Thạc Sĩ Quản lý hoạt động hướng nghiệp cho học sinh trung học cơ sở huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 4/12/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    iii

    MỤC LỤC

    LỜI CAM ĐOAN .i
    LỜI CẢM ƠN . ii
    MỤC LỤC . iii
    DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT iv
    DANH MỤC CÁC BẢNG v
    DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ vi
    MỞ ĐẦU . 1
    1. Lí do chọn đề tài 1
    2. Mục đích nghiên cứu . 2
    3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu . 3
    4. Giả thuyết khoa học . 3
    5. Nhiệm vụ nghiên cứu . 3
    6. Phạm vi nghiên cứu . 3
    7. Phương pháp nghiên cứu . 4
    8. Hướng phát triển của đề tài 4
    9. Cấu trúc luận văn . 4
    Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG HƯỚNG
    NGHIỆP CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ 5
    1.1. Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề 5
    1.1.1. Trên thế giới . 5
    1.1.2. Ở Việt Nam 7
    1.2. Các khái niệm liên quan . 9
    1.2.1. Việc làm . 9
    1.2.2. Nghề nghiệp . 9
    1.2.3. Hướng nghiệp 13
    1.2.6. Chất lượng giáo dục hướng nghiệp 15
    1.3. Ý nghĩa, bản chất và tầm quan trọng của công tác GDHN trong trường trung
    học cơ sở 15 iv
    1.3.1. Ý nghĩa của công tác GDHN trong trường trung học cơ sở 15
    1.3.2. Bản chất của giáo dục hướng nghiệp . 17
    1.3.3. Tầm quan trọng của công tác GDHN ở trường trung học cơ sở trong giai đoạn
    hiện nay . 17
    1.5. Các giai đoạn của công tác GDHN trong trường Trung học cơ sở 19
    1.5.1. Giai đoạn thứ nhất của GDHN là định hướng nghề 19
    1.5.2. Giai đoạn thứ hai của GDHN là tư vấn chọn nghề 20
    1.6. Các con đường GDHN cho học sinh THCS . 21
    1.6.1. Hướng nghiệp thông qua hoạt động dạy học các môn văn hoá khoa học cơ bản . 21
    1.6.2. Hướng nghiệp thông qua hoạt động dạy học môn kỹ thuật và lao động sản xuất 21
    1.6.3. Hướng nghiệp thông qua hoạt động ngoại khoá 22
    1.6.4. Hướng nghiệp thông qua các buổi sinh hoạt hướng nghiệp 22
    Tiểu kết chương 1 . 24
    Chương 2: THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ GIÁO DỤC
    HƯỚNG NGHIỆP Ở CÁC TRƯỜNG THCS HUYỆN CHIÊM HÓA TỈNH
    TUYÊN QUANG 25
    2.1. Vài nét về tình hình kinh tế xã hội và giáo dục đào tạo ở địa bàn huyện vùng cao
    Chiêm Hóa 25
    2.2. Vài nét về đối tượng khảo sát và khách thể khảo sát 29
    2.3. Thực trạng về lựa chọn nghề nghiệp của học sinh các trường THCS huyện
    Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang 33
    2.3.1. Thực trạng về lựa chọn nghề nghiệp của học sinh 33
    2.3.2. Thực trạng về sự hứng thú nghề nghiệp của học sinh các trường THCS
    huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang . 41
    2.3.3. Thực trạng về hướng đi của học sinh sau khi tốt nghiệp THCS ở huyện
    Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang 45
    2.4. Thực trạng công tác GDHN và quản lý GDHN cho học sinh các trường THCS
    huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang . 48
    2.4.1. Thực trạng việc thực hiện các hoạt động GDHN cho học sinh các trường
    THCS huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang 48 v
    2.4.2. Thực trạng điều kiện phục vụ công tác GDHN ở các trường THCS huyện
    Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang 54
    2.4.3. Thực trạng quản lý GDHN ở các trường THCS huyện Chiêm Hóa, tỉnh
    Tuyên Quang 58
    2.5. Đánh giá chung . 60
    Tiểu kết chương 2 63
    Chương 3: BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUẢN LÝ HOẠT
    ĐỘNG HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN
    CHIÊM HÓA, TỈNH TUYÊN QUANG 64
    3.1. Định hướng, chiến lược của tỉnh, huyện để xác định biện pháp 64
    3.2. Các nguyên tắc để xây dựng các biện pháp hướng nghiệp cho học sinh THCS . 66
    3.2.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích của công tác hướng nghiệp . 66
    3.2.2. Đảm bảo tính hệ thống và đồng bộ trong hướng nghiệp . 67
    3.2.3. Đảm bảo tính thực tiễn, thiết thực với đời sống 68
    3.2.4. Hướng nghiệp phải phù hợp với đặc điểm kinh tế, chính trị, xã hội . 69
    3.3. Biện pháp nâng cao chất lượng quản lý GDHN cho học sinh THCS huyện
    Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang 70
    3.3.1. Nâng cao nhận thức về công tác GDHN ở các trường THCS huyện Chiêm
    Hóa, tỉnh Tuyên Quang . 70
    3.3.2. Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về GDHN cho cán bộ - giáo viên các trường
    THCS huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang 73
    3.3.3. Thành lập ban tư vấn GDHN ở các trường THCS huyện Chiêm Hóa 74
    3.3.4. Kết hợp chặt chẽ giữa các lực lượng tham gia giáo dục hướng nghiệp trong
    và ngoài nhà trường . 75
    3.3.5. Tăng cường trang thiết bị và các điều kiện khác phục vụ cho công tác GDHN ở
    các trường THCS huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang 78
    3.3.6. Nâng cao chất lượng GDHN cho học sinh THCS huyện Chiêm Hóa, tỉnh
    Tuyên Quang thông qua dạy học các môn văn hóa khoa học cơ bản, các môn
    công nghệ và các buổi sinh hoạt hướng nghiệp . 79
    3.4. Mối quan hệ giữa các biện pháp quản lý 86 vi
    3.5. Khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý giáo dục
    hướng nghiệp . 87
    3.5.1. Mục đích khảo sát 87
    3.5.2. Đối tượng xin ý kiến đánh giá: Số lượng: 44 người 87
    3.5.3. Quy trình khảo sát 88
    3.5.4. Nhận xét . 89
    Tiểu kết chương 3 92
    KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 93
    1. Kết luận 93
    2. Khuyến nghị . 94
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO . 96 iv

    DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT

    Viết tắt Viết đầy đủ
    CB Cán bộ
    CBGV Cán bộ giáo viên
    GDHN Giáo dục hướng nghiệp
    GDLĐ Giáo dục lao động
    GV Giáo viên
    HCM Hồ Chí Minh
    HN Hướng nghiệp
    HS Học sinh
    KTTH Kỹ thuật tổng hợp
    LĐSX Lao động sản xuất
    THCS Trung học cơ sở
    THPT Trung học phổ thông
    TNCS Thanh niên cộng sản v

    DANH MỤC CÁC BẢNG

    Bảng 2.1. Số liệu học sinh ở cấp học THCS và THPT của huyện Chiêm Hóa,
    tỉnh Tuyên Quang trong một số năm qua 28
    Bảng 2.2. Tình hình chung về khách thể nghiên cứu . 31
    Bảng 2.3. Tình hình chung về khách thể nghiên cứu . 32
    Bảng 2.4. Tình hình chung về khách thể nghiên cứu . 32
    Bảng 2.5. Tình hình chung về khách thể nghiên cứu (đối tượng khác) 32
    Bảng 2.6. Bảng nhận thức về nghề của học sinh . 34
    Bảng 2.7. Ý kiến về nghề lao động còn thiếu 36
    Bảng 2.8. Một số chỉ tiêu chủ yếu phát triển nguồn nhân lực Việt Nam giai
    đoạn 2011 - 2020 . 37
    Bảng 2.9. Nhận thức của học sinh về thị trường lao động của địa phương 38
    Bảng 2.10. Nhận thức của học sinh về nghề yêu thích 41
    Bảng 2.11. Phân tích hứng thú với nghề . 43
    Bảng 2.12. Định hướng tương lai của học sinh THCS huyện Chiêm Hóa 45
    Bảng 2.13. Hướng lựa chọn phân ban của học sinh khi tốt nghiệp THCS 46
    Bảng 2.14. Ý kiến đánh giá của cán bộ - giáo viên về con đường GDHN trong
    trường thcs huyện chiêm hóa, tỉnh tuyên quang . 49
    Bảng 2.15. Ý kiến đánh giá của học sinh về con đường GDHN trong trường
    THCS huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang . 51
    Bảng 2.16. Ý kiến của các bậc phụ huynh về công tác GDHN trong trường
    THCS huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang . 53
    Bảng 2.17. Ý kiến của các cán bộ và đoàn thể khác về công tác GDHN trong
    trường THCS huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang . 54
    Bảng 2.18. Ý kiến của CB-GV về cơ sở vật chất phục vụ cho công tác GDHN
    ở các trường THCS huyện Chiêm Hóa . 55
    Bảng 2.19. Khó khăn của CB-GV khi thực hiện công tác GDHN ở các trường
    THCS huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang . 56
    Bảng 2.20. Khó khăn của HS THCS huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang
    khi tìm hiểu và lựa chọn nghề nghiệp . 57
    Bảng 2.21. Nguyện vọng được trang bị thêm kiến thức về nghiệp của các em
    HS các trường THCS huyện Chiêm Hóa 58
    Bảng 3.1. Thống kê kết quả khảo sát về tính cần thiết và tính khả thi của các
    biện pháp . 88
    Bảng 3.2. Điểm trung bình kết quả khảo sát tính cần thiết và khả thi của các
    biện pháp . 89 vi

    DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ

    Biểu đồ 2.1. Sự hiểu biết nghề nghiệp của học sinh THCS 39
    Biểu đồ 2.2. Hướng nghiệp của CB-GV thông qua các bộ môn . 50
    Biểu đồ 3.1. Biểu đồ biểu diễn tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp 90
    Sơ đồ 1.1. Cấu trúc của công tác GDHN 19
    Sơ đồ 1.2. Nhiệm vụ tổng quát của giáo viên trung học cơ sở trong
    công tác GDHN . 23
    Sơ đồ 3.1. Mối quan hệ giữa các biện pháp quản lý GDHN 87
    1
    MỞ ĐẦU
    1. Lí do chọn đề tài
    Mỗi người có quyền tự do chọn nghề và học nghề phù hợp với nhu cầu làm
    việc của mình. Vì thế, mọi người có quyền lựa chọn con đường vào đời, vào nghề
    một cách tự nguyện, tự giác mà xã hội dành cho. Việc chọn nghề vô cùng quan trọng
    người ta ví nó như là “ngày sinh lần thứ hai” của con người; bởi vì nếu con người
    chọn nghề phù hợp với sở trường, năng lực của bản thân, con người sẽ phấn khởi
    hăng say và sáng tạo trong lao động; từ đó năng suất và hiệu quả lao động sẽ cao, nếu
    chọn nghề không đúng, con người sẽ buồn chán, không tập trung tư tưởng, tai nạn lao
    động dễ xảy ra, năng suất lao động thấp . cuối cùng lại sẽ xin chuyển nghề hoặc bỏ
    nghề, gây thiệt hại kinh tế nghiêm trọng không chỉ cho bản thân mà cho xã hội. Rõ
    ràng là, lợi ích kinh tế của xã hội và lợi ích kinh tế tinh thần của cá nhân được hội tụ
    tại khâu chọn nghề. Rất tiếc nhiều bạn trẻ chưa hiểu được tầm quan trọng này. Phần
    lớn học sinh sau THCS hiện nay không đánh giá được năng lực của mình, cũng
    không biết mình thích học ban nào, trường nào, chọn nghề tương lai nào
    Hiện nay trong điều kiện thay đổi mạnh mẽ của nền kinh tế xã hội theo cơ cấu
    thị trường, sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, sự mở rộng của thế giới trong xu thế hội
    nhập, đặc biệt là Việt Nam gia nhập WTO, tham gia sân chơi chung với thị trường
    thương mại thế giới đang đặt ra nhiều thách thức đối với nền giáo dục - đào tạo nước
    ta. Phát triển nhân cách toàn diện, hài hoà cho thế hệ trẻ là mục tiêu tổng quát, song
    hết sức coi trọng phát triển năng lực nghề nghiệp (bao gồm kiến thức, kỹ năng, thái
    độ) mà bước khởi đầu là giáo dục kỹ thuật và hướng nghiệp ở trường THCS, với vai
    trò đặt nền tảng và định hướng cho học sinh phát triển nghề nghiệp tương lai, chuẩn
    bị tâm thế và năng lực cụ thể cho việc hiểu kỹ thuật, hiểu thế giới nghề nghiệp, nắm
    được yêu cầu của xã hội, đồng thời hiểu năng lực và ý thức bản thân trong quá trình
    học tập và lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai.
    Việc thực hiện chương trình phân ban ở các trường THPT hiện nay làm cho
    công tác giáo dục hướng nghiệp ở các trường THCS càng trở nên quan trọng hơn, cấp
    bách hơn.
    Huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang, là một huyện vùng cao của tỉnh miền
    núi Tuyên Quang nằm trong khu vực miền núi phía bắc của tổ quốc, mấy năm gần
    đây được sự quan tâm sâu sắc của Đảng và Nhà nước mà ngành giáo dục và đào tạo
    có bước phát triển quan trọng. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được thì còn một số 2
    hạn chế nhất định, một trong những hạn chế đó là coi nhẹ công tác GDHN cho học
    sinh, đặc biệt là công tác GDHN cho học sinh THCS. Các giáo viên THCS ở đây chỉ
    chú trọng đến việc truyền thụ kiến thức chuyên môn cho học sinh chứ không hề nghĩ
    gì đến việc theo dõi và định hướng nghề nghiệp cho các em. Các em học sinh THCS
    thì chỉ biết học cho giỏi còn sự lựa chọn nghề nghiệp tương lai của mình thì hầu như
    chưa có định hướng gì, phụ thuộc vào gia đình là chủ yếu.
    Thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Hội nghị Trung
    ương 8 khóa XI về “đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo”; Chỉ thị số 10-
    CT/TW ngày 05/12/2011 của Bộ Chính trị về “phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5
    tuổi, củng cố kết quả phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở, tăng cường phân
    luồng học sinh sau trung học cơ sở và xóa mù chữ cho người lớn”, để nâng cao chất
    lượng giảng dạy hướng nghiệp trong trường phổ thông nhằm đẩy mạnh công tác phân
    luồng học sinh sau trung học. Chính phủ đã có Nghị quyết về Chương trình hành
    động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013
    Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn
    diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều
    kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế với mục đích
    là xác định những nhiệm vụ trọng tâm, giải pháp chủ yếu để Chính phủ chỉ đạo các
    Bộ, ngành, địa phương xây dựng kế hoạch hành động, tổ chức triển khai, kiểm tra,
    giám sát, đánh giá việc thực hiện Nghị quyết 29 nhằm tạo chuyển biến căn bản, toàn
    diện giáo dục và đào tạo, phấn đấu đến năm 2030 nền giáo dục Việt Nam đạt trình độ
    tiên tiến trong khu vực.
    Tất cả các vấn đề trên cho thấy công tác GDHN trong trường phổ thông cơ sở
    của chúng ta còn nhiều yếu kém, chưa được quan tâm đúng mức.
    Để góp phần giúp học sinh THCS trong cả nước nói chung và học sinh THCS
    huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang nói riêng có thêm hiểu biết hơn về sự lựa chọn
    phân ban, nghề nghiệp trong tương lai của mình và nhằm nâng cao chất lượng GDHN
    trong nhà trường THCS đáp ứng với đòi hỏi mới tác giả quyết định chọn đề tài
    “Quản lý hoạt động hướng nghiệp cho học sinh THCS huyện Chiêm Hóa, tỉnh
    Tuyên Quang”.
    2. Mục đích nghiên cứu
    Tìm hiểu thực trạng quản lý hoạt động hướng nghiệp ở các trường THCS
    huyện Chiêm hóa tỉnh Tuyên Quang, từ đó đề xuất biện pháp Quản lý hoạt động
    hướng nghiệp cho học sinh THCS huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang. 3
    3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
    3.1. Khách thể nghiên cứu
    Quá trình quản lý hoạt động hướng nghiệp cho học sinh THCS huyện Chiêm Hóa,
    tỉnh Tuyên Quang.
    3.2. Đối tượng nghiên cứu
    Một số biện pháp quản lý hoạt động hướng nghiệp cho học sinh THCS huyện
    Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang.
    4. Giả thuyết khoa học
    Nếu xây dựng và thực hiện được hệ thống các biện pháp giáo dục hướng nghiệp
    phù hợp mang tính khả thi, thì sẽ nâng cao được hiệu quả của công tác quản lý hoạt
    động hướng nghiệp cho học sinh THCS huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang.
    5. Nhiệm vụ nghiên cứu
    5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận của công tác quản lý hoạt động hướng nghiệp cho học
    sinh THCS hiện nay
    5.2. Khảo sát và đánh giá thực trạng GDHN và quản lý hoạt động hướng nghiệp ở các
    trường THCS huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang hiện nay.
    5.3. Đề xuất một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu qủa của công tác quản lý
    hoạt động hướng nghiệp cho học sinh các trường THCS huyện Chiêm Hóa, tỉnh
    Tuyên Quang.
    6. Phạm vi nghiên cứu
    6.1. Giới hạn địa bàn: Nghiên cứu trên một số trường THCS ở huyện Chiêm Hóa,
    tỉnh Tuyên Quang
    6.2. Giới hạn nội dung: Nghiên cứu một số biện pháp quản lý hoạt động hướng
    nghiệp cho học sinh các trường THCS huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang.
    6.3. Giới hạn đối tượng:
    - Nghiên cứu trên 528 học sinh THCS trên địa bàn huyện Chiêm Hóa, tỉnh
    Tuyên Quang.
    - Giáo viên: 50 người.
    - Cán bộ quản lý: 22 người.
    - Phụ huynh học sinh: 122 người.
    - Đối tượng khác như Đoàn TNCS HCM, Phòng Lao động TBXH, các cơ sở
    sản xuất kinh doanh 20 người. 7. Phương pháp nghiên cứu
    7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết: sưu tầm, nghiên cứu tài liệu và cơ sở
    lý luận, phương pháp phân loại và hệ thống hoá lý thuyết, phương pháp phân tích và
    tổng hợp.
    7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: phương pháp quan sát, phương pháp
    so sánh thực nghiệm, phương pháp điều tra, phương pháp chuyên gia, phương pháp
    tổng kết kinh nghiệm quản lý GDHN.
    7.3. Phương pháp hỗ trợ: Sử dụng toán thống kê để xử lý số liệu; Sử dụng biểu bảng,
    sơ đồ, hình vẽ để minh hoạ.
    8. Hướng phát triển của đề tài
    Thời gian tới, từ kết quả nghiên cứu của đề tài có thể dùng làm tài liệu tham
    khảo trong các trường THCS huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang nhằm cải thiện và
    nâng cao chất lượng công tác quản lý hoạt động hướng nghiệp cho các trường THCS
    huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang.
    9. Cấu trúc luận văn
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục; kết
    quả nghiên cứu thể hiện cơ bản ở 3 chương:
    Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động hướng nghiệp cho học sinh Trung
    học cơ sở.
    Chương 2: Thực trạng công tác quản lý hoạt động hướng nghiệp ở các trường
    THCS huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang.
    Chương 3: Biện pháp nâng cao chất lượng quản lý hoạt động hướng nghiệp
    cho học sinh Trung học cơ sở huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang.
     
Đang tải...