Thạc Sĩ Quản lý hoạt động giảng dạy các môn chuyên ngành trong trường dạy nghề thuộc Bộ Công thương ở Việt N

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 15/6/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên đề tài luận án tiến sĩ: Quản lý hoạt động giảng dạy các môn chuyên ngành trong trường dạy nghề thuộc Bộ Công thương ở Việt Nam.
    Chuyên ngành: Quản lý giáo dục.
    Khoá đào tạo: 2010 - 2014
    Người hướng dẫn khoa học: GS. TS. Apolonia A. Espinosa
    Đơn vị đào tạo: Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên.
    Cơ sở đào tạo: Chương trình liên kết đào tạo Tiến sĩ Quản lý giáo dục giữa Đại học Thái Nguyên - Việt Nam và Đại học Tổng hợp Southern Luzon – Philippines.
    Đơn vị cấp bằng: Đại học tổng hợp Southern Luzon – Philippines.
    NHỮNG KẾT QUẢ MỚI CỦA LUẬN ÁN
    Luận án nghiên cứu hoạt động quản lý dạy và học các môn chuyên ngành trong trường dạy nghề của Bộ Công thương tại Việt Nam nhằm đưa ra một số biện pháp quản lý. Một số kết quả quan trọng của luận án là:
    1. Luận án đã chỉ ra rằng đánh giá chất lượng quản lý hoạt động giảng dạy các môn chuyên ngành tại các trường dạy nghề thuộc Bộ công thương có sự khác nhau theo quan điểm của giảng viên và sinh viên. Đồng thời, các tiêu chí đánh giá chất lượng quản lý các hoạt động này cũng được xác định là đáp ứng ở các mức độ khác nhau.
    2. Luận án đã chỉ ra rằng việc quản lý hoạt động giảng dạy các môn chuyên ngành, xét từ khía cạnh giáo trình, được đánh giá tốt. Bên cạnh việc khẳng định giáo trình các môn chuyên ngành đáp ứng yêu cầu của Bộ Công thương (Giá trị trung bình chung = 3,47/4) và cung cấp các cơ hội tham gia vào các hoạt động như đào tạo trong thực tiễn (Giá trị trung bình chung= 3,21/4), một số đánh giá về giáo trình còn khiêm tốn. Cụ thể, giáo trình đã cập nhật các thông tin thường xuyên (Giá trị trung bình chung = 2,55/4) và giáo trình đáp ứng các nhu cầu đặc biệt của sinh viên và hỗ trợ họ sau khi hoàn thành khóa học (Giá trị trung bình chung= 2,66/4).
    3. Luận án đã cho thấy việc quản lý hoạt động giảng dạy các môn chuyên ngành thông qua người học và đội ngũ giảng viên được đánh giá đạt hiệu quả. Đối với người học, họ đã được học các kỹ năng thông qua các khóa học chuyên ngành (Giá trị trung bình chung = 3,40/4) và được học các môn chuyên ngành đáp ứng nhu cầu của sinh viên sau khi tốt nghiệp (Giá trị trung bình chung = 3,35/4). Đối với đội ngũ giảng viên, họ có kỹ năng và kiến thức chuyên môn liên quan đến học mà họ giảng dạy (Giá trị trung bình chung = 3,34/4), tuy nhiên sử dụng công nghệ trong giảng dạy còn hạn chế (Giá trị trung bình chung= 2,68/4).
    4. Luận án đã chỉ ra năm yếu tố tác động/ ảnh hưởng đến việc quản lý hoạt động giảng dạy các môn chuyên ngành trong các trường dạy nghề thuộc Bộ công thương, bao gồm: (i) giáo trình, (ii) người học, (iii) đội ngũ giảng viên, (iv) trang thiết bị phục vụ công tác giảng dạy, học tập, và (v) thị trường lao động. Yếu tố trang thiết bị phục vụ công tác giảng dạy, học tập được chỉ ra có ý nghĩa quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng việc quản lý hoạt động giảng dạy các môn chuyên ngành tại các trường dạy nghề.
    KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG TRONG THỰC TIỄN VÀ NHỮNG VẪN ĐỀ CÒN BỎ NGỎ CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU
    * Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
    - Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ cung cấp cho các nhà quản lý các trường dạy nghề những biện pháp mới trong quản lý hoạt động dạy học môn học chuyên ngành. Đồng thời, các nhà quản lý trường dạy nghề sẽ có ý tưởng rõ ràng về lợi ích của việc quản lý dạy và học các môn chuyên ngành.
    - Giáo viên/ giảng viên có thể tập trung vào những gì họ đang giảng dạy qua đó cải thiện chất lượng đào tạo. Điều này sẽ giúp học sinh được học các khóa học chuyên ngành một cách có hệ thống.
    * Những vấn đề bỏ ngỏ cần tiếp tục nghiên cứu:
    Cần nghiên cứu tương tự nhưng ở một bình diện rộng lớn hơn nhằm đánh giá toàn diện về thực trạng công tác quản lý các hoạt động giảng dạy và học tập, từ đó đưa ra những biện pháp quản lý giải quyết trực tiếp các vấn đề phát sinh trong việc thực hiện các chương trình chuyên sâu ở trường dạy nghề.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...