Thạc Sĩ Quản lý hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhán

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 24/11/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI CẢM ƠN

    Lời đầu tiên tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến PGS.TS. Đỗ
    Hữu Tùng là người trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo cho tôi trong quá trình
    nghiên cứu thực hiện luận văn này. Nếu không có sự chỉ bảo và hướng dẫn
    nhiệt tình, những tài liệu phục vụ nghiên cứu và những lời động viên khích lệ
    của thầy thì luận văn này không thể hoàn thành.
    Tôi xin gửi lời cảm ơn đến nhà trường, khoa và các ban ngành đoàn thể của
    trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận
    lợi cho học viên trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường.
    Cuối cùng, xin trân trọng cảm ơn ban lãnh đạo Agribank chi nhánh Cầu
    Giấy đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện, cung cấp các tài
    liệu, số liệu liên quan đến đề tài.
    Mặc dù tôi đã có nhiều cố gắng hoàn thiện luận văn bằng, tuy nhiên với
    khả năng bản thân còn hạn chế, không tránh được có nhiều thiếu sót, rất mong
    nhận được sự giúp đỡ, đóng góp quý báu và cảm thông của quý thầy/cô.
    Xin trân trọng cảm ơn!


    MỤC LỤC

    DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT i
    DANH MỤC CÁC BẢNG . ii
    DANH MỤC BIỂU ĐỒ iii
    DANH MỤC SƠ ĐỒ iii
    LỜI MỞ ĐẦU 1
    CHƯƠNG 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG HUY
    ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 6
    1.1 Tổng quan về ngân hàng thương mại 6
    1.1.1 Khái niệm về Ngân hàng Thương mại (NHTM) 6
    1.1.2 Vai trò của ngân hàng thương mại . 7
    1.1.3. Các hoạt động của Ngân hàng thương mại . 8
    1.2 Huy động vốn trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại 10
    1.2.1 Khái niệm về vốn của Ngân hàng thương mại 10
    1.2.2 Nguồn vốn của Ngân hàng thương mại 11
    1.2.3. Vai trò của vốn đối với hoạt động kinh doanh ngân hàng 13
    1.2.4. Các hình thức huy động vốn 15
    1.3. Quản lý huy động vốn của ngân hàng thương mại . 18
    1.3.1. Khái niệm quản lý huy động vốn của ngân hàng thương mại 18
    1.3.2. Mục tiêu và các chỉ tiêu đánh giá quản lý huy động vốn . 18
    1.3.3. Quy trình, nội dung quản lý hoạt động huy động vốn tại ngân hàng
    thương mại 22
    1.3.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động huy động vốn 28
    1.4 Tổng quan và các công trình nghiên cứu liên quan đề tài 32
    1.4.1 Bài học kinh nghiệm từ ngân hàng ANZ . 32
    1.4.2 Một số bài học kinh nghiệm đối với NHTM Việt Nam 34
    1.4.3 Một số công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài 35


    CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 37
    2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 37
    2.2 Phương pháp nghiên cứu 37
    2.3 Phương pháp thu thập dữ liệu . 37
    2.3.1 Thu thập thông tin, tài liệu thứ cấp 37
    2.3.2 Thu thập thông tin, dữ liệu sơ cấp 38
    2.4 Phương pháp phân tích và diễn giải dữ liệu 40
    CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN
    TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP CẦU GIẤY . 42
    3.1 Khái quát sự hình thành và phát triển của Ngân hàng Nông nghiệp Cầu
    Giấy . 42
    3.1.1 Giới thiệu sơ lược về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
    Việt Nam. 42
    3.1.2. Giới thiệu về Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông
    thôn Cầu Giấy . 42
    3.1.3 Khái quát tình hình hoạt động của ngân hàng những năm gần đây 44
    3.2. Kết quả công tác quản lý hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Nông
    nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh Cầu Giấy . 48
    3.2.1. Quy mô nguồn vốn huy động . 48
    3.2.2. Cơ cấu nguồn vốn huy động 51
    3.2.3. Chi phí huy động vốn 59
    3.3. Công tác quản lý hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và
    phát triển nông thôn Cầu giấy . 60
    3.3.1. Bộ máy quản lý huy động vốn 60
    3.3.2. Lập kế hoạch huy động vốn . 62
    3.3.3. Tổ chức thực hiện hoạt động huy động vốn . 69
    3.3.4. Kiểm soát huy động vốn 71


    3.4. Đánh giá công tác quản lý hoạt động huy động vốn của Ngân hàng Nông
    nghiệp và Phát triển nông thôn Cầu Giấy . 72
    3.4.1. Đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu quản lý huy động vốn . 72
    3.4.2. Đánh giá quản lý hoạt động huy động vốn 74
    CHƯƠNG 4: CÁC GIẢI PHÁP CƠ BẢN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC
    QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG
    NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CẦU GIẤY . 79
    4.1 Những định hướng chiến lược kinh doanh 79
    4.1.1 Định hướng phát triển của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
    nông thôn Việt Nam 79
    4.1.2 Định hướng phát triển của Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và
    Phát triển nông thôn Cầu Giấy . 80
    4.2. Các giải pháp để hoàn thiện công tác quản lý hoạt động huy động vốn tại
    Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cầu Giấy 82
    4.2.1 Giải pháp hoàn thiện bộ máy quản lý huy động vốn . 82
    4.2.2 Giải pháp về lập kế hoạch huy động vốn 85
    4.2.3 Giải pháp về kiểm soát huy động vốn . 93
    4.3 Một số kiến nghị . 94
    4.3.1 Đối với Chính phủ 94
    4.3.2 Đối với Ngân hàng Nhà nước 95
    4.3.3 Đối với Agribank Việt Nam 95
    KẾT LUẬN 97
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 99
    PHỤ LỤC
    i

    DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

    STT Ký hiệu Nguyên nghĩa
    1 Agribank
    Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông
    thôn Việt Nam
    2 ATM Máy rút tiền tự động
    3 CN Chi nhánh
    4 EUR Đồng Euro
    5 gd Giai đoạn
    6 HĐQT Hội đồng quản trị
    7 KHTH Kế hoạch tổng hợp
    8 KTNQ Kế toán ngân quỹ
    9 NHNN Ngân hàng nhà nước
    10 NHTM Ngân hàng thương mại
    11 NHTW Ngân hàng trung ương
    12 TCTD Tổ chức tín dụng
    13 TGCKH Tiền gửi có kỳ hạn
    14 TGDC Tiền gửi dân cư
    15 TGKKH Tiền gửi không kỳ hạn
    16 TGTCKT Tiề Tiền gửi Tổ chức kinh tế
    17 TGTK Tiền gửi tiết kiệm
    18 TTQT Thanh toán quốc tế
    19 USD Đô la Mỹ
    20 VND Đồng Việt Nam
    ii

    DANH MỤC CÁC BẢNG

    STT Bảng Nội dung Trang
    1 Bảng 3.1 Công tác Kế toán Ngân quỹ gd 2011-2014 42
    2 Bảng 3.2
    Biến động vốn huy động của Chi nhánh giai
    đoạn 2011-2014
    45
    3 Bảng 3.3
    Tình hình nguồn vốn huy động và cho vay của
    CN 2011-2014
    46
    4 Bảng 3.4
    Cơ cấu nguồn vốn huy động theo đối tượng
    giai đoạn 2011-2014
    47
    5 Bảng 3.5 Cơ cấu tiền gửi dân cư giai đoạn 2011-2014 47
    6 Bảng 3.6
    Cơ cấu nguồn vốn phân theo kỳ hạn giai đoạn
    2011-2014
    51
    7 Bảng 3.7
    Nguồn vốn và sử dụng vốn theo kỳ hạn giai
    đoạn 2011-2014
    53
    8 Bảng 3.8
    Cơ cấu nguồn vốn phân theo loại tiền giai đoạn
    2011-2014
    54
    9 Bảng3.9
    Nguồn vốn và sử dụng vốn theo loại tiền tệ
    giai đoạn 2011-2014
    54
    10 Bảng 3.10
    Chi phí huy động vốn tại Agribank CN Cầu
    Giấy
    55
    11 Bảng 3.11 Lãi suất huy động tại Agribank CN Cầu Giấy 56
    12 Bảng 3.12
    Tình hình thực hiện chỉ tiêu kế hoạch huy động
    vốn 2011-2014
    64
    13 Bảng 3.13
    Tỷ lệ sử dụng vốn tại Agribank CN Cầu Giấy
    giai đoạn 2011 – 2014
    65
    iii

    DANH MỤC BIỂU ĐỒ

    STT Biểu đồ Nội dung Trang
    1 Biểu đồ 3.1
    Biểu đồ tăng trưởng nguồn vốn giai đoạn
    2011-2014
    41
    2 Biểu đồ 3.2
    Biểu đồ tăng trưởng dư nợ giai đoạn 2011-
    2014
    42
    3 Biểu đồ 3.3
    Biểu đồ tăng trưởng doanh số TTQT giai đoạn
    2011-2014
    43
    4 Biểu đồ 3.4 Biểu đồ tăng trưởng thẻ giai đoạn 2011-2014 44

    DANH MỤC SƠ ĐỒ

    STT Sơ đồ Nội dung Trang
    1 Sơ đồ 3.1 Bộ máy quản lý huy động vốn của chi nhánh 57
    2 Sơ đồ 3.2 Quy trình lập kế hoạch trong hệ thống Agribank 59








    1

    LỜI MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài :
    Hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế là một xu hướng tất yếu, việc này đã
    và đang mở ra cho nền kinh tế Việt Nam những cơ hội và thách thức mới.
    Trong lĩnh vực tài chính, ngành ngân hàng là một lĩnh vực kinh doanh đặc
    thù, có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế đất nước, là huyết
    mạch trong lưu thông, luân chuyển vốn của xã hội. Vì vậy hoạt động của ngân
    hàng thương mại (NHTM) luôn được quan tâm, kiểm tra giám sát chặt chẽ.
    Trong bối cảnh mở của thị trường, các ngân hàng nước ngoài xâm ngập vào
    thị trường tài chính tiền tệ ở Việt Nam, đã và đang đặt các ngân hàng thương
    mại vào một cuộc đua về vốn và chất lượng dịch vụ càng trở nên gay gắt và
    khốc liệt hơn. Vốn luôn luôn là yếu tố quan trọng cần thiết, quyết định cho sự
    vận động và phát triển của doanh nghiệp. Đặc biệt đối với ngân hàng, vốn
    không chỉ là phương tiện kinh doanh chính mà còn là đối tượng kinh doanh
    chủ yếu của ngân hàng thương mại. Vốn chính là tiềm lực tài chính, là yếu tố
    căn bản đảm bảo khả năng hoạt động và khả năng thanh khoản của các ngân
    hàng. Trước sự cạnh tranh ngày càng gay gắt hiện nay, ưu tiên mỗi ngân hàng
    là phải huy động được tốt nguồn vốn cho mình để có thể hoạt động ổn định và
    phát triển trên cơ sở tận dụng được các cơ hội và hạn chế những rủi ro trong
    quá trình hội nhập. Việc khai thông nguồn vốn đối với hoạt động huy động
    vốn của các NHTM là vấn để bức thiết được đặt ra hiện nay.
    Thực hiện đường lối chủ trương phát triển của Đảng và Nhà nước, trong
    những năm gần đây hệ thống Ngân hàng nói chung và hệ thống các Ngân
    hàng thương mại nói riêng đã huy động được khối lượng vốn lớn cho sản xuất
    kinh doanh và đầu tư phát triển kinh tế. Trước yêu cầu phát triển ngày càng
    cao của xã hội, đòi hỏi các ngân hàng phải quan tâm, chú ý nhằm cải thiện,
    2

    nâng cao chất lượng công tác huy động vốn để tạo động lực cho phát triển
    kinh tế. Như vậy huy động vốn được coi là vấn đề cốt lõi trong chiến lược
    phát triển, đồng thời cũng là vấn đề sống còn của các NHTM trong cạnh tranh
    cũng như hội nhập quốc tế. Nguồn vốn các ngân hàng huy động được xuất
    phát từ nhiều nguồn khác nhau, nhưng chủ yếu là nguồn tiền gửi của các tổ
    chức và dân cư. Ngoài hạn chế chưa huy động hết được nguồn vốn trong xã
    hội, theo tính toán của các nhà khoa học lượng vốn nhàn rỗi trong dân cư còn
    rất lớn, hàng nghìn tỷ đồng chưa được huy động và sử dụng đầu tư hiệu quả;
    thì hoạt động huy động vốn của các NHTM hiện nay còn đối mặt với nhiều
    thách thức lớn như huy động được vốn nhưng không cho vay được, không
    quay vòng vốn được dẫn đến ngân hàng hoạt động không có lãi; lại có trường
    hợp khi huy động thì huy động lãi suất cao nhưng vì áp lực cạnh tranh phải
    cho vay ở lãi suất thấp nên hiệu quả kinh tế không cao; áp lực cạnh tranh giữa
    các ngân hàng cao khiến cho việc tổ chức huy động và cho vay giữa các ngân
    hàng trở nên cực kỳ khó khăn và cạnh tranh khốc liệt những hệ lụy đó dẫn
    đến khó kiểm soát các vấn đề khi tiến hành cho vay, Hoạt động kinh doanh
    của các ngân hàng hiện nay đòi hỏi phải đem lại hiệu quả cao, vấn đề huy
    động vốn không chỉ được quan tâm “từ đâu?” mà phải tính đến “như thế nào”,
    “bằng cách gì?” để có hiệu quả cao nhất nhưng lại với chi phí thấp nhất.
    Trong những năm qua, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi
    nhánh Cầu Giấy (Agribank chi nhánh Cầu Giấy) với phương châm
    “Agribank: Mang phồn thịnh đến với khách hàng” đã thực hiện hoạt động
    kinh doanh đa dạng, năng động và có những đóng góp nhất định cho sự phát
    triển kinh tế. Với việc nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động huy
    động vốn, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Cầu
    Giấy đã áp dụng nhiều chính sách, biện pháp và hình thức để quản lý và phát
    triển nguồn vốn. Tuy nhiên, đứng trước những thách thức không nhỏ trong
    3

    việc duy trì mở rộng thị phần vốn huy động nhằm đáp ứng sự tăng trưởng quy
    mô hoạt động và tăng khả năng cạnh tranh với các ngân hàng thương mại khác
    trên địa bàn, thì nguồn vốn huy động của chi nhánh còn chiếm tỷ trọng khá
    khiêm tốn, chưa xứng tầm với tiềm năng của mình. Bên cạnh đó, việc quản lý
    hoạt động huy động vốn của chi nhánh hiện nay còn nhiều vấn đề cần hoàn
    thiện. Xuất phát từ vai trò nguồn vốn huy động của ngân hàng đối với hoạt động
    kinh doanh nói riêng và đối với sự nghiệp phát triển đất nước nói chung và từ
    thực trạng quản lý hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
    triển nông thôn Chi nhánh Cầu Giấy, với mong muốn vận dụng những kiến thức
    đã được học về khoa học quản lý, tác giả lựa chọn và triển khai nghiên cứu đề
    tài: “Quản lý hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
    triển nông thôn Chi nhánh Cầu Giấy” với việc tìm hiểu, nghiên cứu thực
    trạng quản lý hoạt động huy động vốn của Chi nhánh, từ đó chỉ ra những thành
    tựu, hạn chế và những nguyên nhân hạn chế trong quản lý hoạt động huy động
    vốn; từ đó đề xuất một số giải pháp đề việc quản lý hoạt động huy động vốn của
    chi nhánh đạt hiệu quả tốt hơn trong giai đoạn tới.
    Để thực hiện được điều đó, ta phải đi tìm câu trả lời cho câu hỏi: Thực trạng
    công tác quản lý hoạt huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
    nông thôn Cầu Giấy? Nguyên nhân và giải pháp để hoàn thiện công tác quản lý
    hoạt động huy động vốn tại Agribank chi nhánh Cầu Giấy trong giai đoạn tới?
    2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
    Mục địch nghiên cứu: Luận văn làm rõ thực trạng quản lý hoạt động huy
    động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Cầu Giấy, giai
    đoạn 2011 – 2014. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm
    hoàn thiện công tác quản lý hoạt động huy động tại Agribank CN Cầu Giấy.
    Để thực hiện được mục đích nêu trên, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
    được xác định như sau:
    4

    - Hệ thống hoá những vấn đề cơ bản về quản lý hoạt động huy động vốn
    của NHTM.
    - Thu thập thông tin để thấy được thực trạng công tác huy động vốn tại
    Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Cầu Giấy.
    - Phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý hoạt động huy động vốn
    của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cầu Giấy.
    - Đưa ra các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý hoạt động huy động vốn
    tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh Cầu Giấy
    trong giai đoạn tới.
    3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu
    Luận văn nghiên cứu công tác quản lý hoạt động huy động vốn từ tiền gửi của
    tổ chức và dân cư tại ngân hàng thương mại nói chung và Ngân hàng Nông
    nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Cầu Giấy nói riêng.
    Phạm vi nghiên cứu
    - Về không gian : giới hạn nghiên cứu công tác quản lý huy động vốn tại
    Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh Cầu Giấy.
    - Về thời gian : từ năm 2011 đến năm 2014.
    - Về nội dung: Nghiên cứu hoạt động quản lý huy động vốn theo các nội
    dung: lập kế hoạch huy động vốn; tổ chức thực hiện và kiểm soát huy động
    vốn đối với nguồn vốn từ bên ngoài.
    4. Đóng góp của đề tài
    - Luận văn góp phần hệ thống hóa và làm rõ hơn những vấn đề lý luận về
    quản lý hoạt động huy động vốn của Agribank nói chung và Agribank CN
    Cầu Giấy nói riêng.
    5

    - Hoàn thiện khung lý thuyết quản lý hoạt động huy động trong phạm vi
    của chi nhánh để làm căn cứ phân tích, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động
    huy động vốn trong các giai đoạn khác nhau.
    - Rút ra những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân trong quản lý hoạt động
    huy động vốn giai đoạn 2011-2014 của Agribank CN Cầu Giấy trên cơ sở
    phân tích, đánh giá thực trạng.
    - Đề xuất phương hướng và hệ thống giải pháp khả thi, phù hợp với điều
    kiện của chi nhánh nhằm quản lý hoạt động huy động vốn của Agribank CN
    Cầu Giấy trong thời gian tới.
    5. Kết cấu của luận văn.
    Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm
    ba chương:
    Chương 1: Một số lý luận về quản lý hoạt động huy động vốn tại ngân hàng
    thương mại
    Chương 2: Phương pháp và thiết kế nghiên cứu
    Chương 3: Thực trạng quản lý hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng
    Nông nghiệp và phát triển nông thôn Cầu Giấy.
    Chương 4: Các giải pháp cơ bản hoàn thiện công tác quản lý hoạt động huy
    động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Cầu Giấy.
     
Đang tải...