Tiến Sĩ Quản lý hoạt động học tập của sinh viên theo hệ thống tín chỉ ở trường đại học Việt Nam

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 18/12/13.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC
    NĂM 1013


    MỤC LỤC
    TT Nội dung Trang
    MỞ ĐẦU 1
    Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC
    1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề 8
    1.1.1. Nghiên cứu ở nước ngoài 8
    1.1.2. Nghiên cứu ở trong nước 11
    1.1.3. Các nội dung cần tiếp tục nghiên cứu để áp dụng tại các trường đại học Việt Nam 15
    1.2. Lý luận quản lý trường đại học và hệ thống tín chỉ 17
    1.2.1. Quản lý nhà trường 17
    1.2.2. Hệ thống tín chỉ 18
    1.3. Hoạt động học tập của sinh viên theo hệ thống tín chỉ 21
    1.3.1. Hoạt động học tập của sinh viên 21
    1.3.2. Mục tiêu học tập 23
    1.3.3. Kế hoạch học tập 23
    1.3.4. Phương pháp học tập 24
    1.3.5. Phương tiện và hình thức học tập 25
    1.3.6 Đặc điểm hoạt động học tập của sinh viên theo hệ thống tín chỉ 27
    1.4. Quản lý hoạt động học tập của SV theo hệ thống tín chỉ 29
    1.4.1. Quản lý hoạt động học tập của sinh viên 29
    1.4.2. Lập kế hoạch và hướng dẫn sinh viên lập kế hoạch học tập trong hệ thống tín chỉ 30
    1.4.3. Tổ chức bộ máy quản lý hoạt động học tập của sinh viên 31
    1.4.4. Lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động học tập của sinh viên theo hệ thống tín chỉ 35
    1.4.5. Kiểm tra đánh giá hoạt động học tập của sinh viên theo hệ thống tín chỉ 42
    1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động học tập của sinh viên theo hệ thống tín chỉ 44
    1.5.1. Yếu tố khách quan 44
    1.5.2. Yếu tố chủ quan 46
    1.6. Kinh nghiệm một số nước về quản lý hoạt động học tập của sinh viên theo hệ thống tín chỉ 50
    1.6.1. Kinh nghiệm của Hoa Kỳ 50
    1.6.2. Kinh nghiệm của Thái Lan 51
    1.6.3. Kinh nghiệm của Trung Quốc 52
    1.6.4. Kinh nghiệm của Ấn Độ 52
    1.6.5. Những kinh nghiệm cần nghiên cứu chọn lọc để sử dụng 53
    Kết luận chương 1 54
    Chương 2. CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC VIỆT NAM
    2.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước, của Bộ GD-ĐT về việc chỉ đạo đào tạo theo hệ thống tín chỉ trong các trường đại học 57
    2.2. Khái quát hệ thống giáo dục đại học Việt Nam 58
    2.2.1. Hệ thống giáo dục đại học Việt Nam 58
    2.2.2. Những kết quả đạt được và những thách thức trong quá trình đổi mới giáo dục đại học Việt Nam 59
    2.3. Quá trình hình thành và phát triển tổ chức đào tạo theo hướng chuyển đổi theo hệ thống tín chỉ ở Việt Nam 60
    2.3.1. Quá trình hình thành tổ chức đào tạo theo hướng chuyển đổi HTTC ở Việt Nam 60
    2.3.2. Tình hình chung của việc áp dụng hệ thống tín chỉ ở các trường đại học Việt Nam 62
    2.3.3. Bài học kinh nghiệm của các trường đại học Việt Nam trong quản lý dạy học theo hệ thống tín chỉ 63
    2.3.4. Thực hiện đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở một số trường đại học khảo sát. 64
    2.4. Thực trạng hoạt động học tập của sinh viên theo hệ thống tín chỉ 68
    2.4.1. Thực trạng về động cơ học tập của sinh viên 68
    2.4.2. Thực trạng về lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch học tập của sinh viên 70
    2.4.3. Thực trạng về phương pháp học tập của sinh viên 71
    2.4.4. Thực trạng về nội dung, hình thức & phương tiện học tập của sinh viên theo hệ thống tín chỉ 72
    2.5. Thực trạng quản lý hoạt động học tập của sinh viên theo hệ thống tín chỉ 74
    2.5.1. Thực trạng lập kế hoạch và hướng dẫn sinh viên lập kế hoạch học tập 74
    2.5.2. Tổ chức bộ máy quản lý hoạt động học tập của sinh viên 77
    2.5.3. Thực trạng lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động học tập của sinh viên theo hệ thống tín chỉ 80
    2.5.4. Kiểm tra đánh giá hoạt động học tập của sinh viên theo hệ thống tín chỉ 92
    2.5.5. Đánh giá thực trạng quản lý hoạt động học tập của sinh viên theo hệ thống tín chỉ 99
    Kết luận chương 2 102

    Chương 3. GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC VIỆT NAM
    3.1. Những nguyên tắc của việc đề xuất các giải pháp quản lý hoạt động học tập của sinh viên đại học theo hệ thống tín chỉ ở trường đại học Việt Nam. 104
    3.1.1. Đảm bảo tính khoa học 104
    3.1.2. Đảm bảo tính pháp lý 105
    3.1.3. Đảm bảo tính thực tiễn 105
    3.1.4. Đảm bảo tính khả thi 106
    3.2. Các giải pháp quản lý hoạt động học tập của sinh viên đại học theo hệ thống tín chỉ ở trường đại học Việt Nam 107
    3.2.1. Giải pháp 1. Đổi mới căn bản nhận thức hoạt động học tập của sinh viên đại học từ đào tạo niên chế sang quản lý theo hệ thống tín chỉ 107
    3.2.2. Giải pháp 2. Xây dựng hệ thống quản lý hoạt động học tập, quản lý kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên đại học theo hệ thống tín chỉ 110
    3.2.3. Giải pháp 3. Hoàn thiện quy chế quản lý hoạt động học tập của sinh viên đại học theo hệ thống tín chỉ 114
    3.2.4. Giải pháp 4. Quản lý kế hoạch hoạt động học tập của sinh viên đại học theo hệ thống tín chỉ 117
    3.2.5. Giải pháp 5. Quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động học tập của sinh viên đại học theo hệ thống tín chỉ 121
    3.3. Mối quan hệ giữa các giải pháp 124
    3.4. Thực nghiệm giải pháp đề xuất 128
    3.4.1. Khảo nghiệm tính cấn thiết và khả thi của giải pháp 128
    3.4.2. Thực nghiệm nội dung cụ thể thuộc một số giải pháp đề xuất 130

    Kết luận chương 3 144
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 146
    DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ 150
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 151
    PHỤ LỤC 1 . CÁC MẪU PHIẾU HỎI
    PHỤ LỤC 2. CÁC BẢNG, HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ
    PHỤ LỤC 3. THÔNG TIN CHUNG VỀ HỆ THỐNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHẢO SÁT THỰC HIỆN ĐÀO TẠO THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ


    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài

    Quá trình học tập của SV trong trường ĐH, ngoài việc lĩnh hội tri thức khoa học, kiến thức ngành nghề, còn đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định nhân cách, phẩm chất nghề nghiệp tương lại của từng SV. Xuất phát từ quan điểm xem SV là trung tâm của quá trình đào tạo, đòi hỏi quy trình tổ chức đào tạo sao cho mỗi SV có thể tìm được cách học thích hợp nhất của mình. Các nhà giáo dục Bắc Mỹ đã quan tâm tìm phương pháp giáo dục mới dựa trên cơ sở tiếp cận " lấy học sinh làm trung tâm" với mong muốn phát huy năng lực sáng tạo của SV. Về mặt triết học, ngày càng nhiều người chấp nhận phương pháp hướng trọng tâm vào SV và sự ủng hộ của John Dewey[1] đối với việc phát triển năng khiếu bản thân thông qua quá trình học tập phù hợp với lợi ích cá nhân. Các nhà nghiên cứu giáo dục nhận thấy rằng, để SV có thể theo đuổi mơ ước và mục đích học tập thực sự, trường ĐH nên tạo cơ hội cho SV được phép lựa chọn môn học phù hợp với chuyên ngành và khả năng của chính mình. Hiểu rõ xu thế này, Hiệu trưởng Eliot[2] là người khởi xướng hệ thống học tự chọn tại trường ĐH Harvard vào năm 1872. Ông quyết định thay thế hệ thống bài giảng cố định theo phương thức truyền thống bằng rất nhiều lựa chọn cho SV. Kết quả của việc được học tập theo phương thức tự chọn chính là mô hình đào tạo theo HTTC. Các lợi ích của HTTC Hoa Kỳ chính là nhà trường và SV có được sự linh hoạt trong đào tạo nói chung và học tập nói riêng. Sinh viên có quyền được học theo tiến độ phù hợp với bản thân, được phép lựa chọn môn học thích hợp, được tích lũy kiến thức thông qua số lượng tín chỉ quy định. Ngoài ra, SV có thể được chuyển chuyển ngành học, chuyển trường và được công nhận số tín chỉ đã tích lũy. Điều này càng phản ánh được lợi ích to lớn của HTTC đối với mục tiêu “học suốt đời” UNESCO khẳng định.
    Mô hình quản lý công tác SV ở các trường ĐH Bắc Mỹ và Châu Âu được duy trì một cách khoa học, hỗ trợ tối đa cho HĐHT của SV. Sinh trong trường ĐH được quản lý bởi đội ngũ CVHT trong việc lập kế hoạch học tập cá nhân, xác định mục tiêu học tập, lựa chọn ngành nghề phù hợp với khả năng, lựa chọn môn học cho ngành học đã chọn. Trong quá trình học tập, SV nhận được sự hỗ trợ từ các trung tâm tư vấn khác nhau đối với việc bổ sung kiến thức ngành, phương pháp học tập và kỹ năng tương ứng. Trong môi trường học tập mở, đa dạng và linh hoạt này, SV phải học cách tự học theo kế hoạch cá nhân dưới sự quản lý chung và chịu trách nhiệm chính là CVHT.
    Do có nhiều ưu thế và phù hợp với yêu cầu của xã hội phát triển, HTTC tiếp tục được phát triển và lan rộng trên khắp thế giới, nhiều nước áp dụng HTTC trong trường đại học ở Bắc Mỹ như Canada, các nước Châu Á như Nhật Bản, Philipines, Hàn Quốc, Thái Lan Yếu tố tích cực thúc đẩy việc du nhập HTTC có thể liên quan tới việc các nước phát triển cân nhắc tìm kiếm một cấu trúc tương tự cho hệ thống GDĐH của mình. Thực tiễn cho thấy, các trường ĐH trên thế giới thực hiện HTTC bởi nó vừa phù hợp với nhu cầu của người học và yêu cầu của thị trường lao động, mặt khác nó tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động quản lý đào tạo của nhà trường cũng như học tập của SV. Điều này có ảnh hưởng sâu sắc đến GDĐH Việt Nam sau những năm đổi mới.
    Trong giai đoạn từ năm 1985, Việt Nam chuyển đổi nhanh từ nên kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước và theo định hướng XHCN. Đứng trước bối cảnh đó, yêu cầu nguồn nhân lực được đào tạo trình độ ĐH cũng phải đáp ứng xu hướng hội nhập và quốc tế hóa, GDĐH cũng có những thay đổi để phù hợp với đổi mới. Người học có trình độ ĐH cần được đào tạo nhằm đáp ứng yêu cầu về chất lượng. Sinh viên tốt nghiệp thích nghi với sự thay đổi yêu cầu của xã hội và thị trường lao động, sự phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật. Giáo dục đại học Việt Nam và ý tưởng đào tạo theo HTTC hình thành từ cuối thập niên 80.
    Để việc áp dụng đào tạo theo HTTC vào các trường ĐH Việt Nam một cách có hiệu quả, cần có các nghiên cứu cụ thể về tính lịch sử, đặc điểm, tính chất của GDĐH Việt Nam qua các thời kỳ. Các nghiên cứu cần tập trung vào công tác quản lý nhà trường, quản lý hoạt động giảng dạy của GV và HĐHT của SV sao cho phù hợp với đặc điểm của HTTC.
    Các nghiên cứu quốc tế để áp dụng HTTC trong các trường ĐH mới chỉ tập trung phân tích các vấn đề chung đối với lịch sử phát triển của HTTC, đặc điểm của hệ thống, sự thích hợp đối với các nước đang phát triển. Ở Việt Nam, nhiều nhà khoa học, quản lý giáo dục đã nghiên cứu về kinh nghiệm thế giới và thực tế đào tạo theo HTTC ở Việt Nam, về phương pháp dạy, học và đánh giá kết quả học tập trong học chế tín chỉ, về tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của sinh viên và giảng viên trong phương thức đào tạo theo HTTC. Các tài liệu này chủ yếu tập trung nghiên cứu phân tích về những khó khăn trong công tác quản lý SV khi thực hiện đào tạo theo HTTC, phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học tập của SV trong đào tạo theo HTTC, chưa có các nghiên cứu về quản lý HĐHT của SV trong trường ĐH theo HTTC.
    Để công tác quản lý trường ĐH áp dụng theo HTTC đúng như đặc điểm tính chất vốn có, cần hoàn thiện công tác quản lý HĐHT của SV phù hợp với phương thức đào tạo mới. Vấn đề thực tiễn ở Việt Nam với câu hỏi đặt ra, khi chuyển đổi phương thức đào tạo sang HTTC, công tác quản lý HĐHT của SV trong các trường ĐH như thế nào.Vì vậy, nghiên cứu để tìm ra các giải pháp nhằm quản lý HĐHT của SV đang trở nên cần thiết và cấp bách nhằm hoàn thiện quy trình quản lý theo HTTC trong trường ĐH Việt Nam.

    2. Mục đích nghiên cứu
    Nghiên cứu cơ sở lý luận về triển khai đào tạo theo HTTC trên thế giới và ở Việt Nam, thực tiễn quản lý HĐHT của SV ở các trường ĐH Việt Nam đang thực hiện đào tạo theo HTTC. Từ đó, đề xuất những giải pháp quản lý HĐHT của SV nhằm hoàn thiện công tác quản lý theo HTTC ở trường ĐH Việt Nam.
     
Đang tải...