tạo cho tôi
    những nền tảng kiến thức.
    Chân thành cảm ơn Phòng Đào tạo, Khoa Kinh tế chính trị đã tạo điều kiện
    trong suốt quá trình học tập và thực hiện nghiên cứu khoa học. Cảm ơn PGS.TS
    Phạm Văn Dũng, TS.Trần Quang Tuyến, TS.Nguyễn Thùy Anh, những thành viên
    Hội đồng bảo vệ luận văn sơ bộ nhiệt tình tham gia góp ý giúp luận văn được hoàn
    thiện.
    Chân thành cảm ơn Tiến sĩ Nguyễn Viết Thành, người hướng dẫn khoa học
    của luận văn đã hướng dẫn tận tình và giúp đỡ mọi mặt trong suốt quá trình nghiên
    cứu. Sự quan tâm của thầy đã tạo động lực cho tôi hoàn thành bài nghiên cứu này.
    Đặc biệt, trân trọng cảm ơn Cục Thống kê Quảng Ninh, Sở Nông nghiệp và
    Phát triển nông thôn Quảng Ninh, Phòng Kế hoạch tài chính Sở Nông nghiệp và
    Phát triển nông thôn Quảng Ninh, Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản
    Quảng Ninh đã cung cấp thông tin, tài liệu và hợp tác trong quá trình thực hiện luận
    văn. Cảm ơn những đồng nghiệp, những người bạn đã hỗ trợ kỹ thuật, góp phần
    giúp tôi hoàn thành đề tài.
    Cuối cùng, tôi muốn gửi lời tri ân sâu sắc đến bố, mẹ và gia đình tôi. Những
    người luôn cổ vũ và ủng hộ tôi hết mình về tinh thần cũng như tài chính trên con
    đường học vấn.
    Hà Nội, Ngày tháng năm 2015
    Tác giả luận văn



    Trần Quang Thái CAM KẾT

    Tôi cam kết Đề tài “Quản lý hoạt động khai thác thủy sản tỉnh Quảng Ninh
    theo hướng bền vững” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các nội dung trong
    Đề tài được hình thành và phát triển từ những quan điểm của chính cá nhân tôi,
    dưới sự hướng dẫn khoa học của Tiến sĩ Nguyễn Viết Thành. Số liệu thu thập, kết
    quả có được trong Đề tài nghiên cứu là trung thực và sát với tình hình thực tiễn.

    Hà Nội, Ngày tháng năm 2015
    Tác giả luận văn



    Trần Quang Thái
    TÓM TẮT

    Tác giả thu thập số liệu trong giai đoạn 2008 – 2014, thực hiện trình bày,
    phân tích thực trạng công tác quản lý hoạt động khai thác thủy sản trên các tiêu chí
    về tính bền vững, tính hợp pháp, thu nhập và mức sống của ngư dân, tình hình triển
    khai các chính sách quản lý hoạt động khai thác thủy sản của Trung ương và tỉnh
    Quảng Ninh, từ đó đề ra các giải pháp quản lý bền vững hoạt động khai thác thủy
    sản tỉnh Quảng Ninh.
    Luận văn sử dụng phần mềm E Views trong Kinh tế lượng để tìm các ước
    lượng tốt nhất trong mô hình của Schaefer (1954) nhằm tính toán điểm tham chiếu
    phổ biến trong khai thác bền vững thủy sản – MSY (sản lượng khai thác thủy sản
    bền vững tối đa).
    Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng cường lực khai thác thủy sản hiện tại chưa
    đem lại sự bền vững. Trên cơ sở đó đưa ra các nhóm giải pháp: (1) Giải pháp về quy
    hoạch (2) Giải pháp điều chỉnh năng lực khai thác (3) Giải pháp tổ chức sản xuất và
    quản lý khai thác (4) Giải pháp cơ chế chính sách (5) Giải pháp khoa học công nghệ
    (6) Giải pháp về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực (7) Giải pháp phát triển kết
    cấu hạ tầng và hậu cần, dịch vụ khai thác thủy sản (8) Giải pháp phát triển kinh tế
    kết hợp bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới vùng biển, đảo (9) Giải pháp tăng cường
    hợp tác trong nước và quốc tế.
    Đặc biệt là nhóm giải pháp điều chỉnh năng lực khai thác mà cụ thể là điều
    chỉnh cường lực khai thác: Giảm số lượng tàu khai thác ven bờ và vùng lộng, phát
    triển đội tàu có công suất lớn hơn và bằng 90 CV để khai thác xa bờ. MỤC LỤC

    DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT I
    DANH MỤC CÁC BẢNG II
    DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ III
    PHẦN MỞ ĐẦU 1
    1. Lý do lựa chọn nghiên cứu . 1
    2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3
    2.1. Mục đích nghiên cứu: 3
    2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu . 3
    3. Đối tượng, thời gian và phạm vi nghiên cứu . 3
    3.1. Đối tượng nghiên cứu: . 3
    3.2. Thời gian, phạm vi nghiên cứu . 3
    4. Đóng góp của Luận văn 3
    5. Kết cấu Luận văn 4
    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ
    BẢN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC THỦY SẢN THEO HƯỚNG BỀN
    VỮNG 5
    1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu . 5
    1.2. Những vấn đề cơ bản về quản lý hoạt động khai thác thủy sản theo hướng bền
    vững . 8
    1.2.1. Các khái niệm: 8
    1.2.2. Nội dung cơ bản của quản lý hoạt động khai thác thủy sản theo hướng bền vững:
    . 9
    1.2.3. Nhân tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động khai thác thủy sản theo hướng bền
    vững: 12
    1.2.4. Tiêu chí đánh giá: . 13
    CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16
    2.1. Nguồn tài liệu và dữ liệu 16
    2.2. Địa điểm và thời gian thực hiện nghiên cứu . 17 2.3. Phương pháp nghiên cứu . 17
    2.4. Mô hình Schaefer (1954) . 18
    CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC THỦY SẢN
    TỈNH QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN 2008 – 2014 . 22
    3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội 22
    3.1.1. Điều kiện tự nhiên 22
    3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 25
    3.1.2.1. Dân số, cơ cấu dân số . 25
    3.1.2.2. Về lao động, cơ cấu lao động . 27
    3.1.2.3. Cơ cấu kinh tế 28
    3.2. Tình hình quản lý hoạt động khai thác thủy sản tại Quảng Ninh . 30
    3.2.1. Tính bền vững: 30
    3.2.1.1. Số lượng, công suất tàu cá cơ cấu theo nhóm công suất, nghề khai thác và theo
    địa phương . 30
    3.2.1.2. Sản lượng khai thác thủy sản 42
    3.2.1.3. Công nghệ trong khai thác thủy sản . 48
    3.2.1.4. Biến động tổ đội sản xuất, nghiệp đoàn nghề cá trên biển . 50
    3.2.1.5. Đầu tư trong khai thác thủy sản và bảo vệ nguồn lợi 50
    3.2.1.6. Cơ sở hậu cần và dịch vụ khai thác thủy sản 55
    3.2.2. Thu nhập và mức sống của ngư dân 60
    3.2.2.1. Số lượng, trình độ, đào tạo và thu nhập của lao động khai thác thủy sản 60
    3.2.2.2. Về thu nhập . 63
    3.2.2.3. Thống kê tai nạn trong khai thác thủy sản 63
    3.2.2.4. Số tàu cá tham gia bảo hiểm . 64
    3.2.3. Tính hợp pháp . 66
    3.2.3.1. Công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản 66
    3.2.3.2. Tình trạng khai thác bất hợp pháp 67
    3.2.3.3. Biến động nguồn lợi thủy sản . 68
    3.2.4. Tình hình thực hiện chính sách quản lý hoạt động khai thác thủy sản 68
    3.2.4.1. Chính sách Trung ương 69 3.2.4.2. Chính sách địa phương . 71
    3.3. Chỉ số sản lượng bền vững tối đa (MSY) . 73
    3.3.1. Kết quả mô hình . 73
    3.3.2. Kết quả tính sản lượng bền vững tối đa MSY 74
    3.4. Đánh giá công tác quản lý hoạt động khai thác thủy sản. 76
    CHƯƠNG 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KHAI
    THÁC THỦY SẢN TỈNH QUẢNG NINH THEO HƯỚNG BỀN VỮNG . 79
    4.1. Quan điểm và phương hướng . 79
    4.1.1. Quan điểm 79
    4.1.2. Phương hướng 79
    4.2. Các giải pháp quản lý hoạt động khai thác thủy sản tỉnh Quảng Ninh theo hướng
    bền vững 80
    4.2.1. Giải pháp về quy hoạch: 80
    4.2.2. Giải pháp điều chỉnh năng lực khai thác 81
    4.2.3. Giải pháp tổ chức sản xuất và quản lý khai thác 82
    4.2.4. Giải pháp cơ chế chính sách 83
    4.2.5. Giải pháp khoa học công nghệ 84
    4.2.6. Giải pháp về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 85
    4.2.7. Giải pháp phát triển kết cấu hạ tầng và hậu cần, dịch vụ khai thác thủy sản. . 86
    4.2.8. Giải pháp phát triển kinh tế kết hợp bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới vùng
    biển, đảo. 86
    4.2.9. Giải pháp tăng cường hợp tác trong nước và quốc tế . 87
    KẾT LUẬN 88
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 89
    Tài liệu tiếng Việt . 89
    Tài liệu tiếng Anh . 92
    PHỤ LỤC 1
    PHỤ LỤC 2
    PHỤ LỤC 3
    i

    DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT

    Stt Ký hiệu Nguyên nghĩa
    1 CP Chính phủ
    2 ĐHQGHN Đại học Quốc gia Hà Nội
    3 EViews Econometric Views - phần mềm thống kê chạy trên Windows
    4 FAO Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực Liên Hợp Quốc
    5 GDP Tổng sản phẩm quốc dân
    6 MSY Sản lượng bền vững tối đa
    7 NLTS Nguồn lợi thủy sản
    8 NQ Nghị quyết
    9 NSKT Năng suất khai thác
    10 NXB Nhà Xuất bản
    11 PTNT Phát triển nông thôn
    12 QĐ Quyết định
    13 SLKT Sản lượng khai thác
    14 Stt Số thứ tự
    15 Tp Thành phố
    16 TTBQ Tăng trưởng bình quân
    17 TW Trung ương
    18 Tx Thị xã
    19 UBND Ủy ban nhân dân
    20 UN CDS Ủy ban Phát triển bền vững Liên Hợp Quốc ii

    DANH MỤC CÁC BẢNG

    Bảng 1. 1 Bộ tiêu chí đánh giá tính bền vững trong hoạt động khai thác thủy sản . 14
    Bảng 3. 1 Dân số trung bình phân theo huyện, thị xã, thành phố . 26
    Bảng 3. 2 Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế tỉnh Quảng Ninh 27
    Bảng 3. 3 Tăng trưởng GDP tỉnh Quảng Ninh qua các năm . 29
    Bảng 3. 4 Biến động số lượng, công suất tàu cá cơ cấu theo nhóm công suất . 30
    Bảng 3. 5 Biến động số lượng, công suất tàu cá theo nghề khai thác 38
    Bảng 3. 6 Biến động số lượng tàu cá theo địa phương . 40
    Bảng 3. 7 Biến động số lượng tàu cá đóng mới, hoán cải có 41
    Bảng 3. 8 Biến động sản lượng, năng suất khai thác thủy sản 42
    Bảng 3. 9 Biến động sản lượng, NSKT thủy sản theo nhóm công suất . 44
    Bảng 3. 10 Biến động sản lượng khai thác theo địa phương . 46
    Bảng 3. 11 Tình hình đầu tư các khu neo đậu tránh trú gió bão 51
    Bảng 3. 12 Các dự án bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản 2008 – 2013 . 53
    Bảng 3. 13 Danh mục cảng có chức năng ngư nghiệp của tỉnh Quảng Ninh . 56
    Bảng 3. 14 Cơ sở đóng mới và sửa chữa tàu cá năm 2014 (sơ bộ) . 58
    Bảng 3. 15 Thống kê nhà máy sản xuất nước đá và cở sở cung cấp . 59
    Bảng 3. 16 Số lao động khai thác thủy sản phân theo nghề năm 2014 (sơ bộ) 61
    Bảng 3. 17 Số lao động khai thác thủy sản giai đoạn 2008-2014 62
    Bảng 3. 18 Đào tạo thuyền trưởng, máy trưởng giai đoạn 2008 - 2014 63
    Bảng 3. 19 Số tàu bị tai nạn trong hoạt động khai thác thủy sản . 64
    Bảng 3. 20 Kết quả thanh kiểm tra về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản . 66
    Bảng 3. 21 Kết quả mô hình 74
    Bảng 3. 22 MSY và f MSY của hai nhóm tàu 75
    Bảng 3. 23 Số lượng tàu giai đoạn 2008 – 2014 . 75
    iii

    DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

    Hình 1. 1 Mối quan hệ giữa sản lượng, trữ lượng và cường lực khai thác 20
    Hình 3. 1 Biến động số lượng, công suất tàu cá 31
    Hình 3. 2 Biến động số lượng tàu cá cơ cấu theo nhóm công suất 32
    Hình 3. 3 Biến động số lượng tàu cá nhóm công suất lớn hơn và bằng 90 CV . 33
    Hình 3. 4 Biến động tổng công suất tàu cá cơ cấu theo nhóm công suất . 35
    Hình 3. 5 Biến động tổng công suất tàu cá nhóm tàu lớn hơn và bằng 90CV . 35
    Hình 3. 6 Biến động bình quân công suất/tàu cá tỉnh Quảng Ninh . 36
    Hình 3. 7 Cơ cấu tàu cá năm 2014 tỉnh Quảng Ninh (sơ bộ) 37
    Hình 3. 8 Biến động số lượng tàu cá theo nghề khai thác . 39
    Hình 3. 9 Biến động tổng công suất tàu cá theo nghề khai thác 39
    Hình 3. 10 Cơ cấu tàu cá theo nghề khai thác năm 2014 (sơ bộ) 40
    Hình 3. 11 Biến động tổng sản lượng khai thác thủy sản 43
    Hình 3. 12 Biến động năng suất khai thác thủy sản 43
    Hình 3. 13 Cơ cấu SLKT theo nhóm công suất năm 2014 (sơ bộ) 46
    Hình 3. 14 Cơ cấu SLKT theo địa phương năm 2014 (sơ bộ) . 47
    1

    PHẦN MỞ ĐẦU

    1. Lý do lựa chọn nghiên cứu
    Nước ta có vùng biển đặc quyền kinh tế rộng trên 1 triệu km
    2
    , gấp 3 lần diện
    tích đất liền và có bờ biển dài 3.260 km. Trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ tổ quốc,
    biển có vai trò vị trí quan trọng và ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển kinh tế - xã
    hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng, bảo vệ môi trường của nước ta. Những năm qua,
    kinh tế biển và lĩnh vực khai thác thủy sản của đất nước ta không ngừng lớn mạnh,
    phát triển với tốc độ khá nhanh và có những đóng góp quan trọng vào nhịp độ tăng
    trưởng kinh tế - xã hội.
    Tiếp tục phát huy các tiềm năng của biển trong thế kỷ 21, Hội nghị lần thứ 4
    Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) đã thông qua Nghị quyết số 09-NQ/TW
    ngày 9/2/2007 “Về chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020”. Nghị quyết xác định
    mục tiêu tổng quát đến năm 2020 phấn đấu đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về
    biển, làm giàu từ biển, bảo đảm vững chắc chủ quyền quyền chủ quyền quốc gia
    trên biển, đảo, góp phần quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa,
    làm cho đất nước giàu mạnh.
    Nằm ở địa đầu vùng Đông Bắc đất nước, chung đường biên giới trên biển và
    đất liền với Trung Quốc, Quảng Ninh là tỉnh có vị trí địa chiến lược về chính trị,
    kinh tế, quốc phòng – an ninh và đối ngoại. Với bờ biển dài 250 km, diện tích vùng
    biển trên 6.000 km
    2
    , có Vịnh Hạ Long, Bái Tử Long với diện tích trên 1.500 km
    2

    được tạo bởi gần 2.070 hòn đảo đá và đất lớn nhỏ (chiếm 2/3 tổng số đảo cả nước),
    nhiều eo vịnh kín gió, vùng biển Quảng Ninh (và Hải Phòng) được xác định là một
    trong bốn ngư trường trọng điểm của đất nước với nguồn lợi thủy sản đa dạng,
    phong phú. Đây là những tiềm năng, lợi thế nổi trội của tỉnh Quảng Ninh, tạo tiền
    đề để kinh tế thủy sản nói chung và khai thác thủy sản nói riêng trở thành ngành
    kinh tế quan trọng, góp phần bảo vệ chủ quyền, an ninh quốc gia.
    Được sự quan tâm đầu tư của Trung ương và tỉnh Quảng Ninh, cùng với sự
    cố gắng, nỗ lực của toàn thể nhân dân, trong giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2014 2

    công tác quản lý hoạt động khai thác thủy sản tỉnh Quảng Ninh đạt nhiều kết quả
    nổi bật, khai thác thủy sản tăng trưởng nhanh và không ngừng được mở rộng: Năm
    2010 tổng sản lượng thủy sản đạt gần 82 ngàn tấn (sản lượng khai thác đạt 53 ngàn
    tấn); năm 2013 đạt 88 ngàn tấn (sản lượng khai thác đạt 55 ngàn tấn); năm 2014 đạt
    98.194 tấn (sản lượng khai thác 56.093 tấn); đã giải quyết được nhiều việc làm cho
    người dân ven biển với cơ cấu nghề nghiệp đa đạng; hình thành được hệ thống cơ
    sở dịch vụ hậu cần nghề cá và chế biến thủy sản tại những vùng có tiềm năng, lợi
    thế về khai thác thủy sản trong tỉnh; công tác quản lý nhà nước được tăng cường,
    chủ quyền an ninh vùng biển đảo được giữ vững, ý thức bảo vệ và phát triển nguồn
    lợi thủy sản của người dân được nâng lên; nhiều sản phẩm thủy sản Quảng Ninh đã
    có thương hiệu trên thị trường, nhiều hộ dân giàu lên từ nghề thủy sản.
    Bên cạnh kết quả đạt được, công tác quản lý hoạt động khai thác thủy sản
    Quảng Ninh còn bộc lộ nhiều hạn chế đó là: Cơ cấu tàu thuyền, nghề nghiệp khai
    thác mất cấn đối; Việc tăng sản lượng khai thác thủy sản chủ yếu là do tăng cường
    độ khai thác, không phải do yếu tố công nghệ khai thác; Công nghệ khai thác và
    phương thức bảo quản sau thu hoạch còn lạc hậu; Tiến độ xây dựng các khu neo
    đậu tránh trú gió bão phục vụ sản xuất và phòng chống thiên tai còn chậm; Tồn tại
    nhiều hình thức khai thác hủy diệt; Lao động nghề khai thác thủy sản xa bờ còn
    thiếu, chủ yếu còn dựa vào kinh nghiệm; Nguồn lợi thủy sản ngày càng suy giảm
    đặc biệt là vùng ven bờ; Chính sách hỗ trợ của nhà nước không đồng bộ, chưa đủ
    mạnh, nhiều chính sách mang tính hình thức không đáp ứng và giải quyết được các
    khó khăn vướng mắc của ngư dân; Việc tổ chức, duy trì hoạt động của mô hình tổ
    đội, nghiệp đoàn gặp nhiều khó khăn do hiện nay chưa có quy định, hướng dẫn cụ
    thể nào của nhà nước về quy chế hoạt động, cách thức tổ chức cũng như cơ chế hỗ
    trợ kinh phí.
    Những bất cập trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân
    bất cập trong quy hoạch khai thác, tổ chức triển khai thực hiện, công tác thanh tra,
    kiểm soát . Vấn đề cấp thiết cần giải quyết là tìm giải pháp quản lý hoạt động khai
    thác thủy sản tại tỉnh Quảng Ninh theo hướng bền vững trong thời gian tới. Do vậy, 3

    tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu “Quản lý hoạt động khai thác thủy sản tỉnh Quảng
    Ninh theo hướng bền vững”.
    2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
    2.1. Mục đích nghiên cứu:
    Sử dụng lý luận về phát triển bền vững và các dữ liệu thu thập được về tình
    hình quản lý hoạt động khai thác thủy sản của tỉnh Quảng Ninh nhằm đánh giá đầy
    đủ, trung thực và khách quan về thực trạng quản lý hoạt động khai thác thủy sản
    trong thời gian qua, để từ đó đưa ra các giải pháp nhằm quản lý hoạt động khai thác
    thủy sản tỉnh Quảng Ninh theo hướng bền vững.
    2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
    Hệ thống hóa các lý thuyết và kinh nghiệm thực tiễn về quản lý bền vững
    trong hoạt động khai thác thủy sản.
    Đánh giá thực trạng quản lý hoạt động khai thác thủy sản tỉnh Quảng Ninh
    giai đoạn 2008-2014.
    Xác định phương hướng và các giải pháp quản lý hoạt động khai thác thủy
    sản tỉnh Quảng Ninh theo hướng bền vững.
    3. Đối tượng, thời gian và phạm vi nghiên cứu
    3.1. Đối tượng nghiên cứu:
    Hoạt động khai thác thủy sản và các nhân tố ảnh hưởng đến việc quản lý hoạt
    động khai thác thủy sản theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
    3.2. Thời gian, phạm vi nghiên cứu
    Thời gian: từ năm 2008 đến năm 2014.
    Địa điểm: tại các địa phương thuộc tỉnh Quảng Ninh.
    Nội dung: Trong luận văn, tác giả chỉ nghiên cứu hoạt động khai thác thủy
    sản đối với những loại thủy sản có sẵn trong tự nhiên, mà không bao gồm việc khai
    thác loại thủy sản có được từ hoạt động nuôi trồng thủy sản.
    4. Đóng góp của Luận văn
    Hệ thống hóa các lý thuyết và kinh nghiệm thực tiễn về quản lý bền vững
    trong hoạt động khai thác thủy sản. Đánh giá thực trạng quản lý hoạt động khai thác thủy sản tỉnh Quảng Ninh
    giai đoạn 2008 – 2014.
    Đưa ra các giải pháp quản lý hoạt động khai thác thủy sản tỉnh Quảng Ninh
    theo hướng bền vững.
    5. Kết cấu Luận văn
    Ngoài danh mục các ký hiệu viết tắt, danh mục các bảng, danh mục các hình
    vẽ, phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và các phụ lục, bố cục đề tài gồm 4
    Chương cụ thể như sau:
    Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và những vấn đề cơ bản về quản
    lý hoạt động khai thác thủy sản theo hướng bền vững.
    Chương 2: Thiết kế và phương pháp nghiên cứu.
    Chương 3: Thực trạng quản lý hoạt động khai thác thủy sản tỉnh Quảng Ninh
    giai đoạn 2008 – 2014.
    Chương 4: Phương hướng và các giải pháp quản lý hoạt động khai thác thủy
    sản tỉnh Quảng Ninh theo hướng bền vững.
     
Đang tải...