Tiểu Luận quản lý hoạt động đầu tư

Thảo luận trong 'Đầu Tư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    quản lý hoạt động đầu tư
    I- Các nguyên tắc cần tuân thủ khi quản lý hoạt động đầu tư.
    1) Nguyên tắc thống nhất giữa lãnh đạo chính trị và kinh tế.
    Ở Việt Nam , chính trị và kinh tế không thể tách rời vì chính sách của Đảng là cơ sở của mọi biện pháp lãnh đạo kinh tế, hướng dẫn sự phát triển không ngừng của nền kinh tế. Đây cũng là một đòi hỏi tất yếu và khách quan vì chính trị là sự biểu hiện tập trung của kinh tế, có tác động trở lại kinh tế còn kinh tế quyết định chính trị.
    Trên giác độ vĩ mô về quản lý hoạt động đầu tư, nguyên tắc thống nhất giữa chính trị và kinh tế thể hiện vai trò quản lý của nhà nước. Đảng phải vạch ra đường lối của chủ trương phát triển kinh tế, Đảng phải chỉ rõ con đường biện pháp, phương tiện để thực hiện đường lối và chủ trương đã vạch ra của Đảng. Điều đó được thể hiện trong cơ chế quản lý đầu tư, cơ cấu đầi tư, chính sách đối với người lao động làm việc trong lĩnh vực đầu tư,chính sách bảo vệ môi trường, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, thông qua giải quyết mối quan hệ tăng trưởng và công bằng xã hội, giữa phát triển kinh tế và bảo đảm an ninh quốc phòng và giữa yêu cầu phát huy nội lực và tăng cường hợp tác quốc tế trong đầu tư.
    Tầm vi mô thì nguyên tắc này thể hiện ở việc đảm bảo quyền lợi cho người lao động, doanh lợi cho cơ sở. Đồng thời phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với nhà nước và xã hội.
    Kết hợp tốt giữa kinh tế và xã hội là điều kiện cần và là động lực cho sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế- xã hội nói chung và thực hiện mục tiêu đầu tư nói riêng.
    Thực trạng
    - Vai trò quản lý của Nhà nước: Để thực hiện được mục tiêu công nghiệp hoá hiện đại hoá theo định hướng xã hội chũ nghĩa thì chính trị và kinh tế luôn đi cùng nhau được thể hiện qua tất cả chủ trương chính sách của Đảng và Chính Phủ. Cơ chế đó thể hiện ở việc: Đảng vạch ra đường lối chủ trương phát triển kinh tế- xã hội, Đảng chỉ rõ con đường biện pháp và phương tiện để thực hiện đường lối đã đề ra và Chính Phủ là người đôn đốc, kiểm tra viêc thực hiện
    Nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội năm 2008 được Quốc hội thông qua:
    1.1- Các chỉ tiêu về kinh tế
    1.1.1 Về chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế (GDP):
    - Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng 8,5-9%.
    - Giá trị tăng thêm của ngành nông, lâm, ngư nghiệp 3,5-4%; ngành công nghiệp và xây dựng 10,6-11%; ngành dịch vụ 8,7- 9,2%.
    - Tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 22%.
    - Tổng nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội chiếm 42% tổng sản phẩm trong nước (GDP).
    1.2 Về tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI)
    Chính phủ đề nghị chỉ số giá tiêu dùng tăng thấp hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế và để linh hoạt trong chỉ đạo, điều hành chỉ số giá tiêu dùng tăng không quá 7%.
    1.2- Các chỉ tiêu về xã hội
    - Nâng số địa phương đạt chuẩn chương trình phổ cập trung học cơ sở lên 46 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Tuyển mới đại học, cao đẳng tăng 13%; trung học chuyên nghiệp tăng 16,5%;
    Giảm tỷ lệ sinh 0,3‰.
    - Tạo việc làm cho 1,7 triệu người lao động, trong đó đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài 8,5 vạn người.
    - Giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống 11-12%.
    - Giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng xuống dưới 22%.
    - Số giường bệnh trên 1 vạn dân: 25,7 giường.
    - Nâng diện tích nhà ở lên 12 m2 sàn/người.
    1.3- Các chỉ tiêu về môi trường
    - Cung cấp nước sạch cho 75% dân số nông thôn và 85% dân số đô thị.
    - Nâng tỷ lệ che phủ rừng lên 40%.
    - Xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường đạt 60%.
    - Tỷ lệ chất thải rắn được thu gom đạt 80%. Tỷ lệ xử lý chất thải nguy hại đạt 64%. Tỷ lệ xử lý chất thải y tế đạt 86%.
    - Tỷ lệ khu công nghiệp, khu chế xuất có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường đạt 60%.
    - Cơ chế quản lý đầu tư: Ở nước ta đã có những quy định về cơ chế quản lý đầu tư riêng theo: + Chủ đầu tư
    +Tổng vốn đầu tư
    +Thời gian thực hiện
    +Nguồn vốn đầu tư
    - Cơ cấu đầu tư: Cơ cấu đầu tư theo nguồn vốn trong thời gian qua đã có bước dịch chuyển quan trọng với xu hướng: giảm dần tỷ trọng vốn đầu tư phát triển Nhà nước, tăng dần vốn đầu tư từ khu vực ngoài quốc doanh và vốn đầu tư nước ngoài
     
Đang tải...