Thạc Sĩ Quản lý hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Công thương

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 24/11/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI CẢM ƠN

    Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn, tôi xin chân thành gửi lời
    cảm ơn tới lãnh đạo trường Đại học Kinh Tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, lãnh đạo và
    các thầy cô giáo trong khoa Kinh tế chính trị, các thầy cô giáo đã trực tiếp giảng dạy,
    bạn bè và đồng nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập
    và thực hiện luận văn.
    Tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS.TS. Phan Huy Đường, người đã nhiệt
    tình hướng dẫn, truyền đạt những kinh nghiệm quý báu trong nghiên cứu khoa học và
    dành những tình cảm tốt đẹp cho tôi trong thời gian qua.
    Mặc dù đã hết sức cố gắng nhưng chắc chắn luận văn không thể tránh khỏi
    những sai sót, kính mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý của quý thầy cô và bạn bè đồng
    nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn nữa.

    Hà nội, ngày 25 tháng 8 năm 2015
    Tác giả Luận văn



    Nguyễn Bích Thủy


    MỤC LỤC

    DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT i
    DANH MỤC BẢNG BIỂU ii
    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ
    LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN
    HÀNG THƯƠNG MẠI 4
    1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu . 4
    1.2 Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý huy động vốn của Ngân hàng thương
    mại. 5
    1.2.1. Khái niệm NHTM và vai trò của NHTM 5
    1.2.2. Huy động vốn của Ngân hàng Thương mại . 8
    1.2.3. Quản lý hoạt động huy động vốn trong Ngân hàng thương mại 16
    1.2.4.Tiêu chí đánh giá công tác quản lý huy động vốn 23
    1.2.5.Các nhân tố ảnh hưởng tới quản lý hoạt động huy động vốn của NHTM
    . 25
    1.3. Kinh nghiệm quản lý huy động vốn của một số NHTM và bài học cho Ngân
    hàng TMCP Sài Gòn Công thương . 32
    1.3.1. Kinh nghiệm quản lý huy động vốn của Ngân hàng TMCP Ngoại
    thương Việt Nam 32
    1.3.2. Kinh nghiệm quản lý huy động vốn của Ngân hàng TMCP Sài Gòn -Hà
    Nội . 33
    1.3.3. Bài học rút ra cho Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công thương . 34
    CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 35
    2.1. Phương pháp luận 35
    2.2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể 35
    2.2.1. Phương pháp phân tích . 35
    2.2.2. Phương pháp tổng hợp 36

    2.2.3. Phương pháp so sánh 37
    2.2.4. Phương pháp thống kê mô tả và nghiên cứu tài liệu 37
    2.3. Địa điểm và thời gian thực hiện nghiên cứu 38
    2.4. Các bước thực hiện và thu thập số liệu 38
    CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN
    HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN CÔNG THƯƠNG . 40
    3.1.Khái quát về Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương . 40
    3.1.1. Lịch sử ra đời và phát triển . 40
    3.1.2. Đặc điểm bộ máy tổ chức và bộ máy quản lý nguồn vốn . 41
    3.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công
    Thương . 43
    3.2.1. Huy động vốn . 43
    3.2.2. Tín dụng 44
    3.2.3. Hoạt động thanh toán quốc tế 47
    3.2.4. Các hoạt động khác . 48
    3.2.5. Kết quả hoạt động kinh doanh . 49
    3.3. Thực trạng công tác quản lý hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng
    TMCP Sài Gòn Công Thương giai đoạn 2010 – 2013 50
    3.3.1. Tình hình huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn CôngThương 50
    3.3.2. Phân tích công tác quản lý hoạt động huy động vốn . 59
    3.4. Đánh giá chung về quản lý hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng TMCP
    Sài Gòn Công thương. 65
    3.4.1. Những kết quả đạt được 65
    3.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân 73
    CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ
    HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ
    PHẦN SÀI GÒN CÔNG THƯƠNG 78

    4.1.Định hướng hoạt động quản lý huy động vốn của Ngân hàng Thương mại
    Cổ phần Sài Gòn Công Thương 78
    4.1.1. Bối cảnh hoạt động của SGB trong giai đoạn 2015-2020 78
    4.1.2. Định hướng quản lý hoạt động huy động vốn của SGB trong giai đoạn
    2015-2020 79
    4.2.Giải pháp tăng cường quản lý huy động vốn của Ngân hàng thương mại
    cổ phần Sài Gòn Công Thương 80
    4.2.1.Xây dựng kế hoạch và chiến lược huy động vốn phù hợp 80
    4.2.2.Phát triển các hình thức, sản phẩm huy động vốn 82
    4.2.3.Thực hiện chính sách lãi suất linh hoạt 86
    4.2.5.Nâng cao chất lượng các nguồn lực . 87
    KẾT LUẬN 93
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 95


    i
    DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

    STT Chữ viết tắt Nguyên nghĩa
    1 CBNV Cán bộ nhân viên
    2 ĐHĐCĐ Đại hội đồng cổ đông
    3 DN Doanh nghiệp
    4 DNNN Doanh nghiệp Nhà nước
    5 KTKSNB Kiểm tra kiểm soát nội bộ
    6 NH Ngân hàng
    7 NHNN Ngân hàng Nhà nước
    8 NHTMCP Ngân hàng Thương mại cổ phần
    9 QTDND Quỹ tín dụng nhân dân
    10 SGB Ngân hàng Sài Gòn Công thương
    11 SHB Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội
    12 TCKT Tổ chức kinh tế
    13 TCKT Tổ chức kinh tế
    14 TCTD Tổ chức tín dụng
    15 TCTD Tổ chức tín dụng
    16 UBNDTP Ủy ban Nhân dân Thành phố
    17 Vietcombank
    Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt
    Nam
    18 VND Việt Nam đồng


    ii
    DANH MỤC BẢNG BIỂU
    STT Bảng Nội dung Trang
    1
    Bảng
    3.1
    Tình hình hoạt động cho vay của Ngân hàng TMCP Sài
    Gòn Công thương giai đoạn 2012-2014
    44
    2
    Bảng
    3.2
    Chất lượng nợ vay của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công
    Thương giai đoạn 2012-2014
    46
    3
    Bảng
    3.3
    Hoạt động thanh toán quốc tế của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công
    Thương giai đoạn 2012-2014
    47
    4
    Bảng
    3.4
    Một số chỉ tiêu về hoạt động kinh doanh của Ngân hàng
    TMCP Sài Gòn Công thương giai đoạn 2012-2014
    49
    5
    Bảng
    3.5
    Quy mô nguồn vốn huy động của Ngân hàng TMCP Sài
    Gòn Công thương giai đoạn 2012-2014
    51
    6
    Bảng
    3.6
    Các hình thức huy động vốn của Ngân hàng TMCP Sài
    Gòn Công thương-giai đoạn 2012-2014 phân theo bản chất
    nghiệp vụ
    52
    7
    Bảng
    3.7
    Cơ cấu tiền gửi của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công
    Thương giai đoạn 2012-2014
    54
    8
    Bảng
    3.8
    Các hình thức huy động vốn phân theo loại vốn của SGB
    61
    9
    Bảng
    3.9
    Các hình thức huy động vốn phân theo đối tượng của
    Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương giai đoạn 2012-
    2014
    62
    10
    Bảng
    3.10
    Các hình thức huy động vốn phân theo kỳ hạn của Ngân
    hàng TMCP Sài Gòn Công Thương giai đoạn 2012-2014
    67
    11
    Bảng
    3.11
    Cân đối nguồn vốn huy động với cho vay tại Ngân hàng
    TMCP Sai GònCông thương giai đoạn 2012-2014
    68
    12
    Bảng
    3.12
    Chi phí huy động vốn tại Sài Gòn Công thương Ngân
    hàng
    Giai đoạn 2012-2014
    70
    13
    Bảng
    3.13
    Chi phí huy động vốn tại Sài Gòn Công thương Ngân hàng
    giai đoạn 2012 - 2014
    71


    iii
    DANH MỤC HÌNH VẼ

    STT Hình Nội dung Trang
    1 Hình 3.1
    Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Sài
    Gòn Công thương
    42




    1
    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Vốn được xem là yếu tố huyết mạch đối với mỗi quốc gia. Vốn là một trong
    bốn nguồn lực đầu vào cơ bản cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi tổ chức
    kinh tế, và cũng chính là cơ sở mở rộng, phát triển kinh tế. Đối với ngân hàng thương
    mại - tổ chức thực hiện chức năng trung gian tài chính trong nền kinh tế - nguồn vốn
    không chỉ là yếu tố then chốt trong hoạt động kinh doanh mà thông qua đó còn đóng
    vai trò quan trọng thúc đẩy sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
    Mỗi nền kinh tế vận hành và phát triển đều phải dựa trên một hệ thống nguồn
    lực trong đó vốn là nguồn lực không thể thay thế. Vốn bao gồm : tiền tệ, vật tư, tri
    thức, khoa học . Trong cơ chế thị trường với các quan hệ được tiền tệ hoá thì tiền tệ
    trở thành nguồn vốn quan trọng nhất. Nền kinh tế của một nước chỉ phát triển với
    tốc độ cao và ổn định khi có chính sách tài chính tiền tệ đúng đắn và hệ thống Ngân
    hàng hoạt động đủ mạnh, có hiệu quả cao, có khả năng thu hút tập trung các nguồn
    vốn và phân bổ các nguồn vốn đó cho nền kinh tế. Vì vậy việc tìm kiếm những giải
    pháp huy động vốn cho sự nghiệp CNH - HĐH đất nước có ý nghĩa rất quan trọng.
    Trong nền kinh tế thị trường, Ngân hàng có vai trò rất quan trọng đối với sự
    ổn định và phát triển kinh tế của một đất nước. Ngân hàng chính là nơi tích tụ tập
    trung vốn, khơi dậy và động viên các nguồn lực cho sự phát triển kinh tế. Nó đóng
    vai trò quan trọng trong việc cung ứng vốn cho nền kinh tế.
    Ở nước ta, cùng với quá trình đổi mới đưa nền kinh tế nước ta hoà nhập với
    nền kinh tế thế giới, trước những đòi hỏi cấp bách của việc mở rộng các quan hệ
    kinh tế để phát triển kinh tế đất nước. Trong nhiều năm qua hệ thống Ngân hàng
    nước ta đã có những bước chuyển biến rõ rệt và không ngừng đổi mới hoàn thiện
    căn bản tất cả các nghiệp vụ trong đó có nghiệp vụ huy động vốn. Nguồn vốn huy
    động của các ngân hàng chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng nguồn vốn của ngân hàng.
    Tuy nhiên, trong những năm qua, chính sách tiền tệ với việc ưu tiên cho mục tiêu ổn
    định kinh tế vĩ mô đã ảnh hưởng không nhỏ tới nguồn vốn của ngân hàng. Tình

    2
    trạng thừa, thiếu vốn, thậm chí ngân hàng không chủ động được nguồn vốn, hoặc
    tình trạng đọng vốn lớn đã gây nhiều khó khăn cho kinh doanh ngân hàng. Tình
    trạng trên có nguyên nhân từ vấn đề quản lý nguồn vốn nói chung, quản lý hoạt
    động huy động vốn nói riêng của ngân hàng.
    Do vậy, việc phân tích và đánh giá công tác quản lý hoạt động huy động vốn
    của các ngân hàng để có những giải pháp phù hợp nhằm tăng cường công tác này tại
    các ngân hàng thương mại là rất cần thiết.
    Xuất phát từ ý nghĩa lý luận và thực tiễn của vấn đề, tôi chọn đề tài “Quản lý
    hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công thương” làm đề tài
    luận văn cao học của mình.
    Câu hỏi nghiên cứu của đề tài là: Đâu là thành công và hạn chế của Ngân
    hàng TMCP Sài Gòn Công Thương trong công tác quản lý hoạt động huy động
    vốn? Nguyên nhân của những hạn chế và những giải pháp gì nhằm hoàn thiện công
    tác quản lý hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng này?
    2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
    2.1 Mục đích
    Mục đích của việc nghiên cứu đề tài là để làm rõ vấn đề về quản lý hoạt
    động huy động vốn. Trên cơ sở đánh giá thực trạng công tác quản lý hoạt động huy
    động vốn để thấy được kết quả đạt được và những hạn chế trong công tác quản lý
    hoạt động huy động vốn để có giải pháp phù hợp nhằm tăng cường quản lý hoạt
    động huy động vốn có hiệu quả t¹i Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công thương.
    2.2 Nhiệm vụ
    - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý hoạt động huy
    động vốn tại các ngân hàng thương mại.
    - Phân tích, đánh giá thực trạng huy động vốn và sự cân đối giữa huy động
    vốn và sử dụng vốn tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công thương.
    - Đề xuất giải pháp nhằm tăng cường quản lý hoạt động huy động vốn tại
    Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công thương. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    3.1 Đối tượng
    - Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quản lý hoạt động huy động vốn tại
    Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương.
    3.2 Phạm vi nghiên cứu
    *Phạm vi không gian:
    Đề tài nghiên cứu vấn đề quản lý hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng
    TMCP Sài Gòn Công Thương
    *Phạm vi thời gian: Từ 2012 đến 2014 và tầm nhìn đến năm 2020.
    4. Kết cấu đề tài.
    Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, đề tài: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG HUY
    ĐỘNG NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN CÔNG THƯƠNG
    bao gồm 04 chương:
    Chương I: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và thực tiễn về
    quản lý huy động vốn của NHTM
    Chương II: Phương pháp nghiên cứu
    Chương III: Thực trạng quản lý hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng
    TMCP Sài Gòn Công thương.
    Chương IV: Giải pháp hoàn thiện quản lý hoạt động huy động vốn tại
    Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công thương.
     
Đang tải...