Thạc Sĩ Quản lý hoạt động bồi dưỡng kỹ năng tham gia công tác xã hội cho sinh viên trường Cao đẳng nghề Công

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 13/1/16.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN
    http://www.lrc.tnu.edu.vn/

    ii
    LỜI CẢM ƠN
    Việc hoàn thành tập luận văn này là kết quả cố gắng nỗ lực của bản thân cùng
    sự giúp đỡ của Quí thầy cô, đồng nghiệp và bạn bè. Tác giả xin chân thành cảm ơn
    TS.Phùng Thị Hằng, Trưởng khoa Tâm lý Giáo dục - Trường Đại học Sư phạm -
    Đại học Thái Nguyên, người trực tiếp hướng dẫn đã quan tâm, tận tình hướng dẫn,
    tạo điều kiện, giúp đỡ và góp ý với tác giả trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
    Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ,
    giảng viên Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên đã giảng dạy, hướng dẫn
    các chuyên đề trong khóa học và nhiệt tình quan tâm góp ý với tác giả trong quá trình
    thực hiện đề tài. Xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Hội đồng khoa học,
    Phòng Đào tạo - Bộ phận quản lý sau đại học, Khoa Tâm lý giáo dục và các phòng,
    khoa chức năng Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên đã tạo điều kiện và
    giúp đỡ tác giả trong suốt thời gian học.
    Tác giả chân thành cảm ơn các đồng nghiệp Trường Cao đẳng nghề
    Công nghệ và Nông lâm Phú Thọ và học viên lớp cao học quản lý giáo dục khóa 21-
    Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên đã động viên, cộng tác giúp đỡ
    tác giả hoàn thành tập luận văn này.
    Mặc dù đã có rất nhiều cố gắng trong quá trình thực hiện, song do chưa có
    nhiều kinh nghiệm trong nghiên cứu khoa học nên luận văn chắc chắn sẽ không thể
    tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tác giả luận văn mong nhận được sự đóng góp của
    Hội đồng chấm luận văn, của các thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp để luận văn
    được hoàn thiện hơn.
    Thái Nguyên, tháng 4 năm 2015
    Tác giả luận văn


    Nguyễn Mạnh Hùng
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN
    http://www.lrc.tnu.edu.vn/

    iii
    MỤC LỤC

    LỜI CAM ĐOAN i
    LỜI CẢM ƠN . ii
    MỤC LỤC . iii
    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT iv
    DANH MỤC CÁC BẢNG . v
    DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ . vi
    MỞ ĐẦU 1
    1. Lý do chọn đề tài . 1
    2. Mục đích nghiên cứu . 3
    3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu . 3
    4. Giả thuyết khoa học . 3
    5. Nhiệm vụ nghiên cứu 3
    6. Phạm vi nghiên cứu . 4
    7. Phương pháp nghiên cứu . 4
    8. Cấu trúc luận văn . 5
    Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG
    KỸ NĂNG THAM GIA CÔNG TÁC XÃ HỘI CHO SINH VIÊN
    TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ . 6
    1.1. Sơ lược lịch sử nghiên cứu vấn đề . 6
    1.1.1. Trên thế giới . 6
    1.1.2. Ở Việt Nam 8
    1.2. Một số khái niệm cơ bản của đề tài 9
    1.2.1. Quản lý . 9
    1.2.2. Bồi dưỡng . 11
    1.2.3. Hoạt động bồi dưỡng . 11
    1.2.4. Kỹ năng 12
    1.2.5. Công tác xã hội 13
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN
    http://www.lrc.tnu.edu.vn/

    iv
    1.2.6. Kỹ năng tham gia công tác xã hội 17
    1.2.7. Bồi dưỡng kỹ năng tham gia CTXH cho sinh viên 17
    1.2.8. Biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng kỹ năng tham gia CTXH
    cho sinh viên . 18
    1.3. Một số vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động bồi dưỡng kỹ năng tham gia
    CTXH cho sinh viên trường cao đẳng nghề 18
    1.3.1. Đặc điểm tâm lý và hoạt động của sinh viên trường cao đẳng nghề . 18
    1.3.2. Tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng kỹ năng tham gia CTXH
    cho sinh viên trường cao đẳng nghề . 23
    1.3.3. Những yêu cầu đối với hoạt động bồi dưỡng kỹ năng tham gia
    CTXH cho sinh viên trường cao đẳng nghề 24
    1.3.4. Bồi dưỡng viên và sinh viên trong hoạt động bồi dưỡng kỹ năng
    tham gia CTXH cho sinh viên trường cao đẳng nghề . 28
    1.3.5. Đánh giá kết quả hoạt động bồi dưỡng kỹ năng tham gia CTXH cho
    sinh viên trường cao đẳng nghề 29
    1.4. Một số vấn đề lý luận cơ bản về quản lý hoạt động bồi dưỡng kỹ năng
    tham gia CTXH cho sinh viên trường cao đẳng nghề . 29
    1.4.1. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hiệu trưởng trường cao đẳng nghề trong
    công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng kỹ năng tham gia CTXH cho
    sinh viên 29
    1.4.2. Nội dung quản lý hoạt động bồi dưỡng kỹ năng tham gia CTXH cho
    sinh viên trường cao đẳng nghề của Hiệu trưởng . 31
    1.4.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động bồi dưỡng kỹ năng
    tham gia CTXH cho sinh viên trường cao đẳng nghề . 35
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 39
    Chương 2: THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG
    KỸ NĂNG THAM GIA CÔNG TÁC XÃ HỘI CHO SINH VIÊN
    TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ CÔNG NGHỆ VÀ NÔNG LÂM PHÚ THỌ 40
    2.1. Vài nét khái quát về trường CĐN Công nghệ và Nông lâm Phú Thọ 40
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN
    http://www.lrc.tnu.edu.vn/

    v
    2.1.1. Thông tin chung về trường CĐN Công nghệ và Nông lâm Phú Thọ 40
    2.1.2. Thực trạng công tác đào tạo của trường Cao đẳng nghề Công nghệ
    và Nông lâm Phú Thọ . 43
    2.2. Nội dung và phương pháp khảo sát 43
    2.2.1. Mục đích khảo sát 43
    2.2.2. Nội dung khảo sát 44
    2.2.3. Phương pháp khảo sát và xử lý số liệu 44
    2.3. Thực trạng kỹ năng tham gia CTXH của sinh viên trường CĐN Công nghệ và
    Nông lâm Phú Thọ . 45
    2.3.1. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên và sinh viên về
    tầm quan trọng của kỹ năng tham gia CTXH và hoạt động bồi
    dưỡng kỹ năng tham gia CTXH cho sinh viên trường CĐN Công
    nghệ và Nông lâm Phú Thọ . 45
    2.3.2. Thực trạng về năng lực thực hành kỹ năng tham gia CTXH của sinh
    viên trường CĐN Công nghệ và Nông lâm Phú Thọ 47
    2.3.3. Thực trạng về nhu cầu bồi dưỡng kỹ năng tham gia CTXH của sinh
    viên trường CĐN Công nghệ và Nông lâm Phú Thọ 49
    2.4. Thực trạng về hoạt động bồi dưỡng kỹ năng tham gia CTXH cho sinh viên
    trường CĐN Công nghệ và Nông lâm Phú Thọ 50
    2.4.1. Thực trạng về nội dung bồi dưỡng kỹ năng tham gia CTXH cho sinh
    viên trường CĐN Công nghệ và Nông lâm Phú Thọ 50
    2.4.2. Thực trạng về hình thức tổ chức và phương pháp bồi dưỡng kỹ năng
    tham gia CTXH cho sinh viên trường CĐN Công nghệ và Nông
    lâm Phú Thọ 52
    2.4.3. Thực trạng về đội ngũ giáo viên tham gia bồi dưỡng kỹ năng tham gia
    CTXH cho sinh viên trường CĐN Công nghệ và Nông lâm Phú Thọ . 54
    2.4.4. Thực trạng đối tượng sinh viên trường CĐN Công nghệ và Nông
    lâm Phú Thọ được bồi dưỡng kỹ năng tham gia CTXH . 55
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN
    http://www.lrc.tnu.edu.vn/

    vi
    2.5. Thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng kỹ năng tham gia CTXH cho sinh
    viên trường CĐN Công nghệ và Nông lâm Phú Thọ 56
    2.5.1. Công tác lập kế hoạch hoạt động bồi dưỡng kỹ năng tham gia CTXH
    cho sinh viên trường CĐN Công nghệ và Nông lâm Phú Thọ 56
    2.5.2. Tổ chức thực hiện kế hoạch bồi dưỡng kỹ năng tham gia CTXH cho
    sinh viên trường CĐN Công nghệ và Nông lâm Phú Thọ 58
    2.5.3. Chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng kỹ năng tham gia CTXH cho sinh viên
    trường CĐN Công nghệ và Nông lâm Phú Thọ 60
    2.5.4. Kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng kỹ năng tham gia CTXH
    cho sinh viên trường CĐN Công nghệ và Nông lâm Phú Thọ . 62
    2.5.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động bồi dưỡng kỹ năng
    tham gia CTXH cho sinh viên trường CĐN Công nghệ và Nông
    lâm Phú Thọ 64
    2.6. Đánh giá chung về thực trạng . 68
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 70
    Chương 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG
    KỸ NĂNG THAM GIA CÔNG TÁC XÃ HỘI CHO SINH VIÊN
    TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ CÔNG NGHỆ VÀ NÔNG LÂM PHÚ THỌ 71
    3.1. Mục tiêu và định hướng phát triển trường CĐN Công nghệ và Nông lâm Phú
    Thọ đến năm 2020 . 71
    3.1.1. Mục tiêu và định hướng phát triển chung 71
    3.1.2. Mục tiêu và định hướng phát triển người học 72
    3.2. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp 73
    3.2.1. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa . 73
    3.2.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn 73
    3.2.3. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi . 74
    3.3. Các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng kỹ năng tham gia CTXH cho sinh
    viên trường CĐN Công nghệ và Nông lâm Phú Thọ 75
    3.3.1. Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên và sinh viên về
    tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng kỹ năng tham gia CTXH
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN
    http://www.lrc.tnu.edu.vn/

    vii
    cho sinh viên trường CĐN Công nghệ và Nông lâm Phú Thọ trong
    giai đoạn mới . 75
    3.3.2. Chỉ đạo xây dựng kế hoạch bồi dưỡng kỹ năng tham gia CTXH cho
    sinh viên trường CĐN Công nghệ và Nông lâm Phú Thọ 79
    3.3.3. Chỉ đạo đổi mới nội dung và hình thức tổ chức hoạt động bồi dưỡng
    kỹ năng tham gia CTXH cho sinh viên trường CĐN Công nghệ và
    Nông lâm Phú Thọ 81
    3.3.4. Chỉ đạo đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng bồi dưỡng
    kỹ năng tham gia CTXH cho sinh viên trường CĐN Công nghệ và
    Nông lâm Phú Thọ 83
    3.3.5. Xây dựng cơ chế khen thưởng, kỷ luật nhằm tạo động lực cho sinh
    viên trong hoạt động bồi dưỡng kỹ năng tham gia CTXH . 85
    3.4. Mối quan hệ giữa các biện pháp . 87
    3.5. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất 88
    3.5.1. Mục đích khảo nghiệm . 88
    3.5.2. Nội dung khảo nghiệm . 88
    3.5.3. Phương pháp khảo nghiệm . 88
    3.5.4. Kết quả khảo nghiệm . 88
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 92
    KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ . 93
    1. Kết luận . 93
    2. Một số khuyến nghị . 94
    2.1. Đối với Nhà nước, các bộ ngành, cơ quan trung ương . 94
    2.2. Với Hiệu trưởng 95
    2.3. Với cán bộ, giáo viên và thành viên các tổ chức đoàn thể trong nhà trường . 96
    2.4. Với các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường . 96
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 98
    PHẦN PHỤ LỤC

    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN
    http://www.lrc.tnu.edu.vn/

    iv
    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

    CBNV : Cán bộ nhân viên
    CBQL : Cán bộ quản lý
    CĐN : Cao đẳng nghề
    CSDN : Cơ sở dạy nghề
    CTXH : Công tác xã hội
    ĐTN : Đoàn Thanh niên
    GS : Giáo sư
    GV : Giáo viên
    HSSV : Học sinh sinh viên
    HSV : Hội sinh viên
    Nxb : Nhà xuất bản
    PGS : Phó giáo sư
    PTNT : Phát triển nông thôn
    QĐ : Quyết định
    QLGD : Quản lý giáo dục
    SL : Số lượng
    SV : Sinh viên
    TB&XH : Thương binh và Xã hội
    TCN : Trung cấp nghề
    TS : Tiến sĩ
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN
    http://www.lrc.tnu.edu.vn/

    v
    DANH MỤC CÁC BẢNG
    Bảng 2.1. Thực trạng nhận thức của các khách thể điều tra về tầm quan trọng
    của kỹ năng tham gia CTXH cho sinh viên . 46
    Bảng 2.2. Thực trạng nhận thức của các khách thể điều tra về tầm quan trọng
    của hoạt động bồi dưỡng kỹ năng tham gia CTXH cho sinh viên . 46
    Bảng 2.3. Đánh giá của các khách thể điều tra về mức độ thực hành kỹ năng
    tham gia CTXH của sinh viên 47
    Bảng 2.4. Tự đánh giá của sinh viên về kỹ năng tham gia CTXH 48
    Bảng 2.5. Nhu cầu bồi dưỡng kỹ năng tham gia CTXH của sinh viên trường
    CĐN Công nghệ và Nông lâm Phú Thọ . 49
    Bảng 2.6. Mức độ tham gia các nội dung, chương trình CTXH của sinh viên
    trường CĐN Công nghệ và Nông lâm Phú Thọ . 50
    Bảng 2.7. Ý kiến của các khách thể điều tra về mức độ bồi dưỡng và mức độ
    đạt được của sinh viên trong hoạt động bồi dưỡng các kỹ năng tham
    gia CTXH . 51
    Bảng 2.8. Đánh giá của các khách thể điều tra về mức độ và hiệu quả sử dụng
    các hình thức tổ chức bồi dưỡng các kỹ năng tham gia CTXH cho
    sinh viên . 52
    Bảng 2.9. Đánh giá của các khách thể điều tra về mức độ sử dụng, tính hiệu quả
    các phương pháp bồi dưỡng kỹ năng tham gia CTXH 53
    Bảng 2.10. Thực trạng về đội ngũ giáo viên tham gia bồi dưỡng kỹ năng tham gia
    CTXH cho sinh viên trường CĐN Công nghệ và Nông lâm Phú Thọ 54
    Bảng 2.11. Thực trạng về sinh viên trường CĐN Công nghệ và Nông lâm Phú
    Thọ được bồi dưỡng kỹ năng tham gia CTXH 55
    Bảng 2.12. Thực trạng về công tác lập kế hoạch tổ chức hoạt động bồi dưỡng
    kỹ năng tham gia CTXH cho sinh viên trường CĐN Công nghệ và
    Nông lâm Phú Thọ . 57
    Bảng 2.13. Thực trạng về cơ sở lập kế hoạch tổ chức hoạt động bồi dưỡng kỹ
    năng tham gia CTXH cho sinh viên trường CĐN Công nghệ và
    Nông lâm Phú Thọ . 57
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN
    http://www.lrc.tnu.edu.vn/

    vi
    Bảng 2.14. Thực trạng bố trí nguồn nhân lực thực hiện hoạt động bồi dưỡng
    các kỹ năng tham gia CTXH 58
    Bảng 2.15. Thực trạng xây dựng bộ máy quản lý và tổ chức thực hiện kế hoạch
    bồi dưỡng kỹ năng tham gia CTXH cho sinh viên trường CĐN Công
    nghệ và Nông lâm Phú Thọ . 59
    Bảng 2.16. Ý kiến đánh giá về công tác chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng kỹ năng
    tham gia CTXH cho cho sinh viên trường CĐN Công nghệ và
    Nông lâm Phú Thọ 60
    Bảng 2.17. Mức độ thực hiện công tác kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động bồi
    dưỡng kỹ năng tham gia CTXH cho sinh viên trường CĐN Công
    nghệ và Nông lâm Phú Thọ 62
    Bảng 2.18. Mức độ sử dụng và tính hiệu quả của các biện pháp quản lý hoạt
    động bồi dưỡng kỹ năng tham gia CTXH cho sinh viên trường CĐN
    Công nghệ và Nông lâm Phú Thọ . 63
    Bảng 2.19. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động bồi dưỡng kỹ năng
    tham gia CTXH cho sinh viên trường CĐN Công nghệ và Nông lâm
    Phú Thọ 65
    Bảng 2.20. Thực trạng về những khó khăn trong công tác bồi dưỡng kỹ năng
    tham gia CTXH cho sinh viên trường CĐN Công nghệ và Nông lâm
    Phú Thọ 67
    Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp
    bồi dưỡng kỹ năng tham gia CTXH cho sinh viên trường CĐN Công
    nghệ và Nông lâm Phú Thọ 89

    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN
    http://www.lrc.tnu.edu.vn/

    vi
    DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ

    Hình 1.1. Mô hình CTXH chuyên nghiệp của các nước trên thế giới . 7
    Sơ đồ 2.1. Bộ máy tổ chức trường CĐN Công nghệ và Nông lâm Phú Thọ 42
    Sơ đồ 3.1. Mối quan hệ giữa các biện pháp . 87


    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN
    http://www.lrc.tnu.edu.vn/

    1
    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    Công tác xã hội chuyên nghiệp được coi là hình thành sớm nhất tại Châu Âu
    và Mỹ vào thế kỷ 19. Về bản chất thì các cán bộ CTXH trong quá khứ cũng đã thực
    hiện phần nào những chức năng như cán bộ xã hội ngày nay đảm nhận nhưng với
    cách tổ chức khác nhau. Trên thực tế, những hoạt động mà ngày xưa mang tính chất
    từ thiện thì nay được tổ chức lại và mang tính chất chuyên môn hơn.
    Ở Việt Nam, CTXH được xuất hiện từ cuối những năm 40 của thế kỷ trước tại
    miền Nam dưới thời Mỹ-Ngụy. Năm 1949, trường Cán sự xã hội dân lập đầu tiên
    được thành lập ở Sài Gòn với sự hỗ trợ của tổ chức Hồng Thập Tự Pháp. Năm 1968,
    trường CTXH quốc gia được thành lập với sự hợp tác của Chương trình Phát triển
    Liên Hợp Quốc (tiếng Anh: United Nations Development Programme, viết tắt UNDP).
    Cả 2 trường đều có chương trình đào tạo chuyên nghiệp 2 năm cho 2 chức danh: Cán
    sự xã hội và kiểm sự xã hội. Một số sinh viên sau khi tốt nghiệp các ngành khoa học
    xã hội cũng đã được gửi đi học sau đại học về CTXH ở nước ngoài. Sau năm 1975,
    CTXH không còn được coi là một nghề chuyên môn nữa song vẫn còn một nhóm các
    nhà khoa học tâm huyết đã cố gắng duy trì ngành học này tại một vài cơ sở đào tạo ở
    thành phố Hồ Chí Minh. Cho đến giữa những năm 90 khi mặt trái của quá trình
    chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường ở nước ta đã bộc lộ nhiều vấn đề xã hội bức
    xúc cần phải được giải quyết như: Trẻ em đường phố, nghèo đói, tệ nạn xã hội xuất
    hiện tràn lan.v.v. cũng là lúc CTXH được quan tâm khôi phục, đưa vào giảng dạy tại
    một số trường đại học. Tháng 10 năm 2004, Bộ giáo dục và Đào tạo đã ban hành
    chương trình khung đào tạo cử nhân ngành CTXH bậc đại học và bậc cao đẳng tạo
    bước ngoặc căn bản trong sự phát triển của nghề CTXH ở Việt Nam.
    Đặc biệt, ngày 25/3/2010 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định
    số 32/2010/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án phát triển nghề CTXH giai đoạn 2010-
    2020 trong đó đã xác định rõ mục tiêu, nội dung hoạt động nhằm phát triển CTXH trở
    thành một nghề ở Việt Nam bao hàm hệ thống các chức danh, tiêu chuẩn nghiệp vụ,
    các ngạch viên chức và nhân viên CTXH, đồng thời đưa ra phương pháp, nhiệm vụ
    đào tạo nguồn nhân lực nhân viên CTXH từ trung cấp, cao đẳng, đại học, thạc sỹ, tiến sỹ
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN
    http://www.lrc.tnu.edu.vn/

    2
    trong các lĩnh vực khác nhau. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng cho việc hình thành và
    phát triển nghề CTXH trong các lĩnh vực của đời sống xã hội nói chung cũng như
    trong hoạt động bồi dưỡng kỹ năng tham gia CTXH cho sinh viên ở nước ta.
    Định hướng cho học sinh sinh viên tham gia CTXH trong trường học phổ
    thông, trường cao đẳng, đại học đã trở thành một phần rất quan trọng. Trên thực tế,
    những hoạt động mà ngày xưa mang tính chất từ thiện thì nay được tổ chức lại và
    mang tính chất chuyên môn hơn.
    Có hai yếu tố chính là động lực thúc đẩy quá trình chuyên nghiệp hóa CTXH:
    Yếu tố thứ nhất, đó là do vào thế kỷ 19, khoa học hiện đại đã phát triển rất
    nhanh, bao gồm cả các môn khoa học xã hội và những người quan tâm đến các vấn
    đề xã hội thì cho rằng các nguyên tắc khoa học có thể được áp dụng cho những hoạt
    động hỗ trợ từ thiện cho những người cần sự giúp đỡ này.
    Yếu tố thứ hai, chính là quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đi kèm với
    số lượng lớn dân cư di cư từ nông thôn lên thành thị. Điều này có nghĩa là những
    khuôn mẫu trong mối quan hệ của gia đình và với cộng đồng, bao gồm cả sự hỗ trợ từ
    thiện cũng không còn hiệu quả nữa. Hơn nữa, cuộc sống của các gia đình còn chịu tác
    động của tác phong làm việc mới trong thời công nghiệp hóa.
    Do đặc điểm dân số của xã hội thời đó nên các hoạt động từ thiện tập trung
    phần lớn vào hai lĩnh vực:
    Lĩnh vực thứ nhất là các gia đình có trẻ em. Đây cũng chính là nhóm đối
    tượng cần giúp đỡ nhiều nhất vào thời đó.
    Lĩnh vực thứ hai chính là nhóm đối tượng người tàn tật hoặc người già không
    nơi nương tựa. Mối quan tâm lớn nhất vẫn là đối với nhóm đối tượng đầu tiên chính
    là trẻ em do trẻ em được coi là những đối tượng dễ bị tổn thương, các em đại diện cho
    tương lai của xã hội và nếu không được giúp đỡ thì những vấn đề của các em sẽ trở
    thành một phần những vấn đề xã hội khó giải quyết và dai dẳng nhất.
    Trong một số giai đoạn, CTXH đã bị chỉ trích vì chú trọng vào nhóm đối
    tượng “người nghèo gây mất trật tự xã hội”. Cho dù vào giai đoạn khởi đầu, CTXH
    tập trung vào việc duy trì trật tự xã hội, nhưng cũng phải khẳng định rằng thế hệ
    những cán bộ CTXH đầu tiên thực sự có quan tâm đến việc giúp đỡ cho những gia
    đình nghèo được sống một cuộc sống tốt hơn và giúp cho trẻ em, thanh thiếu niên có
    một tương lai tương sáng hơn.
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN
    http://www.lrc.tnu.edu.vn/

    3
    Có thể nói, cho đến nay đã có nhiều nhà khoa học trong nước, ngoài nước
    nghiên cứu những vấn đề cơ bản và chung nhất về hoạt động đào tạo, bồi dưỡng kỹ
    năng CTXH cho cán bộ công chức, viên chức làm nghề CTXH. Tuy nhiên, việc
    nghiên cứu các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng kỹ năng tham gia CTXH cho
    sinh viên còn hạn chế ít được đề cập tới, đặc biệt là ở các trường cao đẳng nghề. Với
    những phân tích trên, là cán bộ giảng dạy, quản lý giảng dạy kiêm phụ trách công tác
    thanh niên của trường CĐN Công nghệ và Nông lâm Phú Thọ, tác giả muốn góp
    tiếng nói trong vấn đề này. Chính vì vậy, tác giả chọn đề tài: “Quản lý hoạt động bồi
    dưỡng kỹ năng tham gia công tác xã hội cho sinh viên trường Cao đẳng nghề
    Công nghệ và Nông lâm Phú Thọ” làm luận văn tốt nghiệp.
    2. Mục đích nghiên cứu
    Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề tài đề xuất một số biện pháp
    quản lý hoạt động bồi dưỡng kỹ năng tham gia CTXH cho sinh viên trường CĐN
    Công nghệ và Nông lâm Phú Thọ góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của nhà
    trường trong giai đoạn mới.
    3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
    3.1. Khách thể nghiên cứu: Quản lý hoạt động bồi dưỡng kỹ năng tham gia
    CTXH cho nhóm đối tượng là sinh viên trường cao đẳng nghề.
    3.2. Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng kỹ năng
    tham gia CTXH cho sinh viên trường CĐN Công nghệ và Nông lâm Phú Thọ.
    4. Giả thuyết khoa học
    Hoạt động bồi dưỡng kỹ năng tham gia CTXH cho sinh viên trường CĐN Công
    nghệ và Nông lâm Phú Thọ còn có những hạn chế nhất định (giáo viên còn thiếu kỹ
    năng, phương pháp bồi dưỡng; thái độ nhận thức chưa đầy đủ, .). Nếu đề xuất và thực
    hiện các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng kỹ năng tham gia CTXH cho sinh viên
    phù hợp với đặc điểm, điều kiện hiện nay của trường CĐN Công nghệ và Nông lâm Phú
    Thọ thì sẽ nâng cao được chất lượng và hiệu quả kỹ năng tham gia CTXH cho sinh viên,
    góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của nhà trường.
    5. Nhiệm vụ nghiên cứu
    5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động bồi dưỡng kỹ năng tham
    gia CTXH cho sinh viên trường cao đẳng nghề.
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN
    http://www.lrc.tnu.edu.vn/

    4
    5.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng kỹ năng tham gia CTXH, hoạt động bồi
    dưỡng và quản lý hoạt động bồi dưỡng kỹ năng tham gia CTXH cho sinh viên trường
    CĐN Công nghệ và Nông lâm Phú Thọ.
    5.3. Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng kỹ năng tham gia
    CTXH cho sinh viên trường CĐN Công nghệ và Nông lâm Phú Thọ.
    6. Phạm vi nghiên cứu
    - Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu và đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt
    động bồi dưỡng kỹ năng tham gia CTXH cho sinh viên trường CĐN Công nghệ và
    Nông lâm Phú Thọ.
    - Đề tài tiến hành khảo sát 150 khách thể, trong đó có: 30 cán bộ quản lý (Trưởng,
    phó các phòng, khoa, trung tâm, tổ bộ môn trực thuộc trường); 20 giáo viên, cán bộ nhân
    viên và 100 sinh viên của trường CĐN Công nghệ và Nông Lâm Phú Thọ.
    7. Phương pháp nghiên cứu
    Để triển khai các nhiệm vụ nghiên cứu, đề tài sử dụng kết hợp các nhóm
    phương pháp sau:
    7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
    Phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá các tài liệu, các văn bản có liên quan đến vấn
    đề nghiên cứu như tài liệu lý luận về giáo dục, về quản lý giáo dục, hệ thống các Văn
    kiện Đại hội Đảng, Nghị quyết của Đảng, các văn bản qui định của Nhà nước, của Bộ
    giáo dục và đào tạo, Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ Lao động TB&XH, Tổng cục Dạy
    nghề, các tư liệu luật pháp về lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp, các đề tài nghiên cứu khoa
    học . để xây dựng khung lý thuyết làm luận cứ lý luận cho đề tài nghiên cứu.
    7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
    - Phương pháp quan sát: Tiến hành quan sát các hoạt động của sinh viên (Hoạt
    động tham gia gia bảo vệ môi trường, tham gia hiến máu nhân đạo, tham gia hoạt động
    tình nguyện, tham gia các hoạt động phong trào .v.v.), các giờ bồi dưỡng kỹ năng của
    giáo viên để thu thập những thông tin cần thiết phục vụ cho quá trình nghiên cứu.
    - Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Sử dụng hệ thống câu hỏi nhằm
    trưng cầu ý kiến của cán bộ quản lý, giáo viên, cán bộ nhân viên và sinh viên nhà
    trường về hoạt động bồi dưỡng kỹ năng tham gia CTXH cho sinh viên, tạo cơ sở
    dữ liệu cho việc phân tích tổng hợp, khái quát hóa vấn đề nghiên cứu để rút ra
    nhận xét, kết luận chung.
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN
    http://www.lrc.tnu.edu.vn/

    5
    - Phương pháp đàm thoại: Trò chuyện, phỏng vấn cán bộ quản lý, giáo viên và
    sinh viên về hoạt động bồi dưỡng kỹ năng tham gia CTXH cho sinh viên trường CĐN
    Công nghệ và Nông lâm Phú Thọ nhằm thu thập thêm thông tin thực tiễn cho đề tài.
    - Phương pháp chuyên gia: Xin ý kiến chuyên gia để có cơ sở khẳng định về
    sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất.
    8. Cấu trúc luận văn
    Ngoài phần phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục,
    luận văn được cấu trúc thành 3 chương:
    Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động bồi dưỡng kỹ năng tham gia
    công tác xã hội cho sinh viên trường cao đẳng nghề.
    Chương 2: Thực trạng về quản lý hoạt động bồi dưỡng kỹ năng tham gia công
    tác xã hội cho sinh viên trường Cao đẳng nghề Công nghệ và Nông lâm Phú Thọ.
    Chương 3: Một số biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng kỹ năng tham gia công
    tác xã hội cho sinh viên trường Cao đẳng nghề Công nghệ và Nông lâm Phú Thọ.
     
Đang tải...