Thạc Sĩ Quản lý hoạt động giáo dục giá trị di sản văn hóa dân tộc cho học sinh ở trường phổ thông dân tộc nộ

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 18/11/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ii
    LỜI CẢM ƠN
    Lời đầu tiên tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu và quý thầy cô giáo
    Khoa Tâm lý Giáo dục, Phòng Quản lý đào tạo sau Đại học Trường Đại học Sư phạm
    - Đại học Thái Nguyên cùng các nhà khoa học, các thầy cô giáo đã trực tiếp giảng
    dạy, góp ý, chỉ bảo, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập,
    nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
    Xin bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc tới cán bộ, giáo viên, các em Học sinh trường PT
    DTNT - THPT tỉnh Tuyên Quang đã nhiệt tình cộng tác, giúp đỡ để tôi hoàn thành
    luận văn này.
    Đặc biệt tôi xin trân trọng và bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất tới PGS. TS.
    Nguyễn Thị Tính - Người đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn, động viên tôi trong suốt
    thời gian nghiên cứu đề tài và hoàn thành luận văn.
    Mặc dù đã có rất nhiều cố gắng trong quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài,
    song không thể tránh khỏi những thiếu sót trong luận văn, tôi kính mong nhận được ý
    kiến đóng của các thầy, cô giáo và các bạn đồng nghiệp.
    Xin trân trọng cảm ơn!
    Thái Nguyên, ngày 9 tháng 7 năm 2015
    Tác giả


    Hà Thị Hải Yến iii
    MỤC LỤC

    LỜI CAM ĐOAN . i
    LỜI CẢM ƠN ii
    MỤC LỤC iii
    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT . iv
    DANH MỤC CÁC BẢNG v
    MỞ ĐẦU . 1
    1. Lý do chọn đề tài . 1
    2. Mục đích nghiên cứu . 2
    3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu . 2
    4. Giả thuyết khoa học . 2
    5. Nhiệm vụ nghiên cứu 3
    6. Phạm vi nghiên cứu . 3
    7. Phương pháp nghiên cứu . 3
    8. Cấu trúc luận văn . 4
    Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
    GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HOÁ DÂN TỘC CHO HỌC SINH PTDT
    NỘI TRÚ . 5
    1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu 5
    1.2. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến vấn đề nghiên cứu . 8
    1.2.1. Khái niệm giá trị, di sản văn hóa . 8
    1.2.2. Khái niệm giá trị di sản văn hoá dân tộc . 11
    1.2.3. Giáo dục giá trị di sản văn hóa dân tộc . 11
    1.2.4. Quản lý giáo dục giá trị di sản văn hóa dân tộc cho học sinh PTDT
    nội trú . 12
    1.3. Những vấn đề cơ bản về giáo dục giá trị di sản văn hoá dân tộc cho
    học sinh các trường PT dân tộc nội trú 14
    1.3.1. Mục tiêu giáo dục giá trị di sản văn hoá dân tộc cho học sinh các
    trường PT dân tộc nội trú 14
    iv
    1.3.2. Nội dung giáo dục giá trị di sản văn hoá dân tộc cho học sinh các
    trường PT dân tộc nội trú 15
    1.3.3. Nguyên tắc và phương pháp, hình thức giáo dục giá trị di sản văn
    hoá dân tộc cho học sinh các trường PT dân tộc nội trú . 17
    1.4. Quản lý giáo dục giá trị di sản văn hoá dân tộc cho học sinh các
    trường PT dân tộc nội trú 21
    1.4.1. Lập kế hoạch giáo dục giá trị di sản văn hoá dân tộc cho học sinh
    các trường PT dân tộc nội trú 21
    1.4.2. Tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục giá trị di sản văn hoá dân tộc
    cho học sinh các trường PT dân tộc nội trú . 22
    1.4.3. Chỉ đạo thực hiện kế hoạch giáo dục giá trị di sản văn hoá dân tộc
    cho học sinh các trường PT dân tộc nội trú . 23
    1.4.4. Kiểm tra, đánh giá thực hiện giáo dục giá trị di sản văn hoá dân tộc
    cho học sinh các trường PT dân tộc nội trú . 24
    1.5. Các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý giáo dục giá trị di sản văn hoá dân
    tộc cho học sinh các trường PT dân tộc nội trú . 26
    Kết luận chương 1 29
    Chương 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC GIÁ TRỊ DI SẢN
    VĂN HÓA DÂN TỘC CHO HỌC SINH TRƯỜNG PT DÂN TỘC
    NỘI TRÚ - THPT TỈNH TUYÊN QUANG 30
    2.1. Tổ chức khảo sát . 30
    2.1.1. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của trường PT dân tộc
    nội trú - THPT tỉnh Tuyên Quang . 30
    2.1.2. Tổ chức khảo sát 31
    2.2. Thực trạng giáo dục giá trị di sản văn hoá dân tộc cho học sinh PT dân
    tộc nội trú - THPT tỉnh Tuyên Quang . 32
    2.2.1. Thực trạng về nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về giá trị di sản
    văn hoá dân tộc và giáo dục giá trị di sản văn hoá dân tộc cho học sinh 32
    v
    2.2.2. Thực trạng về nội dung giáo dục giá trị di sản văn hoá dân tộc cho
    học sinh 34
    2.2.3. Thực trạng về con đường và hình thức tổ chức giáo dục GTDSVH cho
    học sinh 37
    2.2.4. Thực trạng về phương pháp giáo dục giá trị di sản văn hoá dân tộc cho
    học sinh 39
    2.2.5. Thực trạng đánh giá kết quả giáo dục giá trị di sản văn hoá dân
    tộc cho học sinh 43
    2.3. Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục giá trị di sản văn hoá dân tộc
    cho học sinh trường PT dân tộc nội trú- THPT tỉnh Tuyên Quang 44
    2.3.1. Thực trạng công tác lập kế hoạch của Hiệu trưởng về giáo dục giá
    trị di sản văn hoá dân tộc cho học sinh trường PT dân tộc nội trú -
    THPT tỉnh Tuyên Quang . 44
    2.3.2. Thực trạng công tác tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục giá trị di
    sản văn hoá dân tộc cho học sinh trường PT dân tộc nội trú- THPT
    tỉnh Tuyên Quang 46
    2.3.3. Thực trạng công tác chỉ đạo thực hiện kế hoạch giáo dục giá trị di
    sản văn hoá dân tộc cho học sinh trường PT dân tộc nội trú - THPT
    tỉnh Tuyên Quang 48
    2.3.4. Thực trạng kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch giáo dục giá
    trị di sản văn hoá dân tộc cho học sinh trường PT dân tộc nội trú -
    THPT tỉnh Tuyên Quang . 51
    2.3.5. Những khó khăn trong quản lý giáo dục giá trị di sản văn hóa dân
    tộc cho học sinh PT dân tộc nội trú - THPT tỉnh Tuyên Quang . 53
    2.4. Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động giáo dục giá trị di
    sản văn hóa dân tộc cho học sinh PT dân tộc nội trú - THPT tỉnh
    Tuyên Quang . 54
    Kết luận chương 2 56
    vi
    Chương 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC GIÁ TRỊ
    DI SẢN VĂN HOÁ DÂN TỘC CHO HỌC SINH TRƯỜNG PT
    DÂN TỘC NỘI TRÚ - THPT TỈNH TUYÊN QUANG 57
    3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp 57
    3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích . 57
    3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa 57
    3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính vùng miền . 57
    3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính đối tượng 58
    3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính toàn diện, tính hệ thống 58
    3.2. Các biện pháp quản lý giáo dục giá trị di sản văn hóa dân tộc cho học
    sinh PT dân tộc nội trú - THPT tỉnh Tuyên Quang . 58
    3.2.1. Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý và giáo viên về giáo dục giá
    trị di sản văn hóa dân tộc cho học sinh PT dân tộc nội trú - THPT
    tỉnh Tuyên Quang 58
    3.2.2. Chỉ đạo thực hiện sử dụng di sản văn hóa dân tộc trong dạy học để
    giáo dục giá trị di sản văn hóa dân tộc cho học sinh PT dân tộc nội trú
    - THPT tỉnh Tuyên Quang 61
    3.2.3. Tăng cường chỉ đạo các hoạt động trải nghiệm thực tế ở địa phương
    để giáo dục giá trị di sản văn hóa dân tộc cho học sinh PT dân tộc
    nội trú - THPT tỉnh Tuyên Quang . 63
    3.2.4. Chỉ đạo đa dạng hóa các hình thức giáo dục giá trị di sản văn hóa
    dân tộc cho học sinh PT dân tộc nội trú - THPT tỉnh Tuyên Quang 66
    3.2.5. Huy động các nguồn lực để thực hiện giáo dục giá trị di sản văn hóa dân
    tộc cho học sinh trường PT dân tộc nội trú - THPT tỉnh Tuyên Quang 69
    3.2.6. Nâng cao năng lực cho giáo viên về giáo dục GTDSVH cho học sinh . 71
    3.2.7. Tăng cường kiểm tra, giám sát các hoạt động giáo dục giá trị di sản
    văn hóa dân tộc cho học sinh trường PT dân tộc nội trú - THPT tỉnh
    Tuyên Quang . 73
    vii
    3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp . 74
    3.4. Khảo nghiệm mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất . 75
    3.4.1. Mục đích khảo nghiệm 75
    3.4.2. Nội dung khảo nghiệm 75
    3.4.3. Phương pháp khảo nghiệm 75
    3.4.4. Kết quả khảo nghiệm . 75
    Kết luận chương 3 79
    KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ . 80
    1. Kết luận 80
    2. Khuyến nghị . 81
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 83
    PHỤ LỤC



    iv
    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
    BCHTƯ Ban Chấp hành Trung ương
    BGD&ĐT Bộ giáo dục và đào tạo
    BGH Ban giám hiệu
    CB-GV,CNV Cán bộ giáo viên, công nhân viên
    CM Chuyên môn
    CNH Công nghiệp hoá
    CNXH Chủ nghĩa xã hội
    ĐCSVN Đảng cộng sản Việt Nam
    DSVH Di sản văn hóa
    DTNT Dân tộc nội trú
    GD Giáo dục
    GD&ĐT Giáo dục và đào tạo
    GTDSVH Giá trị di sản văn hóa
    GTVH Giá trị văn hóa
    GV Giáo viên
    GVCN Giáo viên chủ nhiệm
    HĐGD Hoạt động giáo dục
    HĐGDGTDSVH Hoạt động giáo dục giá trị di sản văn hóa
    HĐGDNGLL Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
    HĐH Hiện đại hoá
    HĐHN Hoạt động hướng nghiệp
    HS Học sinh
    HSDT Học sinh dân tộc
    HT Hiệu trưởng
    KTX Ký túc xá
    NGLL Ngoài giờ lên lớp
    NQTW Nghị quyết trung ương
    PP Phương pháp
    PT Phổ thông
    PTDTNT- THPT Phổ thông dân tộc nội trú- trung học phổ thông
    QLGD Quản lý giáo dục
    TDTT Thể dục thể thao
    THPT,THCS Trung học phổ thông, trung học cơ sở
    VH Văn hóa
    v
    DANH MỤC CÁC BẢNG

    Bảng 2.1. Số cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh và được khảo sát 32
    Bảng 2.2. Bảng đánh giá nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về ý
    nghĩa của giáo dục giá trị di sản văn hoá dân tộc cho học sinh 33
    Bảng 2.3. Nội dung giáo dục giá trị di sản văn hoá dân tộc cho học sinh . 35
    Bảng 2.4. Phương pháp tổ chức giáo dục giá trị di sản văn hoá dân tộc cho
    học sinh 39
    Bảng 2.5. Bảng đánh giá công tác lập kế hoạch về giáo dục giá trị di sản
    văn hoá dân tộc cho học sinh 45
    Bảng 2.6. Bảng đánh giá công tác tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục
    giá trị di sản văn hoá dân tộc cho học sinh . 47
    Bảng 2.7. Bảng đánh giá công tác chỉ đạo thực hiện kế hoạch giáo dục
    giá trị di sản văn hoá dân tộc cho học sinh . 49
    Bảng 2.8. Bảng đánh giá thực trạng kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện
    kế hoạch giáo dục giá trị di sản văn hoá dân tộc cho học sinh . 52
    Bảng 3.1. Sự cần thiết, tính khả thi của các biện pháp đề xuất nhằm nâng
    cao hiệu quả công tác quản lý giáo dục giá trị di sản văn hóa
    dân tộc cho học sinh ở trường PT dân tộc nội trú - THPT tỉnh
    Tuyên Quang (khối CBGV) 76
    Bảng 3.2. Sự cần thiết, tính khả thi của các biện pháp nhằm nâng cao
    hiệu quả công tác quản lý hoạt động giáo dục giá trị di sản văn
    hóa ở trường PT dân tộc nội trú - THPT tỉnh Tuyên Quang
    (khối HS khối 10,11,12) 77
    1
    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    Ngày nay nhân loại đang bước vào kỉ nguyên nền kinh tế tri thức, các quốc gia
    trên thế giới đều nhận thức giáo dục là chìa khoá mở đường vào tương lai, đầu tư cho
    phát triển giáo dục là đầu tư cho sự phát triển bền vững của một quốc gia. Nhận thức
    được tầm quan trọng của giáo dục - đào tạo trong công cuộc đổi mới, Đảng và Nhà
    nước ta đã xác định "Giáo dục là quốc sách hàng đầu", là con đường cơ bản để công
    nghiệp hoá (CNH), hiện đại hoá (HĐH) đất nước, xây dựng một xã hội công bằng,
    dân chủ, văn minh theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Giáo dục cũng phải đổi mới để
    đáp ứng yêu cầu xã hội trong tiến trình hội nhập quốc tế, xây dựng xã hội học tập,
    chuyển đổi cơ chế kinh tế theo hướng thị trường của đất nước.Xuất phát từ vấn đề đó,
    Đảng và Nhà nước luôn coi trọng sự nghiệp phát triển giáo dục, giữ gìn những giá trị di
    sản văn hoá của dân tộc. Lịch sử dân tộc Việt Nam đã để lại nhiều giá trị di sản văn hoá
    vô cùng quý giá, những giá trị văn hóa quý giá của dân tộc đã tạo nên bản sắc văn hoá
    Việt Nam, nhờ các giá trị di sản văn hóa mà dân tộc Việt Nam đã luôn đứng vững và
    trường tồn trong suốt chiều dài lịch sử. Do vậy giá trị di sản văn hoá của dân tộc cần
    được giáo dục, được truyền bá sâu rộng trong xã hội. Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày
    9/6/2014 Hội nghị Trung ương 9 khóa XI đã nêu rõ: “phải xây dựng và phát triển văn
    hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước” [8, tr.01].
    Với đặc điểm tâm lý lứa tuổi, học sinh là đối tượng rất nhạy cảm với cái mới,
    tiến bộ, chịu ảnh hưởng to lớn của những tác động từ bên ngoài, bởi vậy những thay
    đổi về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội ở nước ta trong những năm qua nhất là quá
    trình chuyển sang nền kinh tế thị trường mở cửa hội nhập quốc tế, đã tạo nên những
    biến động mạnh mẽ trong đời sống tinh thần thế hệ trẻ.
    Tuy nhiên, trong quá trình phát triển của nền kinh tế thị trường đã nảy sinh
    những ảnh hưởng tiêu cực đến một bộ phận không nhỏ người dân, trong đó có học
    sinh, làm thay đổi các quan điểm của họ về giá trị văn hoá của dân tộc. Điều đáng lo
    ngại là sự sa sút về phẩm chất, đạo đức ở một bộ phận học sinh, thể hiện ở việc chạy
    theo những giá trị vật chất đơn thuần, có tư tưởng sùng bái nước ngoài, coi thường
    hoặc lãng quên các giá trị văn hoá của dân tộc. Tác hại của chúng là làm rối loạn kỷ 2
    cương gia đình, xã hội, làm gia tăng tệ nạn xã hội và làm biến dạng những nhân cách
    đang được định hình ở tuổi trẻ.
    Trước tình hình này, việc giáo dục các giá trị di sản văn hoá truyền thống tốt đẹp
    của dân tộc cho học sinh cần được đặt ra một cách cấp thiết. Hơn nữa trên thực tế,
    trong chương trình giáo dục của hệ thống các trường phổ thông hiện nay vẫn còn
    nặng về dạy chữ, nhẹ về dạy người. Trong công tác giáo dục, còn chưa coi trọng việc
    giáo dục các giá trị văn hoá truyền thống nhằm hình thành, hoàn thiện phẩm chất, đức
    tính tốt đẹp cho các thế hệ học sinh.
    Xuất phát từ tình hình thực tế, tôi chọn đề tài: "Quản lý hoạt động giáo dục giá
    trị di sản văn hoá dân tộc cho học sinh ở trường PT dân tộc nội trú - THPT tỉnh
    Tuyên Quang" làm đề tài luận văn.
    2. Mục đích nghiên cứu
    Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận về giá trị, giá trị văn hoá, giá trị di
    sản văn hóa dân tộc và khảo sát đánh giá thực trạng quản lý hoạt động giáo dục các
    giá trị di sản văn hoá dân tộc cho học sinh ở trường PT Dân tộc nội trú - THPT tỉnh
    Tuyên Quang, luận văn đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục giá trị di
    sản văn hóa dân tộc cho học sinh ở trường phổ thông dân tộc nội trú - THPT tỉnh
    Tuyên Quang, góp phần bảo tồn phát huy các giá trị văn hóa dân tộc trong học sinh.
    3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
    Khách thể nghiên cứu: Công tác quản lý hoạt động giáo dục giá trị di sản văn
    hoá dân tộc cho học sinh THPT
    Đối tượng nghiên cứu: Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục các giá trị di
    sản văn hoá dân tộc cho học sinh trường PTDTNT - THPT tỉnh Tuyên Quang.
    4. Giả thuyết khoa học
    Việc tiếp nhận, gìn giữ và phát huy các giá trị di sản văn hoá dân tộc của học
    sinh trong đời sống vẫn còn nhiều hạn chế, bị động; vai trò của các nhà trường và các
    thiết chế văn hóa xã hội khác trong việc giáo dục các giá trị di sản văn hóa cho học
    sinh vẫn còn mờ nhạt, chưa trở thành thiết chế văn hóa - xã hội quan trọng trong giáo
    dục học sinh. Nếu đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục các giá trị di sản
    văn hoá dân tộc cho học sinh trường PTDTNT - THPT tỉnh Tuyên Quang phù hợp
    với điều kiện của văn hóa truyền thống địa phương và điều kiện của nhà trường thì sẽ
    góp phần nâng cao kết quả giáo dục giá trị di sản văn hóa dân tộc cho học sinh. 3
    5. Nhiệm vụ nghiên cứu
    Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục giá trị và giá trị văn hoá
    dân tộc cho học sinh THPT.
    Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động giáo dục giá trị di sản
    văn hoá dân tộc cho học sinh trường PTDTNT - THPT tỉnh Tuyên Quang.
    Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục giá trị di sản văn hoá dân tộc
    cho học sinh trường PTDTNT - THPT tỉnh Tuyên Quang.
    6. Phạm vi nghiên cứu
    Phạm vi nội dung: Nghiên cứu các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục giá trị
    di sản văn hóa dân tộc cho đối tượng học sinh THPT trong phạm vi hoạt động giáo
    dục trường học.
    Phạm vi không gian: Luận văn tiến hành điều tra, khảo sát tại trường PTDTNT -
    THPT tỉnh Tuyên Quang.
    Phạm vi thời gian: Dự kiến từ tháng 10 năm 2014 đến tháng 5 năm 2015.
    7. Phương pháp nghiên cứu
    7.1. Phương pháp luận nghiên cứu
    - Quan điểm hệ thống - cấu trúc.
    - Quan điểm khách quan.
    - Quan điểm lôgic - lịch sử.
    - Quan điểm thực tiễn giáo dục.
    7.2. Hệ phương pháp nghiên cứu
    - Phương pháp quan sát: quan sát các hoạt động của HSDT ở KTX, các hoạt
    động của tổ giáo vụ và quản lý học sinh, cán bộ lãnh đạo, quản lý, tổ trưởng chuyên
    môn, GVCN, cán bộ Đoàn trong việc quản lý hoạt động giáo dục giá trị di sản văn hoá
    cho HSDT nội trú nhằm thu thập thông tin cần thiết về đối tượng, khách thể nghiên cứu.
    - Phương pháp phỏng vấn: trao đổi trực tiếp với học sinh ở KTX, các cán bộ quản
    lý và tổ quản sinh, tổ chuyên môn, GVCN, giáo viên có liên quan đến công tác giáo
    dục quản lý HSDT. Nội dung phỏng vấn xoay quanh những vấn đề biểu hiện của HSDT
    trong giao tiếp, ứng xử, học tập, sinh hoạt cá nhân. Mục đích phỏng vấn là để thu thập
    những thông tin cụ thể, sinh động và biết được một số biểu hiện của HSDT nội trú trên một số mặt cần nghiên cứu để có cơ sở đánh giá thực trạng công tác giáo dục giá trị di
    sản văn hoá cho HSDT nội trú.
    - Phương pháp điều tra: Đây là phương pháp chính nhằm khảo sát thực trạng
    công tác quản lý hoạt động giáo dục giá trị di sản văn hoá dân tộc cho học sinh ở
    trường PT dân tộc nội trú - THPT tỉnh Tuyên Quang. Phiếu trưng cầu ý kiến là công
    cụ nghiên cứu chính của đề tài.
    - Phương pháp xử lý số liệu bằng toán thống kê:
    + Tính tần số, tỉ lệ phần trăm, trung bình, độ lệch chuẩn.
    + Xếp thứ hạng
    + Phân tích nội dung từ các số liệu đã thống kê, tổng hợp.
    8. Cấu trúc luận văn
    Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục giá trị di sản văn hóa
    dân tộc cho học sinh PT dân tộc nội trú.
    Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục các giá trị di sản văn hóa cho
    học sinh trường PT dân tộc nội trú - THPT tỉnh Tuyên Quang.
    Chương 3: Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục giá trị di sản văn hóa cho
    học sinh trường PT dân tộc nội trú- THPT tỉnh Tuyên Quang.
     
Đang tải...