Thạc Sĩ Quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên Trường Cao đẳng Sư phạm theo yêu cầu đổi mớ

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 15/6/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SỸ
    NĂM 2014
    MỤC LỤC

    Trang phụ bìa
    LỜI CAM ĐOAN i
    MỤC LỤC ii
    DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT v
    DANH MỤC CÁC BẢNG vi
    MỞ ĐẦU 1
    Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN 8
    1.1. Tổng quan về lịch sử nghiên cứu vấn đề 8
    1.1.1. Một số nghiên cứu về QL hoạt động ĐGKQHT của SV ở nước ngoài 8
    1.1.2. Một số nghiên cứu về QL hoạt động ĐGKQHT của SV ở Việt Nam 13
    1.2. Hoạt động đánh giá kết quả học tập của SV 15
    1.2.1. Khái niệm về ĐGKQHT 15
    1.2.2. Nội dung hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên 19
    1.3. Quản lí hoạt động đánh giá kết quả học tập của SV 22
    1.3.1. Các khái niệm 22
    1.3.2. Vai trò, ý nghĩa của QL hoạt động ĐGKQHT của SV 24
    1.3.3. Các quá trình QL hoạt động ĐGKQHT của SV 25
    1.3.4. Nội dung QL hoạt động ĐGKQHT của SV 26
    1.3.5. Các cấp độ và lực lượng QL hoạt động ĐGKQHT của SV 31
    1.4.1. Những đổi mới GDĐH Việt Nam trong thập niên đầu thế kỷ XXI 34
    1.4.2. Một số mô hình và xu hướng đổi mới hoạt động KTĐG 36
    1.4.3. Yêu cầu đổi mới hoạt động KTĐG ở các trường CĐSP Trung ương 36
    1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc nâng cao hiệu quả QL hoạt động ĐGKQHT của SV theo yêu cầu đổi mới GDĐH Việt Nam 47
    1.5.1. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả QL hoạt động ĐGKQHT của SV 47
    1.5.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả QL hoạt động ĐGKQHT của SV 48
    Kết luận chương 1 50
    Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SV TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM TRUNG ƯƠNG 51
    2.1. Những vấn đề chung về khảo sát thực trạng 51
    2.1.1. Mục tiêu, nội dung, đối tượng và phương pháp khảo sát thực trạng 51
    2.1.2. Độ tin cậy của công cụ nghiên cứu 52
    2.2. Thực trạng hoạt động ĐGKQHT của SV ở 03 trường CĐSP Trung ương 53
    2.2.1. Thực trạng nhận thức về mục đích, yêu cầu ĐGKQHT của CBQL, GV và SV 53
    2.2.2. Thực trạng hoạt động ĐGKQHT của SV ở các trường CĐSPTƯ 55
    2.3. Thực trạng QL hoạt động ĐGKQHT của SV các trường CĐSP Trung ương 68
    2.3.1.Nhận thức về tầm quantrọng QL hoạt động ĐGKQHT của SV 68
    2.3.2. Thực trạng việc xây dựng kế hoạchcho hoạt động ĐGKQHT của SV 69
    2.3.3. Thực trạng tổ chức thực hiện hoạt động ĐGKQHT của SV 72
    2.3.4. Thực trạng QL kết quả sau hoạt động ĐGKQHT của SV 79
    2.4. Đánh giá thực trạng và nguyên nhân 85
    2.4.1.Đánh giá thực trạng QL hoạt động ĐGKQHT của SV 85
    2.4.2. Nguyên nhân của các bất cập trong QL hoạt động ĐGKQHT 86
    2.4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến QL hoạt động ĐGKQHT 90
    Kết luận chương 2 92
    Chương 3: GIẢI PHÁP QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM TRUNG ƯƠNG 94
    3.1. Mục đích, nguyên tắc đề xuất các giải pháp QL hoạt động ĐGKQHT của SV và các yêu cầu cần đạt được 94
    3.1.1. Mục đích 94
    3.1.2. Các nguyên tắc đề xuất giải pháp 94
    3.2. Các giải pháp quản lí hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên 95
    3.2.1. Nhóm giải pháp 1 - Xây dựng các qui định, cơ chế đáp ứng kế hoạch tổ chức hoạt động ĐGKQHT của SV theo yêu cầu đổi mới GDĐH 95
    3.2.1.1. Giải pháp 1. Xây dựng các qui định về chức năng, quyền hạn của các tổ chức và cá nhân có liên quan 96
    3.2.1.2. Giải pháp 2 - Xây dựng cơ chế QL hoạt động ĐGKQHT của SV theo yêu cầu đổi mới GDĐH 102
    3.2.1.3. Giải pháp 3 - Xây dựng qui định về chế độ tài chính đối với hoạt động ĐGKQHT. 104
    3.2.1.4. Giải pháp 4 - Phát huy vai trò và sức mạnh tổng hợp của các tổ chức chính trị - xã hội khác nhau trong nhà trường 106
    3.2.2. Nhóm giải pháp QL 2 – Đổi mới việc tổ chức thực hiện hoạt động ĐGKQHT của SV 109
    3.2.2.1. Giải pháp 5 – Nâng cao nhận thức và tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ cho CB tham gia hoạt động ĐGKQHT của SV theo yêu cầu đổi mới GDĐH 109
    3.2.2.2. Giải pháp 6. Đào tạo đội ngũ CB chuyên trách và chuẩn hoá năng lực KTĐG của đội ngũ GV 114
    3.2.2.3. Giải pháp 7. Quản lí hoạt động ra đề thi, kiểm tra 116
    3.2.2.4. Giải pháp 8. Quản lí công tác coi thi 118
    3.2.2.5. Giải pháp 9. Quản lí chấm thi, lên điểm và khớp phách 121
    3.2.3. Nhóm giải pháp 3 – Đổi mới QL kết quả hoạt động ĐGKQHT của SV 124
    3.2.3.1. Giải pháp 10. Quản lí điểm thi và hồ sơ học tập của SV 124
    3.2.3.2. Giải pháp 11 - QL việc công bố kết quả KTĐG 126
    3.2.3.3. Giải pháp 12. Tăng cường thanh kiểm tra hoạt động ĐGKQHT của SV 127
    3.3. Khảo nghiệm và thực nghiệm các giải pháp đề xuất 130
    3.3.1. Khảo nghiệm các giải pháp 130
    3.3.2. Thực nghiệm giải pháp QL hoạt động ĐGKQHT của SV 132
    3.3.3. Phân tích kết quả thực nghiệm 135
    Kết luận chương 3 146
    KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 147
    KẾT LUẬN 147
    CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ 150
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 151
    PHỤ LỤC 162

    MỞ ĐẦU


    1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

    1. Giáo dục đại học (GDĐH) Việt Nam có vai trò quan trọng trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu công cuộc CNH – HĐH đất nước trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Vai trò này của GDĐH chỉ có thể được khẳng định bởi việc đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo của các cơ sở GDĐH. Vì lẽ đó, bài toán về chất lượng GDĐH đã và đang là một thách thức đối với QL phát triển GDĐH ở nước ta hiện nay, nhất là khi Việt Nam đang thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện nền GD Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó đổi mới cơ chế QLGD, phát triển đội ngũ GV và cán bộ QLGD là khâu then chốt [22].
    Nhận định về chất lượng GD, trong đó có chất lượng của GDĐH, Chiến lược phát triển GD giai đoạn 2011 – 2020 đã chỉ rõ: “Chất lượng GD còn thấp so với yêu cầu phát triển đất nước trong thời kỳ mới và so với trình độ của các nước có nền GD tiên tiến trong khu vực, trên thế giới. Chưa giải quyết tốt mối quan hệ giữa phát triển số lượng với yêu cầu nâng cao chất lượng; năng lực nghề nghiệp của SV, SV tốt nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu công việc, có biểu hiện lệch lạc về hành vi, lối sống trong một bộ phận học sinh, SV” [15].
    Có một tổ hợp các nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên, trong đó có những nguyên nhân về phương diện QLGD cả ở tầm vĩ mô và vi mô. Ở tầm vĩ mô, Chiến lược phát triển GD 2011 – 2020 đã chỉ rõ: “Tư duy về GD chậm đổi mới. Một số vấn đề lý luận mới về phát triển GD trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế chưa được nghiên cứu đầy đủ. Chưa nhận thức đúng vai trò quyết định của đội ngũ nhà giáo và sự cần thiết phải tập trung đổi mới QL nhà nước về GD. Chưa nhận thức đầy đủ và thiếu chiến lược, quy hoạch phát triển nhân lực của cả nước, của các bộ ngành, địa phương, thiếu qui hoạch mạng lưới các cơ sở GD nghề nghiệp. Các chính sách tuyển và sử dụng nhân lực sau đào tạo còn nhiều bất cập” [15]. Ở từng cơ sở GDĐH, QL chất lượng đào tạo chưa được coi trọng đúng mức, hệ thống đảm bảo chất lượng của nhiều cơ sở GDĐH yếu kém dẫn đến những bất cập về phương diện chất lượng cả ở đầu vào, quá trình đào tạo và ở đầu ra. Vì vậy, chiến lược phát triển GD 2011 – 2020 đã xác định giải pháp: “Đổi mới QLGD” là giải pháp đột phá, trong đó chú trọng “Tập trung vào QL chất lượng GD, chuẩn hóa đầu ra và các điều kiện đảm bảo chất lượng trên cơ sở ứng dụng các thành tựu mới về khoa học GD, khoa học công nghệ và khoa học QL, từng bước vận dụng chuẩn của GD, thực hiện giám sát xã hội đối với chất lượng và hiệu quả GD, xây dựng hệ thống kiểm định độc lập về chất lượng GD, thực hiện kiểm định chất lượng cơ sở GD của các cấp học, trình độ đào tạo và kiểm định các chương trình GD nghề nghiệp, ĐH”[15].
    2. Trong hệ thống GDĐH nước ta hiện nay có 133 cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và CB QLGD với 14 trường đại học sư phạm, 39 trường CĐSP (sau đây trong khuôn khổ luận án gọi chung là các trường sư phạm). Đây là lực lượng đóng vai trò quyết định để thực hiện mục tiêu: “Phát triển ngành sư phạm Việt Nam tiên tiến, hiện đại, đủ năng lực đáp ứng nhu cầu phát triển đội ngũ giáo viên, CB QLGD của hệ thống GD mầm non, GD phổ thông, GD thường xuyên và trung cấp chuyên nghiệp giai đoạn 2011 – 2020” [3]. Tuy nhiên, chất lượng đào tạo của nhiều trường sư phạm, trong đó có các trường CĐSP còn thấp so với yêu cầu phát triển đất nước trong thời kỳ mới và so với trình độ của các nước có nền GD tiên tiến trong khu vực và trên thế giới. Điều này cho thấy, đã xuất hiện mâu thuẫn giữa năng lực đáp ứng của các trường sư phạm và kỳ vọng của xã hội đối với các trường sư phạm. Theo đó, vấn đề tìm kiếm các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo của các trường sư phạm cần phải được đặt ra và giải quyết một cách cấp bách và nghiêm túc.
    3. QL đào tạo dựa vào chuẩn là một trong những tiếp cận và xu hướng của QL hiện đại trong lĩnh vực QLGD, nhất là đào tạo ĐH. Đào tạo dựa vào chuẩn đòi hỏi phải thiết lập được chuẩn đào tạo. Chuẩn đào tạo là chuẩn bao quát có chức năng QL cả 3 khâu của quá trình đào tạo, tức là bao gồm chuẩn đầu vào, chuẩn nguồn lực tác động và được sử dụng trong quá trình đào tạo và chuẩn đầu ra. Tuy nhiên trình tự phát triển chuẩn phải ngược lại, theo logic sau: chuẩn đầu ra, chuẩn nguồn lực đào tạo, chuẩn đầu vào. Cả 3 chuẩn kết hợp với nhau và nhập làm một thì được gọi là chuẩn đào tạo, là một công cụ để QL quá trình đào tạo. Như vậy, để QL chất lượng đào tạo ĐH, cần thiết phải thiết lập được chuẩn đào tạo, trong đó thiết lập chuẩn đầu ra có ý nghĩa rất quan trọng. Trong chuẩn đầu ra, kết quả học tập của người học lại là một trong những thành tố cấu trúc trung tâm. Đây là lý do khiến cho vấn đề ĐGKQHT của người học được sự quan tâm đặc biệt trong những nghiên cứu lý luận và thực tiễn tổ chức đào tạo ở các cơ sở GDĐH.
    Trong lý luận dạy học ĐH, ĐGKQHT của SV được xem xét đồng thời ở hai phương diện, vừa là một phương pháp dạy học vừa là một khâu của quá trình dạy học. Cho dù ở phương diện nào thì ĐGKQHT cũng vừa thể hiện rõ chức năng QL của nó. Ở bình diện phương pháp dạy học, ĐGKQHT là phương pháp thực hiện nhiệm vụ QL dạy học của GV; ở bình diện quá trình, ĐGKQHT thực hiện chức năng QL với tư cách là một khâu cuối cùng của quá trình dạy học.
    ĐGKQHT là một khâu có vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình đào tạo nói chung và trong việc đảm bảo nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập nói riêng, nâng cao chất lượng hoạt động ĐGKQHT là nâng cao chất lượng đào tạo. Thông qua ĐGKQHT trong quá trình đào tạo, nhà QLGD biết được nhà trường đã làm tốt điều nào, những điều nào cần thay đổi để có thể đào tạo tốt hơn góp phần đánh giá kết quả hoạt động giảng dạy của GV, giúp SV biết được họ tiếp thu được cái gì, cái gì chưa tiếp thu được, mức độ đã đạt được. Đây là lí do khiến các nhà lí luận và thực tiễn trong lĩnh vực quản lí GDĐH đặc biệt quan tâm đến vấn đề QL hoạt động ĐGKQHT của SV.
    4. Thực tiễn QL đào tạo ở các cơ sở GDĐH, các trường sư phạm nói chung và các trường CĐSP nói riêng cho thấy, QL hoạt động ĐGKQHT của SV hiện nay còn nhiều điểm bất cập với những biểu hiện cụ thể như: hệ thống văn bản qui phạm pháp luật về KT, ĐGKQHT còn thiếu đồng bộ, chậm đổi mới, năng lực của bộ máy và nhân lực thực hiện ĐGKQHT ở các trường CĐSP chưa có tính hệ thống và chưa tạo thiết lập được những cơ sở khoa học thực sự vững chắc cho những thay đổi trong QL hoạt động ĐGKQHT ở các trường CĐSP.
    Những phân tích trên là lí do của việc chọn đề tài nghiên cứu luận án “Quản lí hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương theo yêu cầu đổi mới giáo dục đại học Việt Nam”.
    2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
    Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về hoạt động ĐGKQHT của SV và QL hoạt động ĐGKQHT của SV theo yêu cầu đổi mới GDĐH để đề xuất một số giải pháp QL hoạt động ĐGKQHT của SV nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của các trường CĐSP đáp ứng mục tiêu “Chương trình phát triển ngành sư phạm và các trường sư phạm từ năm 2011 – 2020” của Bộ GDĐT theo yêu cầu đổi mới GDĐH Việt Nam.
    3. KHÁCH THỂ, ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
    3.1. Khách thể nghiên cứu: Nội dungQL đào tạo, nội dung hoạt động ĐGKQHT và nội dung QL hoạt động ĐGKQHT của SV.
    3.2. Đối tượng nghiên cứu: Giải pháp QL hoạt động ĐGKQHT của SV ở các trường CĐSP Trung ương.
    4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
    Trên cơ sở nghiên cứu phát hiện những bất cập về quan điểm, nội dung và phương pháp QL hoạt động ĐGKQHT của SV các trường CĐSP Trung ương, nếu xây dựng và áp dụng được các giải pháp hữu hiệu QL hoạt động ĐGKQHT theo hướng đảm bảo tính pháp chế của các qui định về ĐGKQHT, tổ chức tốt bộ máy và nhân lực, hướng tới mục tiêu ĐG chính xác KQHT của người học, hoạt động ĐGKQHT thì sẽ góp phần giảm thiểu các hạn chế hiện nay, nâng cao độ tin cậy và giá trị của hoạt động ĐGKQHT, nâng cao chất lượng đào tạo của các trường CĐSP Trung ương theo yêu cầu đổi mới GDĐH Việt Nam.
    5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
    5.1. Hệ thống hoá cơ sở lý luận về ĐGKQHT và QL hoạt động ĐGKQHT ở các trường ĐH, CĐ trên cơ sở tìm hiểu kinh nghiệm QL hoạt động ĐGKQHTSV trong và ngoài nước.
    5.2. Đánh giá thực trạng hoạt động ĐGKQHT và QL hoạt động ĐGKQHT ở các trường CĐSP Trung ương theo yêu cầu đổi mới GDĐH Việt Nam.
    5.3. Đề xuất một số giải pháp QL hoạt động ĐGKQHTvà đánh giá tính hiệu quả, tính khả thi của các giải pháp QL hoạt động ĐGKQHT ở các trường CĐSP Trung ương theo yêu cầu đổi mới GDĐH Việt Nam.
    6. GIỚI HẠN VỀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
    6.1. Giới hạn về đối tượng nghiên cứu
    Luận án tập trung nghiên cứu các giải pháp tương ứng với nội dung của QL ĐGKQHT để vận dụng trong QL hoạt động ĐGKQHTSV ở các trường CĐSP.
    6.2. Giới hạn về địa bàn khảo sát
    Khảo sát ở 3 trường CĐSP: CĐSP Trung ương (ở Hà Nội), CĐSP Trung ương Nha Trang, CĐSP Trung ương TP Hồ Chí Minh.
    6.3. Giới hạn về đối tượng khảo sát
    - Khảo sát thử để xây dựng và chuẩn hoá phiếu điều tra 33 CBQL trường, khoa, phòng ở ba trường CĐSP Trung ương.
    - Khảo sát thực trạng QL hoạt động ĐGKQHT 33 CBQL (trường, khoa, phòng), 69 GV và 316 SV ở ba trường CĐSP Trung ương
    - Khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các giải pháp QL hoạt động ĐGKQHT ở ba trường CĐSP Trung ương của 17 chuyên gia về QLGD, 33 CBQL và 69 GV.
    - Thử nghiệm tác động và thực nghiệm đối chứng một số giải pháp QL hoạt động ĐGKQHT tại trường CĐSP Trung ương.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...