Thạc Sĩ Quản lý hoạt động bồi dưỡng tiếng dân tộc cho cán bộ, công chức ở Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉ

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 5/1/16.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    ii
    LỜI CẢM ƠN
    Với tình cảm trân thành tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn và sự kính trọng
    tới; Ban giám hiệu, Hội đồng khoa học, khoa quản lý giáo dục, khoa tâm lý
    giáo dục Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên; Các thầy cô giáo đã tham gia
    quản lý và giảng dạy tác giả trong quá trình học tập và nghiên cứu.
    Đặc biệt với tấm lòng biết ơn sâu sắc tác giả xin được gửi lời cảm ơn tới
    cô giáo hướng dẫn khoa học PGS.TS. Nguyễn Thị Tính đã giúp đỡ và chỉ bảo
    tận tình tác giả trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn.
    Xin trân thành cảm ơn Sở GD&ĐT, Sở Nội vụ, lãnh đạo, cán bộ, giáo
    viên Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Cao Bằng, đã tạo điều kiện, giúp
    đỡ tác giả hoàn thành việc điều tra nghiên cứu. Xin cảm ơn gia đình bạn bè,
    đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ tác giả trong quá trình học tập, nghiên cứu
    và hoàn thành luận văn.
    Mặc dù có nhiều cố gắng trong quá trình thực hiện song luận văn không
    tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận được sự chỉ dẫn và góp ý của các
    quý thầy cô và bạn bè đồng nghiệp để luận văn hoàn thiện hơn.
    Thái Nguyên, ngày 6 tháng 11 năm 2015
    Tác giả



    Lục Xuân Thắng



    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    iii
    MỤC LỤC
    LỜI CAM ĐOAN . i
    LỜI CẢM ƠN ii
    MỤC LỤC iii
    DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN . iv
    DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU v
    DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ . vi
    MỞ ĐẦU . 1
    1. Lý do chọn đề tài . 1
    2. Mục đích nghiên cứu của đề tài . 2
    3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu . 3
    4. Nhiệm vụ nghiên cứu 3
    5. Giả thuyết khoa học . 3
    6. Phạm vi nghiên cứu . 4
    7. Phương pháp nghiên cứu . 4
    8. Cấu trúc của luận văn 5
    Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG
    TIẾNG DÂN TỘC CHO CÁN BỘ, CÔNG CHỨC Ở TTGDTX TỈNH . 6
    1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề . 6
    1.1.1. Những nghiên cứu về hoạt động bồi dưỡng cán bộ, công chức ở
    nước ngoài . 6
    1.1.2. Những nghiên cứu về hoạt động bồi dưỡng cán bộ, công chức ở
    trong nước 8
    1.2. Một số khái niệm 11
    1.2.1. Khái niệm cán bộ, công chức 11
    1.2.2. Khái niệm quản lý 12
    1.2.3. Khái niệm quản lý hoạt động bồi dưỡng tiếng dân tộc cho cán bộ,
    công chức . 14
    1.3. Quá trình bồi dưỡng tiếng dân tộc cho cán bộ công chức, ở TTGDTX tỉnh 16
    1.3.1. Cơ sở pháp lý của hoạt động bồi dưỡng 16
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    iv
    1.3.2. Mục tiêu, nội dung, chương trình bồi dưỡng . 17
    1.3.3. Các phương pháp, hình thức tổ chức bồi dưỡng . 23
    1.4. Quản lý hoạt động bồi dưỡng tiếng dân tộc cho cán bộ, công chức ở
    trung tâm GDTX tỉnh 24
    1.4.1. Lập kế hoạch bồi dưỡng 24
    1.4.2. Tổ chức thực hiện kế hoạch bồi dưỡng . 25
    1.4.3. Chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng 26
    1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc quản lý hoạt động bồi dưỡng tiếng
    dân tộc H'Mông của trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh . 29
    1.5.1. Các yếu tố khách quan . 29
    1.5.2. Các yếu tố chủ quan . 30
    Kết luận chương 1 31
    Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG TIẾNG
    DÂN TỘC CHO CÁN BỘ, CÔNG CHỨC Ở TRUNG TÂM GIÁO DỤC
    THƯỜNG XUYÊN TỈNH CAO BẰNG 32
    2.1. Vài nét về khách thể và tổ chức khảo sát . 32
    2.1.1. Vài nét về Trung tâm GDTX tỉnh Cao Bằng 32
    2.1.2. Tổ chức khảo sát 38
    2.2. Thực trạng bồi dưỡng tiếng dân tộc H'Mông cho cán bộ, công chức
    của Trung tâm GDTX tỉnh Cao Bằng . 39
    2.2.1. Thực trạng nội dung, chương trình bồi dưỡng 39
    2.2.2. Thực trạng phương pháp, hình thức tổ chức bồi dưỡng 41
    2.2.3. Thực trạng năng lực của giáo viên tham gia bồi dưỡng 42
    2.2.4. Thực trạng đánh giá kết quả bồi dưỡng . 43
    2.3. Thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng tiếng dân tộc cho cán bộ,
    công chức ở trung tâm GDTX tỉnh Cao Bằng. 45
    2.3.1. Thực trạng công tác lập kế hoạch bồi dưỡng tiếng dân tộc cho cán
    bộ, công chức tại TTGDTX tỉnh Cao Bằng 45
    2.3.2. Thực trạng công tác tổ chức thực hiện kế hoạch bồi dưỡng tiếng dân
    tộc cho cán bộ, công chức tại TTGDTX tỉnh Cao Bằng . 47

    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    v
    2.3.3. Thực trạng chỉ đạo thực hiện kế hoạch bồi dưỡng tiếng dân tộc cho
    cán bộ, công chức tại TTGDTX tỉnh Cao Bằng 50
    2.3.4. Đánh giá kết quả bồi dưỡng tiếng dân tộc cho cán bộ, công chức tại
    TTGDTX tỉnh Cao Bằng . 57
    2.3.5. Những khó khăn trong quản lý hoạt động bồi dưỡng tiếng dân tộc
    cho cán bộ, công chức tại TTGDTX tỉnh Cao Bằng . 58
    2.4. Đánh giá chung về thực trạng quản lý bồi dưỡng tiếng dân tộc cho
    cán bộ, công chức tại TTGDTX tỉnh Cao Bằng 59
    Kết luận chương 2 61
    Chương 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG TIẾNG
    DÂN TỘC CHO CÁN BỘ, CÔNG CHỨC Ở TRUNG TÂM GDTX
    TỈNH CAO BẰNG . 62
    3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp 62
    3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ . 62
    3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn 62
    3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa 63
    3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng tiếng dân tộc cho cán bộ,
    công chức ở trung tâm GDTX tỉnh Cao Bằng . 63
    3.2.1. Xây dựng cơ chế phối hợp với các cơ quan ban ngành có cử cán bộ
    tham gia bồi dưỡng nhằm quản lý học viên 63
    3.2.2. Phát triển nội dung, chương trình và kế hoạch bồi dưỡng tiếng dân
    tộc cho cán bộ, công chức . 65
    3.2.3. Tăng cường quản lý thực hiện nội dung, chương trình bồi dưỡng theo
    hướng phát huy vai trò tích cực, chủ động của giáo viên, học viên . 67
    3.2.4. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên cơ hữu tham gia công tác
    bồi dưỡng 71
    3.2.5. Chỉ đạo đa dạng hóa các hình thức bồi dưỡng và kiểm tra, đánh
    giá kết quả bồi dưỡng 73

    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    vi
    3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp . 78
    3.4. Khảo nghiệm mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất 79
    3.4.1. Mục đích khảo nghiệm 79
    3.4.2. Nội dung khảo nghiệm 79
    3.4.3. Phương pháp khảo nghiệm 80
    3.4.4. Kết quả thu được 80
    Kết luận chương 3 83
    KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ . 84
    1. Kết luận 84
    2. Khuyến nghị . 85
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 86
    PHỤ LỤC



    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    iv
    DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
    BTTHPT : Bổ túc trung học phổ thông
    CBCC : Cán bộ công chức
    CĐ : Cao đẳng
    CNXH : Chủ nghĩa xã hội
    CNH- HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
    CSVC : Cơ sở vật chất
    CSVC & TBDH : Cơ sở vật chất và trang thiết bị day học
    ĐH : Đại Học
    GD&ĐT : Giáo dục và đào tạo
    GDTX : Giáo dục thường xuyên
    GV : Giáo viên
    HĐND : Hội đồng nhân dân
    HV : Học viên
    LĐ&TBXH : Lao động và thương binh xã hội
    QL : Quản lý
    TC- HC : Tổ chức hành chính
    TTGDTX : Trung tâm Giáo dục thường xuyên
    THPT : Trung học phổ thông
    UBND : Ủy ban nhân dân





    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    v
    DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
    Bảng 2.1. Thông kê số liệu học viên miêu tả kết quả của các hoạt động
    chuyên môn từ năm 2012 - 2015 36
    Bảng 2.2. Kết quả mức độ thực hiện nội dung và chương trình bồi dưỡng
    tiếng dân tộc H'Mông 40
    Bảng 2.3. Thực trạng sử dụng phương pháp, hình thức tổ chức bồi dưỡng
    tiếng dân tộc 41
    Bảng 2.4. Thực trạng năng lực giảng day của giáo viên tham gia bồi dưỡng 42
    Bảng 2.5. Thực trạng đánh giá kết quả bồi dưỡng 44
    Bảng 2.6. Thực trạng xây dựng kế hoạch bồi dưỡng tiếng dân tộc . 45
    Bảng 2.7. Thực trạng công tác tổ chức thực hiện kế hoạch bồi dưỡng
    tiếng dân tộc 48
    Bảng 2.8. Chỉ đạo thực hiện nội dung bồi dưỡng tiếng dân tộc cho cán
    bộ, công chức tại TTGDTX tỉnh Cao Bằng 50
    Bảng 2.9. Kết quả chỉ đạo thực hiện phương pháp bồi dưỡng tiếng dân tộc 52
    Bảng 2.10. Thực trạng chỉ đạo tăng cường cơ sở vật chất, tài chính phục
    vụ bồi dưỡng tiếng dân tộc 55
    Bảng 2.11. Đánh giá kết quả bồi dưỡng tiếng dân tộc 57
    Bảng 3.1. Khảo nghiệm về tính cấp thiết của các biện pháp bồi dưỡng tiếng
    dân tộc cho cán bộ, công chức ở TTGDTX tỉnh Cao Bằng 80
    Bảng 3.2. Khảo nghiệm về tính khả thi của các biện pháp bồi dưỡng
    tiếng dân tộc ở Trung tâm GDTX tỉnh Cao Bằng . 82

    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    vi
    DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ

    Biểu đồ:
    Biểu đồ 2.1. So sánh số liệu học viên của các loại hình đào tạo tại
    TTGDTX tỉnh Cao Bằng từ năm 2012 - 2015 36
    Biểu đồ 2.2. Biểu đồ so sánh số liệu học viên của các loại hình đào tạo tại
    TTGDTX tỉnh Cao Bằng năm học 2015 . 37

    Sơ đồ:
    Sơ đồ 1.1. Mô tả giữa phương pháp bồi dưỡng và phương pháp học . 23



    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    1
    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    Trong phát triển kinh tế, văn hóa xã hội địa phương khu vực miền núi và
    vùng khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, giao tiếp bằng tiếng dân tộc với người
    dân là một phương tiện vô cùng quan trọng giúp cán bộ công chức tuyên
    truyền, phổ biến các chủ trương đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước,
    chính quyền địa phương tới người dân. Thông qua giao tiếp bằng tiếng dân tộc
    cán bộ công chức tạo được uy tín và năng lực cảm hóa, thuyết phục đồng bào
    dân tộc thực hiện đúng chủ trương, đường lối chính sách, pháp luật của Đảng
    và Nhà nước, những quy định của địa phương. Vì vậy bồi dưỡng tiếng dân tộc
    cho cán bộ công chức đang công tác tại các vùng đồng bào dân tộc thiểu số,
    vùng khó khăn là một trong những nhiệm vụ cần thiết hiện nay. Vì vậy Thủ
    Tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 38/2004/CT- TTg, ngày 09 tháng 11
    năm 2014 về việc đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số đối với
    cán bộ, công chức công tác ở vùng dân tộc, miền núi.
    Cao Bằng là một tỉnh miền núi phía Bắc có đường biên giới dài giáp
    Trung Quốc là nới có nhiều đồng bào dân tộc sinh sống, việc bồi dưỡng tiếng
    dân tộc cho cán bộ công chức lại càng cần thiết hơn bao giờ hết nó giúp Đảng,
    Nhà nước thực hiện các nhiệm vụ chính trị với đồng bào dân tộc.
    Thực tế công tác cho thấy còn nhiều cán bộ, công chức chưa biết tiếng dân
    tộc hoặc biết tiếng dân tộc nhưng chưa sử dụng được một cách thành thạo dẫn
    tới bất đồng ngôn ngữ với người dân, hạn chế trong trao đổi công việc và chia
    sẻ thông tin. Trong những năm qua, đội ngũ cán bộ, công chức và cán bộ chính
    quyền cơ sở địa phương, vùng có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống có những
    bước phát triển, tỏ rõ bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định với mục tiêu, lý
    tưởng xã hội chủ nghĩa, thực hiện đường lối đổi mới, có tinh thần độc lập tự
    chủ. Quyết tâm đưa đời sống đồng bào dân tộc ngày càng được cải thiện và tiến
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    2
    kịp miền xuôi. Số đông cán bộ lãnh đạo chủ chốt giữ được phẩm chất đạo đức,
    lối sống trong sạch, đoàn kết, từng bước thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở
    góp phần khôi phục lòng tin của đồng bào dân tộc. Tuy nhiện sự hiểu biết và
    thông thạo về tiếng dân tộc địa phương của đội của đội ngũ cán bộ chính quyền
    cơ sở còn nhiều hạn chế, vì vậy gặp không ít trở ngại khi làm việc và trao đổi
    thông tin bằng ngôn ngữ dân tộc đối với dân bản nhất là cán bộ là người kinh
    do vậy các chủ trương, chính sách, của các cấp Đảng và Nhà nước chưa được
    quán triệt sâu sắc tới từng người dân bản.
    Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh Cao Bằng có chức năng liên kết
    đào tạo và bồi dưỡng thường xuyên cho mọi người dân. Những năm gần đây
    Trung tâm đã làm tốt các mảng liên kết đào tạo và bồi dưỡng cấp chứng chỉ tin
    học, ngoại ngữ, giảng dạy văn hóa khối giáo dục thường xuyên cấp trung học
    phổ thông. Tuy nhiên việc mở các lớp bồi dưỡng tiếng dân tộc cho cán bộ,
    công chức chưa thực sự đi vào nề nếp còn bộc lộ một số hạn chế như việc mời
    giáo viên tham gia giảng dạy, công tác quản lý bồi dưỡng của trung tâm, việc
    phối hợp với các cơ quan ban ngành mở lớp còn bất cập, cơ sở vật chất chưa
    được quan tâm đúng mức. Chính vì vậy cần phải nâng cao công tác quản lý để
    làm tốt công tác bồi dưỡng tiếng dân tộc cho cán bộ, công chức trong giai đoạn
    hiện nay.
    Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Quản lý
    hoạt động bồi dưỡng tiếng dân tộc cho cán bộ, công chức ở Trung tâm Giáo
    dục thường xuyên tỉnh Cao Bằng” để nghiên cứu.
    2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
    Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng về bồi dưỡng tiếng dân tộc và
    quản lý hoạt động bồi dưỡng tiếng dân tộc cho cán bộ, công chức tác giả luận
    văn đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng tiếng dân tộc cho cán
    bộ, công chức trong tỉnh nhằm đáp ứng yêu cầu học tập và nâng cao hiểu biết,
    trình độ cho cán bộ, công chức, từ đó nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    3
    cho cán bộ, công chức, góp phần giữ vững an ninh, quốc phòng, kinh tế, chính
    trị trong tỉnh.
    3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
    3.1. Đối tượng nghiên cứu
    Biện pháp quản lý của Giám đốc Trung tâm GDTX tỉnh đối với hoạt động
    bồi dưỡng tiếng dân tộc cho cán bộ, công chức trong tỉnh Cao Bằng.
    3.2. Khách thể nghiên cứu
    Qúa trình quản lý hoạt động bồi dưỡng tiếng dân tộc cho cán bộ, công
    chức trong phạm vi cấp tỉnh.
    4. Nhiệm vụ nghiên cứu
    4.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động bồi dưỡng tiếng dân
    tộc cho cán bộ, công chức ở TTGDTX tỉnh.
    4.2. Khảo sát đánh giá thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng tiếng dân
    tộc của cán bộ, công chức ở TTGDTX tỉnh Cao Bằng.
    4.3. Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng tiếng dân tộc
    cho cán bộ, công chức ở Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh Cao Bằng.
    5. Giả thuyết khoa học
    Chất lượng công tác của cán bộ, công chức tỉnh Cao Bằng phụ thuộc một
    phần vào năng lực ngôn ngữ tiếng dân tộc của cán bộ, công chức, bồi dưỡng
    tiếng dân tộc cho cán bộ, công chức trong tỉnh cần đảm bảo chất lượng, thiết
    thực. Thực tế bồi dưỡng cho thấy hoạt động bồi dưỡng tiếng dân tộc cho cán
    bộ, công chức ở TTGDTX tỉnh Cao Bằng đã đạt được những kết quả nhất định
    song vẫn còn bộc lộ một số hạn chế như công tác phối hợp và thông tin giữa
    Trung tâm và các đơn vị cử cán bộ đi học chưa chặt chẽ. Quá trình quản lý
    chưa đồng bộ về mục tiêu, nội dung, chương trình, phương pháp, đội ngũ giáo
    viên, cơ sở vật chất, chất lượng bồi dưỡng. Nếu đề xuất được các biện pháp
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    4
    quản lý, khoa học và phù hợp với thực tiễn của Trung tâm thì sẽ góp phần nâng
    cao chất lượng bồi dưỡng tiếng dân tộc cho cán bô, công chức trong tỉnh.
    6. Phạm vi nghiên cứu
    Do đặc điểm vùng miền người dân sử dụng tiếng dân tộc H'Mông chiếm
    tỷ lệ lớn và thời gian nghiên cứu, tác giả luận văn nghiên cứu quản lý công tác
    bồi dưỡng tiếng dân tộc H'Mông cho cán bộ, công chức tỉnh Cao Bằng thực
    hiện từ năm 2012 đến nay.
    7. Phương pháp nghiên cứu
    7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận
    Chủ yếu là dùng các phương pháp nghiên cứu các tài liệu lý luận về quản
    lý - quản lý giáo dục - quản lý dạy học - quản lý Trung tâm giáo dục thường
    xuyên. Hệ thống hóa các văn bản, chủ trương, đường lối, Nghị quyết về công tác
    bồi dưỡng tiếng dân tộc của Đảng và Nhà nước, của Ngành giáo dục và Đào tạo;
    Sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, khái quát hóa để xây
    dựng cơ sở lý thuyết của đề tài.
    7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
    - Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Để nhận định đánh giá rõ mặt
    mạnh, mặt yếu và tìm ra nguyên nhân của hạn chế yếu kém về quản lý hoạt
    động bồi dưỡng ở Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh Cao Bằng. Đồng thời
    kiểm chứng nhận thức của cán bộ quản lý trong và ngoài ngành Giáo dục và
    đào tạo về mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động
    bồi dưỡng được đề xuất.
    Phương pháp nghiên cứu sản phẩm: Nghiên cứu hệ thống các văn bản,
    chương trình bồi dưỡng, hồ sơ quản lý bồi dưỡng tiếng dân tộc cho cán bộ công
    chức để khái quát hóa thực trạng bồi dưỡng.
    - Phương pháp chuyên gia: Lấy ý kiến của các nhà quản lý có kinh
    nghiệm để xác định tính hiệu quả và tính khả thi của các biện pháp đề xuất.
    - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm dạy học: Trên cơ sở các số liệu kết
    quả bồi dưỡng tại Trung tâm trong những năm qua, thực hiện việc phát vấn, lấy
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    5
    ý kiến thăm dò, tổng hợp các kinh nghiệm quản lý hoạt động bồi dưỡng đem lại
    hiệu quả từ đó làm cơ sở để đề xuất các biện pháp quản lý.
    - Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học để xử lý và phân tích
    các số liệu, các thông tin trong quá trình nghiên cứu, điều tra thu thập, phương
    pháp này sẽ giúp chúng ta xác định một cách khả quan về quản lý hoạt động
    bồi dưỡng của Giám đốc Trung tâm bằng số liệu định lượng.
    8. Cấu trúc của luận văn
    Ngoài phần Mở đầu; Kết luận và Khuyến nghị, Danh mục tài liệu tham
    khảo, Phụ lục, luận văn còn có 3 chương:
    Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động bồi dưỡng tiếng dân tộc
    cho cán bộ, công chức ở TTGDTX tỉnh.
    Chương 2: Thực trạng về quản lý hoạt động bồi dưỡng tiếng dân tộc cho
    cán bộ, công chức ở TTGDTX tỉnh Cao Bằng.
    Chương 3: Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng tiếng
    dân tộc cho cán bộ, công chức ở TTGDTX tỉnh Cao Bằng.
     
Đang tải...