Thạc Sĩ Quản lý hoạt động đào tạo của trường Tư thục ngoại ngữ Việt Anh tại Thành Phố Hồ Chí Minh

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI: Quản lý hoạt động đào tạo của trường Tư thục ngoại ngữ Việt Anh tại Thành Phố Hồ Chí Minh​
    Information

    MS: LVQLGD012
    SỐ TRANG: 76
    CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
    TRƯỜNG: ĐHSP TPHCM
    NĂM: 2007


    Information


    MỞ ĐẦU

    1. Lý do chọn đề tài

    Toàn cầu hóa là xu thế tất yếu của thời đại, là đặc điểm kinh tế - xã hội của
    nhân loại trong thế kỉ XXI. Nước ta đang tiến hành CNH và HĐH, trong xu thế hội
    nhập với khu vực và thế giới ; nên hiện nay hơn lúc nào hết ngoại ngữ, đặc biệt là
    tiếng Anh có vai trò rất quan trọng không thể thiếu đối với sự phát triển của đất
    nước. Nó không chỉ là một công cụ giao tiếp, một phương tiện thông tin nhạy bén,
    giúp cho người sử dụng nó tiếp thu các tư tưởng tiên tiến và những thành tựu khoa
    học, mà còn được nâng lên như vai trò của một năng lực phẩm chất cần thiết trong sự
    hình thành và phát triển nhân cách con người Việt Nam hiện đại, có đủ năng lực cạnh
    tranh, để tạo lập những mối quan hệ cần thiết có tính quyết định cho sự thành công.
    Hay nói cách khác, thì ngoại ngữ là phương tiện đặc biệt có giá trị, không thể thiếu
    được đối với quá trình toàn cầu hoá và hội nhập.
    Toàn cầu hóa đã thúc đẩy giáo dục phát triển theo định hướng hội nhập và cạnh
    tranh, chính vì thế tình hình dạy và học ngoại ngữ ngày càng đa dạng hơn và ngoại
    ngữ chiếm ưu thế hiện nay là tiếng Anh. Thập niên 90 chứng kiến sự phát triển tột
    bậc của tiếng Anh tại Việt Nam. Các trung tâm đào tạo lần lượt ra đời cùng với nhiều
    chương trình, loại hình giảng dạy phong phú phục vụ cho nhiều đối tượng người học
    khác nhau. Mở cửa đã góp phần đưa tiếng Anh lên một tầm cao mới, và ngược lại,
    tiếng Anh đã giúp hội nhập và giao lưu quốc tế với một tốc độ nhanh chưa từng có,
    nhất là qua mạng Internet trên khắp thế giới.
    TPHCM là một trong hai trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội lớn nhất
    toàn quốc, lại là một TP có mối quan hệ giao lưu kinh tế, văn hóa sâu rộng với nhiều
    nước trên thế giới, và là nơi có đội ngũ giảng dạy và số HV đông nhất nước, mà năng
    lực ngoại ngữ của người sử dụng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của đất
    nước như phản ánh của các phương tiện thông tin đại chúng .Theo số liệu của
    Phòng Giáo dục thường xuyên, SGD-ĐT TPHCM, hiện có khoảng 380 trường ngoại
    ngữ trực thuộc sự QL của SGD - ĐT TPHCM. Số lượng HV thì nhiều, nhưng chất
    lượng đào tạo còn nhiều vấn đề phải suy nghĩ; mỗi trường QL hoạt động này theo
    một cách riêng, còn nhiều thiếu sót và bất cập. Hậu quả là đại đa số HV sau khi đạt
    được chứng chỉ ở các cấp độ A, B, C vẫn không đủ năng lực để đáp ứng nhu cầu thị
    trường lao động, học tập và công tác chuyên môn. Vì vậy việc đảm bảo hiệu quả đào tạo, là vấn đề được quan tâm hàng đầu của các đơn vị trường ngoài công lập trong sự
    cạnh tranh gay gắt để tồn tại, và nhất là đối với các trường tư thục ngoại ngữ tại
    TPHCM.
    Trường tư thục ngoại ngữ Việt Anh được thành lập theo chủ trương XHH và đa
    dạng hoá sự nghiệp giáo dục của Nhà nước, trực thuộc sự quản lý của SGD-ĐT
    TPHCM, đã được đánh giá là một trong những trường tốt, có sự tổ chức dạy và học
    nghiêm túc, quan tâm đến việc đổi mới PP giảng dạy, có đội ngũ GV tốt, và thường
    xuyên có HV giỏi, đạt kết quả cao trong các kỳ thi CCQG do SGD&ĐT TPHCM tổ
    chức hàng tháng. Đặc biệt nhân kỉ niệm 30 năm ngày thống nhất đất nước
    (30/4/1975 - 30/4/2005), SGD&ĐT TPHCM kết hợp cùng Viện Chiến lược &
    Chương Trình Giáo Dục và Công ty Văn Hóa Thông Tin Đông Nam Á để xuất bản
    lần đầu tiên tập sách chuyên đề ”Giáo Dục Và Đào Tạo TPHCM - 30 Năm Xây
    Dựng Và Phát Triển”, Và trường ngoại ngữ Việt Anh đã vinh dự được Ban biên
    soạn viết bài giới thiệu về trường - đơn vị có nhiều thành tích trong việc đào tạo
    ngoại ngữ cho HV.
    Xuất phát từ những lý do trên, tác giả nghiên cứu đề tài : “Quản lý hoạt động
    đào tạo của trường tư thục ngoại ngữ Việt Anh tại TPHCM” nhằm khắc phục
    những khiếm khuyết trong hoạt động QL, và tìm ra những biện pháp nâng cao hiệu
    quả ĐT của nhà trường, để nhanh chóng góp phần đào tạo nguồn nhân lực cho TP
    theo xu hướng hội nhập và phát triển với khu vực và thế giới.

    2. Mục đích nghiên cứu

    Trên cơ sở tìm hiểu thực trạng hoạt động QL đào tạo của trường tư thục ngoại
    ngữ Việt Anh, từ đó đề xuất một số biện pháp QL để nâng cao hiệu quả đào tạo ở
    trường tư thục ngoại ngữ Việt Anh tại TPHCM.

    3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu

    _ Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động quản lý đào tạo ở trường tư thục ngoại
    ngữ Việt Anh tại TPHCM.
    _ Khách thể nghiên cứu: Việc quản lý hoạt động ĐT ở trường tư thục ngoại
    ngữ Việt Anh, và hai trường tư thục ngoại ngữ Dương Minh và Nguyễn Du tại
    TPHCM.

    4. Nhiệm vụ nghiên cứu

    _ Một số vấn đề lý luận liên quan đến đề tài. _ Thực trạng về hoạt động QLĐT ở trường tư thục NNVA tại TPHCM.
    _ Những biện pháp để nâng cao hiệu quả ĐT tại trường tư thục NNVA

    5. Giả thuyết khoa học

    Việc QL hoạt động ĐT tại trường tư thục NNVA đã có một số hiệu quả bước
    đầu, tuy nhiên vẫn còn một số nhược điểm ở khâu QL ĐT. Vì thế nếu xây dựng và
    thực hiện được những biện pháp QL hữu hiệu theo một quy trình, thì sẽ nâng cao
    được hiệu quả ĐT của nhà trường nhiều hơn nữa.

    6. Phạm vi nghiên cứu

    Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu việc QL hoạt động ĐT ở trường tư thục ngoại
    ngữ Việt Anh tại TPHCM. Ngoài ra, trong quá trình đánh giá ở một số mặt QL đề tài
    có sử dụng số liệu của hai trường bạn có cùng loại hình và chức năng ĐT trên địa bàn
    để phân tích; còn các mặt QL mang tính chất riêng thì dữ liệu của hai trường bạn
    được xem là phần tham khảo.

    7. Phương pháp nghiên cứu

    7.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Sử dụng PP thu thập các tài liệu, đọc
    sách, phân tích, tổng hợp những vấn đề lý luận và thực tiễn có liên quan đến đề tài

    7.2. Phương pháp điều tra bằng phiếu: Sử dụng các mẫu phiếu tham khảo
    nhằm thu thập số liệu, thông tin của HV & GV ở ba trường tư thục dạy ngoại ngữ tại
    TPHCM. Số lượng tham gia gồm 04 cán bộ QL, 48 GV và 499 HV .

    7.3. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Tổng kết những thành tựu nghiên
    cứu của các tác giả và hoạt động của các trường dạy ngoại ngữ về
    lĩnh vực nghiên cứu để xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn cho đề tài

    7.4. Phương pháp toán thống kê: Để xử lý số liệu.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...