Thạc Sĩ Quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của học viên trung tâm giáo dục thường xuyên huyện Ba Bể

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 21/11/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ii
    LỜI CẢM ƠN

    Bản luận văn được hoàn thành tại Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái
    Nguyên dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Thị Hà Lan, nhân dịp này tôi xin bày tỏ
    lòng biết ơn chân thành tới người cô đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt
    quá trình thực hiện luận văn.
    Xin bày tỏ lòng biết ơn và lời cảm ơn sâu sắc tới Ban chủ nhiệm Khoa Sau Đại
    học, Ban chủ nhiệm Khoa Tâm lý giáo dục; Thầy giáo Hiệu trưởng, các Thầy giáo,
    Cô giáo Phó Hiệu trưởng và các Thầy giáo, Cô giáo Trường Đại học Sư phạm - Đại
    học Thái Nguyên đã giảng dạy và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học
    tập và nghiên cứu khoa học.
    Xin chân thành cảm ơn các đồng chí lãnh đạo trung tâm GDTX huyện Ba
    Bể tỉnh Bắc Kạn, cảm ơn các bạn đồng nghiệp đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong
    quá trình học tập và hoàn thành bản luận văn.
    Xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã động viên, khích lệ tôi trong thời gian học
    tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
    Do điều kiện về thời gian và năng lực bản thân còn hạn chế do vậy luận văn
    chắc chắn sẽ không tránh khỏi những khiếm khuyết, rất mong nhận được sự đóng góp
    ý kiến của các Thầy giáo, Cô giáo và các bạn học viên để luận văn này được hoàn
    chỉnh hơn.
    Thái Nguyên, tháng năm 2015
    Tác giả luận văn



    Hoàng Mạnh Hùng iii
    MỤC LỤC

    LỜI CAM ĐOAN i
    LỜI CẢM ƠN ii
    MỤC LỤC . iii
    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT iv
    DANH MỤC BẢNG v
    DANH MỤC BIỂU ĐỒ vi
    MỞ ĐẦU . 7
    1. Lí do chọn đề tài 7
    2. Mục đích nghiên cứu . 8
    3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu . 8
    4. Giả thuyết khoa học . 8
    5. Nhiệm vụ nghiên cứu 8
    6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 9
    7. Phương pháp nghiên cứu . 9
    8. Cấu trúc của luận văn 10
    Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ
    KẾT QUẢ HỌC TẬP 11
    1.1. Vấn đề nghiên cứu ở trên thế giới và trong nước . 11
    1.1.1. Ở nước ngoài . 11
    1.1.2. Ở Việt Nam 12
    1.2. Một số khái niệm cơ bản 13
    1.2.1. Quản lý 13
    1.2.2. Quản lý giáo dục 14
    1.2.3. Đánh giá . 14
    1.2.4. Kết quả học tập của người học 15
    1.2.5. Đánh giá kết quả học tập . 15 iv
    1.3. Những vấn đề về đánh giá kết quả học tập của học sinh. 17
    1.3.1. Vị trí, chức năng, vai trò của ĐG 17
    1.3.2. Yêu cầu và nguyên tắc của ĐG . 20
    1.3.3. Các hình thức, phương pháp, quy trình ĐG 23
    1.3.4. Đặc điểm của đánh giá kết quả học tập của học viên Trung
    tâm GDTX . 28
    1.3.5. Xu hướng đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập hiện nay . 29
    1.4. Một số văn bản của Bộ GD&ĐT quy định về hoạt động ĐG KQHT
    của học viên học theo chương trình GDTX cấp THCS và cấp THPT 29
    1.4.1. Quy định về ĐG kết quả học tập . 29
    1.4.2. Những quy định về biên soạn đề kiểm tra . 31
    1.5. Quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của học viên trung tâm GDTX . 34
    1.5.1. Mục đích quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của học
    viên trung tâm GDTX . 34
    1.5.2. Phương pháp, quy trình quản lý hoạt động đánh giá kết quả học
    tập của học viên trung tâm GDTX 35
    1.5.3. Nội dung quản lý của các chủ thể quản lý hoạt động ĐG KQHT
    của HV Trung tâm GDTX . 37
    1.5.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động ĐG KQHT của
    HV trung tâm GDTX . 38
    Kết luận chương 1 40
    Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ KẾT
    QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC VIÊN TRUNG TÂM GDTX
    HUYỆN BA BỂ TỈNH BẮC KẠN . 41
    2.1. Khái quát quá trình hình thành và phát triển của trung tâm GDTX
    huyện Ba Bể tỉnh Bắc Kạn 41
    2.1.1. Đặc điểm chung của huyện . 41
    2.1.2. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của trung tâm GDTX
    huyện Ba Bể . 42 v
    2.1.3. Về đội ngũ giáo viên 42
    2.1.4. Tình hình về học viên học văn hóa GDTX cấp THPT 43
    2.2. Thực trạng về nhận thức của đội ngũ CBQL, GV về hoạt động đánh
    giá KQHT của học viên tại trung tâm GDTX huyện Ba Bể . 44
    2.2.1. Nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của hoạt động đánh giá 44
    2.2.2. Nhận thức về yêu cầu của hoạt động đánh giá 47
    2.3. Thực trạng hoạt động đánh giá kết quả học tập của học viên trung tâm
    GDTX huyện Ba Bể tỉnh Bắc Kạn 48
    2.3.1. Thực trạng về sử dụng các hình thức, phương pháp đánh giá kết
    quả học tập của học viên tại TTGDTX huyện Ba Bể tỉnh Bắc Kạn 48
    2.3.2. Thực trạng giáo viên thực hiện quy trình trong đánh giá 50
    2.3.3. Thực trạng về việc thực hiện các khâu trong biên soạn đề kiểm
    tra và nội dung đề kiểm tra 53
    2.4. Thực trạng về thái độ, sự hài lòng của học viên trung tâm GDTX
    huyện Ba Bể tỉnh Bắc Kạn đối với công tác ĐG . 58
    2.4.1. Thực trạng về sự chuyển tải kết quả ĐG đến học viên . 58
    2.4.2. Thực trạng sự tác động của hoạt động ĐG kết quả học tập đến
    học viên . 60
    2.4.3. Thực trạng về hiệu quả của việc sử dụng các hình thức ĐG đến
    hoạt động giáo dục và đào tạo của đơn vị . 61
    2.5. Thực trạng quản lý chỉ đạo hoạt động đánh giá kết quả học tập của
    học viên trung tâm GDTX huyện Ba Bể tỉnh Bắc Kạn . 63
    2.5.1. Thực trạng tổ chức chỉ đạo thực hiện quy trình trong ĐG kết quả
    học tập của HV tại trung tâm GDTX huyện Ba Bể . 63
    2.5.2. Thực trạng quản lý, chỉ đạo thực hiện biên soạn đề thi, kiểm tra
    của GV trung tâm GDTX huyện Ba Bể tỉnh Bắc Kạn 65
    2.5.3. Thực trạng quản lý, chỉ đạo việc tổ chức các kỳ thi, kiểm tra
    trong trung tâm GDTX huyện Ba Bể 67 vi
    2.5.4. Thực trạng quản lý, chỉ đạo công tác chấm bài, trả bài, ghi điểm
    của CBQL với GV trong trung tâm . 69
    2.5.5. Đánh giá chung về thực trạng quản lý, chỉ đạo hoạt động đánh
    giá kết quả học tập của học viên trung tâm GDTX huyện 70
    Kết luận chương 2 73
    Chương 3. BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÁNH
    GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC VIÊN TRUNG TÂM
    GDTX HUYỆN BA BỂ TỈNH BẮC KẠN 74
    3.1. Các nguyên tắc để đề xuất xây dựng biện pháp 74
    3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo thực hiện quan điểm chỉ đạo của Đảng về
    giáo dục và đào tạo 74
    3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ . 74
    3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo phù hợp với đặc điểm lứa tuổi và tính cá
    biệt của học sinh 74
    3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo phù hợp với tình hình thực tiễn . 75
    3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính thống nhất giữa dạy học và hoạt động
    đánh giá 75
    3.1.6. Nguyên tắc đảm bảo tính phát triển năng lực của người học 75
    3.2. Các biện pháp quản lý đối với thực hiện đánh giá KQHT của HV . 75
    3.2.1. Tổ chức tập huấn nâng cao nhận thức và trách nhiệm thực hiện
    công tác đánh giá kết quả học tập của học viên cho cán bộ quản lý,
    giáo viên 75
    3.2.2. Tổ chức xây dựng quy trình đánh giá cho các môn học và quản lý
    các quy trình đánh giá . 79
    3.2.3. Đẩy mạnh thực hiện xây dựng câu hỏi đề kiểm tra, đánh giá theo
    định hướng phát triển năng lực của người học 82
    3.2.4. Chỉ đạo việc ứng dụng công nghệ thông tin vào thực hiện công
    tác đánh giá kết quả học tập của học viên . 85 vii
    3.2.5. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho thực
    hiện công tác đánh giá kết quả học tập của học viên 88
    3.3. Mối liên hệ giữa các biện pháp . 90
    3.4. Khảo nghiệm mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp . 92
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ . 96
    1. Kết luận 96
    2. Kiến nghị . 97
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 99
    PHỤ LỤC
    iv
    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

    % : Phần trăm
    Bộ GD&ĐT : Bộ Giáo dục và Đào tạo
    CSVC : Cơ sở vật chất
    ĐG : Đánh giá
    GV : Giáo viên
    HV : Học viên
    KQHT : Kết quả học tập
    KT - XH : Kinh tế - Xã hội
    KTĐG : Kiểm tra - đánh giá
    SL : Số lượng
    Sở GD&ĐT : Sở Giáo dục và Đào tạo
    TH : Trung học
    THCS : Trung học cơ sở
    THPT : Trung học phổ thông
    TT GDTX : Trung tâm giáo dục thường xuyên









    v
    DANH MỤC BẢNG

    Bảng 2.1. Tình hình về học viên 44
    Bảng 2.2. Nhận thức của CBQL, GV và HV về vai trò của hoạt đông ĐG 45
    Bảng 2.3. Nhận thức của CBQL, GV và HV về yêu cầu của hoạt động ĐG 47
    Bảng 2.4. Việc sử dụng các công cụ trong đánh giá kết quả học tập của học viên . 49
    Bảng 2.5. Giáo viên thực hiện một số khâu trong hoạt động đánh giá 51
    Bảng 2.6. Một số hình thức ra đề kiểm tra 53
    Bảng 2.7. Một số bước thiết lập ma trận đề kiểm tra 55
    Bảng 2.8. Việc biên soạn câu hỏi theo ma trận đề . 56
    Bảng 2.9. Chất lượng đề kiểm tra 58
    Bảng 2.10. Hình thức chuyển tải kết quả ĐG đến học viên 59
    Bảng 2.11. Nội dung tác động của hoạt động ĐG kết quả học tập đến học viên 61
    Bảng 2.12. Nội dung tác động của hình thức ĐG đến hoạt động giáo dục và đào tạo
    của đơn vị . 62
    Bảng 2.13. Công tác chỉ đạo thực hiện một số khâu trong ĐG kết quả học tập của HV 63
    Bảng 2.14. Công tác chỉ đạo thực hiện biên soạn đề thi, kiểm tra của GV . 65
    Bảng 2.15. Công tác chỉ đạo việc tổ chức các kỳ thi, kiểm tra 67
    Bảng 2.16. Công tác chỉ đạo hoạt động chấm bài, trả bài, ghi điểm của CBQL trong
    trung tâm . 69
    Bảng 3.1. Mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp 93 vi
    DANH MỤC BIỂU ĐỒ

    Biểu đồ 2.1. Công tác chỉ đạo thực hiện một số khâu trong ĐG KQHT . 64
    Biểu đồ 2.2. Công tác chỉ đạo việc tổ chức các kỳ thi, kiểm tra . 67 7
    MỞ ĐẦU
    1. Lí do chọn đề tài
    Nghị quyết tại hội nghị TW 8 khóa XI về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục
    và đào tạo đã nêu rõ: “ phương pháp thi, kiểm tra
    , đào tạo, bảo đảm trung thực, khách quan. Việc thi, kiểm
    tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo cần từng bước theo các tiêu chí tiên tiến
    được xã hội và cộng đồng giáo dục thế giới tin cậy và công nhận. Phối hợp sử dụng
    kết quả đánh giá trong quá trình học với đánh giá cuối kỳ, cuối năm học; đánh giá
    của người dạy với tự đánh giá của người học; đánh giá của nhà trường với đánh giá
    của gia đình và của xã hội.
    Đổi mới phương thức thi và công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông theo
    hướng giảm áp lực và tốn kém cho xã hội mà vẫn bảo đảm độ tin cậy, trung thực,
    đánh giá đúng năng lực học sinh, làm cơ sở cho việc tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp
    và giáo dục đại học.
    Đổi mới phương thức đánh giá và công nhận tốt nghiệp giáo dục
    . Có
    cơ chế để tổ chức và cá nhân sử dụng lao động tham gia vào việc đánh giá chất
    lượng của cơ sở đào tạo ”[4].
    Như vậy để nâng cao chất lượng dạy và học góp phần vào việc thực hiện đổi
    mới căn bản toàn diện nền giáo dục và đào tạo, ngoài việc đổi mới nội dung, phương
    pháp giảng dạy thì việc đổi mới công tác đánh giá kết quả học tập là một trong những
    nhiệm vụ quan trọng của quá trình thực hiện đổi mới.
    Trung tâm GDTX huyện Ba Bể được thành lập theo Quyết định số 170/QĐ -
    UBND ngày 16/8/1996 của UBND tỉnh Cao Bằng về việc thành lập Trung tâm
    GDTX huyện Ba Bể đến năm 1997 tỉnh Bắc Kạn tái thành lập và huyện Ba Bể trở
    thành một huyện của tỉnh Bắc Kạn.
    Việc thực hiện công tác ĐG KQHT tại trung tâm GDTX huyện Ba Bể trong
    những năm gần đây phần nào đã phản ánh được chất lượng giáo dục của đơn vị làm
    rõ mức độ đạt được về các mục tiêu giáo dục, tình trạng kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo,
    thái độ của học viên với yêu cầu của chương trình từ kết quả đó đã giúp cho đội ngũ 8
    giáo viên và học viên thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập để đạt được
    kết quả cao hơn, tuy nhiên công tác quản lý hoạt động ĐG KQHT của học viên ở đây
    vẫn còn bộc lộ một số những hạn chế nhất định.
    Với mong muốn nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục tại các trung tâm
    GDTX nói chung và trung tâm GDTX huyện Ba Bể nói riêng thì việc quản lý công
    tác ĐG KQHT của học viên là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu cần
    được nghiên cứu ứng dụng trong hoạt động quản lý.
    Với lý do như vậy, tôi chọn đề tài: “Quản lý hoạt động đánh giá kết quả học
    tập của học viên tại trung tâm GDTX huyện Ba Bể tỉnh Bắc Kạn” làm đề tài luận
    văn tốt nghiệp.
    2. Mục đích nghiên cứu
    Trên cơ sở thực trạng về quản lý công tác ĐG KQHT của HV tại trung tâm
    GDTX huyện Ba Bể tỉnh Bắc Kạn, nghiên cứu đề xuất những biện pháp quản lý chỉ
    đạo công tác ĐG KQHT của HV để từ đó chỉ đạo đội ngũ cán bộ giáo viên thực hiện
    tốt công tác ĐG KQHT của người học, góp phần nâng cao chất lượng dạy học nói
    chung, chất lượng kiểm tra, ĐG KQHT nói riêng tại trung tâm GDTX huyện Ba Bể.
    3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
    3.1. Khách thể nghiên cứu
    Hoạt động đánh giá kết quả học tập của học viên trung tâm GDTX huyện Ba
    Bể tỉnh Bắc Kạn.
    3.2. Đối tượng nghiên cứu
    Quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của học viên thuộc Trung tâm
    GDTX huyện Ba Bể tỉnh Bắc Kạn.
    4. Giả thuyết khoa học
    Nếu Ban giám đốc đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động ĐG KQHT của học
    viên một cách hợp lý, khoa học và tác động một cách đồng bộ tới các khâu, các chủ thể
    của hoạt động ĐG KQHT của HV thì công tác đổi mới phương pháp dạy học tập của
    đơn vị được thực hiện có hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học ở đơn vị.
    5. Nhiệm vụ nghiên cứu
    5.1. Nghiên cứu các vấn đề lý luận về biện pháp quản lý hoạt động ĐG KQHT
    của học viên thuộc trung tâm GDTX. 9
    5.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý của Ban giám đốc và việc thực hiện
    công tác ĐG KQHT của HV của đội ngũ GV trong trung tâm GDTX huyện Ba Bể
    tỉnh Bắc Kạn.
    5.3. Đề xuất các biện pháp quản lý công tác ĐG KQHT của học viên tại Trung
    tâm GDTX huyện Ba Bể tỉnh Bắc Kạn góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn
    diện học viên.
    6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
    6.1. Giới hạn đối tượng nghiên cứu
    Nghiên cứu các biện pháp quản lý công tác đánh giá kết quả học tập của học
    viên thộc Trung tâm GDTX huyện Ba Bể tỉnh Bắc Kạn trong 4 năm, từ năm học 2010
    - 2011 đến năm học 2013 -2014.
    6.2. Giới hạn khách thể điều tra
    Ban Giám đốc, cán bộ quản lý chuyên môn, các tổ chức đoàn thể trong trung
    tâm, giáo viên, và học viên trung tâm.
    7. Phương pháp nghiên cứu
    7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
    Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, Nhà nước
    và các công trình nghiên cứu (sách, tạp chí, bài báo, luận văn .) có liên quan về vấn
    đề quản lý giáo dục nói chung, quản lý thực hiện chương trình đổi mới phương pháp
    giảng dạy, đánh giá kết quả học tập của học sinh nói riêng.
    7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
    7.2.1. Phương pháp quan sát
    Tiến hành quan sát hoạt động đánh giá, quản lý hoạt động đánh giá kết quả học
    tập của học viên nhằm thu thập thông tin cho nghiên cứu.
    7.2.2. Phương pháp điều tra
    Xây dựng phiếu trưng cầu ý kiến dành cho đối tượng là các cán bộ quản lý,
    các cán bộ phòng đào tạo, giáo viên về hoạt động đánh giá, quản lý hoạt động đánh
    giá nhằm thu thập thông tin cần thiết phục vụ cho việc phân tích và đánh giá thực
    trạng của đề tài.
    7.2.3. Phương pháp trò chuyện
    Tiến hành trò chuyện, trao đổi với một số giáo viên, cán bộ quản lý, học viên
    trung tâm GDTX huyện Ba Bể nhằm bổ sung thêm những thông tin cần thiết khác phục
    vụ cho quá trình nghiên cứu đề tài. 7.2.4. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
    Tìm hiểu, tổng kết những kinh nghiệm của các nhà khoa học nghiên cứu về
    hoạt động đánh giá, quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập để phục vụ cho
    nghiên cứu.
    7.2.5. Phương pháp chuyên gia
    Tiến hành trao đổi, xin ý kiến các chuyên gia giáo dục bao gồm các nhà giáo,
    cán bộ quản lý, các cán bộ nghiên cứu trong quá trình nghiên cứu về cả mặt lý thuyết
    và thực tiễn của đề tài.
    7.3. Nhóm phương pháp thống kê
    Phương pháp toán thống kê xử lý số liệu thu thập được
    8. Cấu trúc của luận văn
    Luận văn gồm các phần mở đầu, nội dung các chương, kết luận, khuyến nghị,
    tài liệu tham khảo và phụ lục. Trong đó nội dung chính của luận văn gồm 3 chương:
    Chương 1. Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của
    học sinh.
    Chương 2. Thực trạng quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của học
    viên tại trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện Ba Bể tỉnh Bắc Kạn.
    Chương 3. Biện pháp đổi mới quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của
    học viên tại trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện Ba Bể tỉnh Bắc Kạn.
     
Đang tải...