Luận Văn Quản lý hoạt động dạy học ở các trường THPT thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình đáp ứng yêu cầu đổi mớ

Thảo luận trong 'Dân Tộc Học' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 25/10/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Giới thiệu tài liệu Quản lý hoạt động dạy học ở các trường THPT thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
    Giới thiệu chung

    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    Đất nước ta đang bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa- hiện đại hóa và hội nhập quốc tế với mục tiêu đến 2020 Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Giáo dục - đào tạo giữ vai trò đặc biệt quan trọng: Giáo dục đóng vai trò chủ yếu trong việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, nâng cao ý thức dân tộc, tinh thần trách nhiệm với bản thân và cộng đồng, đặt nền tảng cho sự đổi mới và phát triển khoa học công nghệ của đất nước đồng thời có tác dụng mạnh mẽ đến tiến trình phát triển quốc gia. Giáo dục phải đi trước một bước, giáo dục là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển, tạo nên sự phát triển nhanh và phát triển bền vững cho mỗi quốc gia. Do vậy bất cứ nước nào dù lớn hay nhỏ, dù giàu hay nghèo, dù phát triển hay đang phát triển, bao giờ cũng phải quan tâm đến giáo dục, mà trong đó trước hết là phải quản lý ( QL) giáo dục. QL giáo dục là khâu then chốt đảm bảo sự thắng lợi của mọi hoạt động giáo dục. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, chỉ rõ yêu cầu cấp bách cũng như lâu dài là: Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; đổi mới cơ cấu tổ chức, cơ chế quản lý, nội dung, phương pháp dạy và học; thực hiện chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, chấn hưng nền giáo dục Việt Nam”
    Trong bối cảnh đó, giáo dục phải được đổi mới mạnh mẽ, phải không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo ở các cấp học, trong đó có bậc trung học phổ thông. Việc nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường không chỉ phụ thuộc vào chương trình giảng dạy ( sách giáo khoa, sách tham khảo .), vào các điều kiện vật chất của nhà trường, . mà phụ thuộc rất lớn vào hoạt động giảng dạy của đội ngũ giáo viên của nhà trường. Dạy học là hoạt động trung tâm của nhà trường, đội ngũ giáo viên là lực lượng quyết định chất lượng dạy học. Nhiệm vụ của người giáo viên là giáo dục, giảng dạy theo mục tiêu, nguyên lí, chương trình giáo dục để giúp học sinh phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo, vận dụng kiến thức vào thực tiễn và hình thành những tình cảm đạo đức tốt đẹp. Thời đại ngày nay, thời đại của công nghệ thông tin và nền kinh tế tri thức thì sứ mạng của người giáo viên càng nặng nề hơn. Người thầy không chỉ chuyển tải thông tin cho học sinh mà còn phải tổ chức, điều khiển, hướng dẫn học sinh chủ động chiếm lĩnh tri thức.Vì vậy, vấn đề nâng cao chất lượng giảng dạy của đội ngũ giáo viên hết sức quan trọng, có ý nghĩa quyết định chất lượng đào tạo.
    Trong điều kiện của yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông, đổi mới hoạt động giảng dạy đòi hỏi phải đổi mới hoạt động QL. Đổi mới QL trường học trở thành đòi hỏi cấp bách, trong đó quản lí của Hiệu trưởng đối với hoạt động giảng dạy của giáo viên là vấn đề cơ bản, có tác động trực tiếp nâng cao chất lượng giáo dục. Để nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục, đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông, Hiệu trưởng phải có các biện pháp QL hoạt động dạy học ( HĐDH) ở nhà trường phổ thông. Công tác QL HĐDH có ý nghĩa rất quan trọng vì nó là một trong những nội dung cơ bản của QL nhà trường.
    Đã có nhiều nhà khoa học trong nước, ngoài nước nghiên cứu những vấn đề cơ bản và chung nhất về vấn đề QL trường học, đó là những thành tựu khoa học rất đáng trân trọng, được các cán bộ QL nhà trường vận dụng và mang lại những kết quả nhất định. Tuy nhiên, việc nghiên cứu các biện pháp QL HĐDH của Hiệu trưởng ở các trường THPT đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông là chưa nhiều.
    Hiện nay, các trường trung học phổ thông (THPT) trên địa bàn tỉnh Hòa Bình nói chung và địa bàn thành phố Hòa Bình nói riêng, chất lượng dạy học có những chuyển biến tích cực nhưng cũng còn nhiều hạn chế. Hiệu trưởng các trường đã có nhiều cố gắng song QL HĐDH còn nhiều bất cập. Điều này đặt ra vấn đề hết sức cấp thiết là cần phải tìm ra các biện pháp QL HĐDH để nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay của đất nước.
    Dựa vào những quan điểm chỉ đạo của Đảng đề ra trong các Nghị quyết Ban chấp hành trung ương khóa VIII, khóa IX, khóa X . do xu thế tất yếu đòi hỏi phải có biện pháp khả thi trong việc QL HĐDH, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Với những cơ sở về lý luận và thực tiễn trên, chúng tôi nhận thấy: việc nghiên cứu các biện pháp QL HĐDH của hiệu trưởng các trường THPT thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông có ý nghĩa thiết thực. Nó không chỉ góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động giảng dạy trong các trường THPT ở thành phố Hòa Bình nói riêng mà còn cho các trường THPT ở tỉnh Hòa Bình nói chung. Vì vậy, chúng tôi mạnh dạn chọn nghiên cứu đề tài: “ Quản lý hoạt động dạy học ở các trường THPT thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục”.
    2. Mục đích nghiên cứu
    Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn quản lý dạy học ở các trường THPT thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình, đề xuất một số biện pháp quản lý của Hiệu trưởng đối với hoạt động dạy học phù hợp và hiệu quả nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay.
    3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
    3.1.Khách thể nghiên cứu
    Quản lý HĐDH của Hiệu trưởng ở các trường THPT.
    3.2. Đối tượng nghiên cứu
    Các biện pháp QL của Hiệu trưởng đối với HĐDH ở các trường THPT đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo giáo dục.
    4. Giả thuyết khoa học
    Công tác quản lý hoạt động dạy học ở các trường THPT thành phố Hòa Bình được các Hiệu trưởng rất quan tâm và đã đạt được những thành tựu đáng kể. Song đứng trước yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông thì công tác quản lý hoạt động dạy học ở các trường vẫn bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập. Vì thế, chất lượng dạy học của các trường chưa được cải thiện, chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông. Nếu đề xuất và áp dụng các biện pháp QL phù hợp với đặc thù, thực tiễn của thành phố Hòa Bình sẽ nâng cao được chất lượng dạy học trong các trường THPT của thành phố, đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay.
    5. Nhiệm vụ nghiên cứu
    5.1. Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về quản lý dạy học ở trường THPT theo yêu cầu đổi mới giáo dục.
    5.2. Nghiên cứu đánh giá thực trạng HĐDH và các biện pháp QL HĐDH của Hiệu trưởng các trường THPT thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình.
    5.3. Đề xuất các biện pháp QL HĐDH của Hiệu trưởng các trường THPT thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.
    6. Giới hạn nghiên cứu của đề tài
    6.1. Giới hạn về nội dung nghiên cứu
    Đề tài chỉ giới hạn nghiên cứu các biện pháp QL của Hiệu trưởng đối với HĐDH trên lớp ở các trường THPT thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình theo yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.
    6.2. Giới hạn về khách thể điều tra
    Đề tài tập trung khảo sát các khách thể sau: Cán bộ QL nhà trường, tổ trưởng chuyên môn, giáo viên các trường THPT thành phố Hòa Bình ( trường THPT Công Nghiệp, trường THPT Lạc Long Quân, trường THPT Ngô Quyền)
    7. Phương pháp nghiên cứu
    7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
    Phương pháp này được sử dụng nhằm phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa và khái quát hóa các vấn đề lý luận từ các văn bản, tài liệu, Nghị quyết của Đảng, Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo về QL HĐDH.
    7.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
    7.2.1.Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
    Xây dựng hệ thống câu hỏi điều tra với mực đích chủ yếu là thu thập các số liệu nhằm xác định thực trạng các biện pháp QL HĐDH hiện có, phân tích các nguyên nhân thành công và hạn chế của thực trạng này.
    7.2.2. Phương pháp phỏng vấn sâu
    Chúng tôi tiến hành trao đổi trực tiếp với cán bộ QL và giáo viên nhà trường nhằm tìm hiểu kỹ hơn về thực trạng HĐDH và QL HĐDH trong nhà trường, lý giải nguyên nhân của vấn đề.
    7.2.3.Phương pháp quan sát
    Thu thập thông tin qua việc quan sát các hoạt động giảng dạy của đội ngũ giáo viên bằng việc: Dự giờ giáo viên, cùng Hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn và giáo viên có kinh nghiệm phân tích giờ dạy, điều tra thông qua hồ sơ, sổ sách ( việc thực hiện qui chế chuyên môn, chương trình dạy học .), quan sát các hoạt động QL, đặc biệt công tác QL HĐDH của cán bộ QL nhà trường.
    7.3. Phương pháp thử nghiệm
    Sau khi đề xuất các biện pháp, chúng tôi sẽ đưa vào ứng dụng thực tiễn trong hoạt động QL của nhà trường, lấy ý kiến đánh giá của chuyên gia, các nhà QL giáo dục và giáo viên về hiệu quả của các biện pháp này.
    7.4. Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học
    Bằng một số thuật toán của toán học thống kê áp dụng trong nghiên cứu giáo dục, phương pháp này được sử dụng với mục đích xử lý các kết quả điều tra, phân tích kết quả nghiên cứu, đồng thời để đánh giá mức độ tin cậy của phương pháp điều tra.
    8. Cấu trúc luận văn
    Mở đầu
    Chương 1: Cơ sở lý luận về biện pháp quản lý của Hiệu trưởng trường trung học phổ thông đối với hoạt động dạy học
    Chương 2: Thực trạng quản lý HĐDH của Hiệu trưởng ở các trường THPT thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình.
    Chương 3: Các biện pháp quản lý HĐDH của Hiệu trưởng các trường THPT thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông.
    Kết luận và khuyến nghị
    Danh mục tài liệu tham khảo
    Phụ lục

     

    Các file đính kèm:

Đang tải...