Tiến Sĩ Quản lý hiệu quả vốn tại các doanh nghiệp nhà nước – từ thực tiễn công ty trách nhiệm hữu hạn một th

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 28/12/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ
    NĂM 2015
    MỤC LỤC
    CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN, CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ VỐN VÀ QUẢN LÝ VỐN
    CỦA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC NHÌN TỪ GÓC ĐỘ CÔNG TY TRÁCH
    NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN . 1
    1.1. Cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý về vốn và quản lý vốn của doanh nghiệp nhà nước . 1
    1.1.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của doanh nghiệp nhà nước . 1
    1.1.2. Vốn và phân loại vốn của doanh nghiệp nhà nước 9
    1.1.3. Quản lý vốn của doanh nghiệp nhà nước . 13
    1.1.4. Kinh nghiệm quản lý vốn, cơ chế giám sát tại các Doanh nghiệp nhà nước ở
    một số nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam . 18
    1.2. Cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý về vốn và quản lý vốn của Công ty trách nhiệm hữu hạn
    một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu . 35
    1.2.1. Khái niệm và đặc điểm của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do
    Nhà nước làm chủ sở hữu 35
    1.2.2. Quản lý vốn của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước
    làm chủ sở hữu . 37
    1.2.3. Quản lý hiệu quả vốn và đo lường hiệu quả quản lý vốn của Công ty trách
    nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu 54
    1.3. Kết luận Chương 1 73
    CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VỐN TẠI CÁC CÔNG TY TRÁCH
    NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN TRỰC THUỘC ỦY BAN NHÂN DÂN
    THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH . 75
    2.1. Tổng quan về Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên trực thuộc Ủy ban nhân
    dân Thành phố Hồ Chí Minh 75
    2.1.1. Số lượng và cơ cấu Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên trực thuộc
    Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh 75
    2.1.2. Hoạt động kinh doanh của các Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
    trực thuộc Uỷ ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh . 76
    2.1.3. Thực trạng quản lý vốn các Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
    trực thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh . 82
    2.2. Đánh giá về hiệu quả quản lý vốn Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên trực
    thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh 104
    2.2.1. Đánh giá về hiệu quả sử dụng vốn 104
    2.2.2 Đánh giá về hiệu quả phát triển của doanh nghiệp . 110 2.3. Khảo sát hiệu quả quản lý vốn tại các Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
    trực thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh 114
    2.3.1. Khảo sát, đánh giá về chủ thể quản lý . 116
    2.3.2. Khảo sát, đánh giá về nội dung quản lý 120
    2.3.3. Khảo sát, đánh giá về hình thức quản lý . 127
    2.3.4. Khảo sát, đánh giá hiệu quả giám sát, kiểm tra ngăn chặn tiêu cực . 131
    2.4. Kết luận Chương 2 137
    CHƯƠNG 3. BIỆN PHÁP, KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN
    LÝ VỐN TẠI CÁC CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN
    TRỰC THUỘC ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH . 139
    3.1. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020139
    3.2. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý vốn tại các Công ty trách nhiệm hữu hạn một
    thành viên trực thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh 142
    3.2.1. Giải pháp liên quan đến chủ thể quản lý vốn . 142
    3.2.2. Giải pháp liên quan đến nội dung quản lý vốn . 154
    3.2.3. Giải pháp liên quan đến hình thức quản lý vốn . 165
    3.2.4. Giải pháp liên quan đến cơ chế kiểm tra, giám sát . 178
    3.3. Kết luận . 184
    2.3. Khảo sát hiệu quả quản lý vốn tại các Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
    trực thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh 114
    2.3.1. Khảo sát, đánh giá về chủ thể quản lý . 116
    2.3.2. Khảo sát, đánh giá về nội dung quản lý 120
    2.3.3. Khảo sát, đánh giá về hình thức quản lý . 127
    2.3.4. Khảo sát, đánh giá hiệu quả giám sát, kiểm tra ngăn chặn tiêu cực . 131
    2.4. Kết luận Chương 2 137
    PHẦN MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    Với mục tiêu xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
    chủ nghĩa, trong nhiều năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã không ngừng chú trọng hoàn
    thiện và hài hòa hóa các thành phần kinh tế. Trong Cương lĩnh Xây dựng đất nước
    trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011) và Hiến
    pháp 2013, Đảng luôn khẳng định kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, thành phần
    kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng. Tuy doanh nghiệp nhà nước (DNNN) là
    một bộ phận của thành phần kinh tế nhà nước, nhưng cũng như các doanh nghiệp
    thuộc thành phần kinh tế khác đều phải hoạt động theo cơ chế thị trường, bình đẳng và
    cạnh tranh theo pháp luật. Theo Điều 51 và Điều 52 Hiến pháp 2013, nền kinh tế Việt
    Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở
    hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó, kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Nhà
    nước luôn xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế, điều tiết nền kinh tế trên cơ sở tôn
    trọng các quy luật thị trường, thực hiện phân công, phân cấp, phân quyền trong quản
    lý nhà nước nhằm đảm bảo tính thống nhất của nền kinh tế quốc dân.
    Vào tháng 04 năm 2001, Đại hội Đảng lần thứ IX đã thông qua Chiến lược
    phát triển kinh tế - xã hội 2001 – 2010, trong đó đã xác định rõ “Vai trò chủ đạo kinh
    tế nhà nước được tăng cường, chi phối các lĩnh vực then chốt của nền kinh tế; DNNN
    được đổi mới, phát triển, sản xuất, kinh doanh có hiệu quả”[34]
    . Sau 10 năm thực hiện,tháng 12 năm 2011, Hội nghị báo cáo tổng kết việc thực hiện Chiến lược này đã được
    tổ chức tại Hà Nội. Theo Báo cáo của Ban Chỉ đạo thì kết quả đạt được là DNNN
    giảm về số lượng, nhưng doanh nghiệp trong những ngành, lĩnh vực quan trọng thì
    quy mô vốn tăng lên, hiệu quả hoạt động tốt hơn, cơ bản thực hiện được vai trò nòng
    cốt của kinh tế nhà nước, làm công cụ vật chất để Nhà nước định hướng và điều tiết vĩ
    mô, bảo đảm an sinh xã hội, đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế và tạo nền tảng cho sự
    nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
    Nhìn chung, kết quả đổi mới và phát triển doanh nghiệp mang tính tích cực và
    khả quan. Hiện đã có 4.750 DNNN đã được sắp xếp lại
    [67]. Riêng tại Thành phố Hồ
    Chí Minh (TP.HCM), việc sắp xếp, đổi mới DNNN được thực hiện chủ yếu theo hai hình thức, (1) Đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư: thực hiện cổ phần hóa các DNNN, tạo
    điều kiện cho doanh nghiệp và người lao động hoàn toàn tự chủ trong cơ chế năng
    động, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Hiệu quả của việc cổ phần hóa các
    doanh nghiệp tại TP.HCM trong thời gian qua đã làm nguồn thu ngân sách nhà nước
    tăng 40% và thu nhập lao động tăng trên 24%; (2) Nhà nước quản lý trực tiếp vốn
    thông qua đại diện chủ sở hữu vốn: mô hình được thực hiện từ 432 doanh nghiệp năm
    1997, đến nay sau khi hoàn thành việc sắp xếp, chuyển đổi mô hình, số doanh nghiệp
    do UBND TP.HCM làm chủ sở hữu 100% vốn nhà nước chỉ còn 107 Công ty trách
    nhiệm hữu hạn một thành viên (Công ty TNHH MTV) nắm giữ 57.756 tỷ đồng, trong
    đó có 17 tổng công ty và công ty lớn, nắm giữ khoảng 51.554 tỷ đồng và hoạt động
    theo mô hình công ty mẹ - công ty con, đã phát huy được thế chủ động và nâng cao
    năng lực, hiệu quả sản xuất kinh doanh của đơn vị.
    Theo Dự thảo Văn kiện Đại hội lần thứ XII (2016 – 2021) của Đảng, việc tái cơ
    cấu DNNN cũng đã đạt được những thành tựu nhất định. Sau khi cơ cấu lại, một bộ
    phận DNNN cơ bản thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao; tập trung hơn vào những
    lĩnh vực then chốt, quốc phòng, an ninh, cung ứng hàng hóa và dịch vụ công thiết yếu,
    quản lý nhà nước được tăng cường. Hệ thống pháp luật về DNNN được hoàn thiện.
    Xác định rõ quyền, trách nhiệm của chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp và công
    khai, minh bạch hoạt động của DNNN. Cổ phần hóa và thoái vốn đầu tư ngoài ngành
    theo cơ chế thị trường được đẩy mạnh. Năng lực quản trị, tiềm lực tài chính và hiệu
    quả sản xuất kinh doanh của DNNN được nâng lên; vốn nhà nước được bảo toàn và



    phát triển; giá trị tài sản tăng; tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu trong giới hạn quy định.
    Các doanh nghiệp sau cổ phần hóa đều đạt hiệu quả sản xuất kinh doanh tốt hơn.
    Tuy nhiên, Dự thảo Văn kiện cũng xác định là DNNN hoạt động kém hiệu quả,
    chưa thể hiện được vai trò lực lượng nòng cốt của kinh tế Nhà nước. Tái cơ cấu
    DNNN, cổ phần hóa, thoái vốn ở một số doanh nghiệp chưa đạt tiến độ. Tỉ lệ vốn
    được cổ phần hóa còn thấp. Quản trị doanh nghiệp đổi mới còn chậm; kiểm tra, giám
    sát nội bộ còn hạn chế. Hiệu quả sản xuất kinh doanh của nhiều DNNN thấp, chưa
    tương xứng với tài sản và nguồn lực, thất thoát, lãng phí còn lớn.
    Nhiều nhà nghiên cứu cũng nhấn mạnh rằng vấn đề quản lý vốn nhà nước tại
    các DNNN còn nhiều bất cập như đối với đầu tư khu vực nhà nước chiếm tỷ trọng cao
    nhưng không tập trung mà bố trí dàn trải, nhiều công trình đầu tư không đồng bộ và
    mục đích đầu tư không phù hợp với mục đích sử dụng nên hiệu quả sử dụng vốn rất
    thấp[35]
    . Bên cạnh đó, một số tập đoàn, tổng công ty đã thành lập các công ty con và
    đầu tư vào những lĩnh vực ngoài nhiệm vụ chính được giao nhưng kiểm soát thiếu
    chặt chẽ làm phân tán nguồn lực, ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh
    nghiệp; tổ chức thực hiện quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với DNNN
    tuy đã rõ hơn nhưng vẫn còn nhiều lúng túng và quản lý kém hiệu quả . Do đó, nhà
    nước cần có một cơ chế quản lý vốn để tránh tình trạng này. Ngoài ra, cũng cần có các
    giải pháp để giúp các DNNN, đặc biệt là các Tổng công ty, các Công ty TNHH MTV
    đang nắm giữ 100% vốn nhà nước và hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty
    con quản lý thật hiệu quả vốn nhà nước nhằm nâng cao hơn nữa năng lực cạnh tranh
    trong cơ chế thị trường.
    Bên cạnh những vấn đề về quản lý vốn nhà nước mang tính chất thực tiễn như
    trên, vấn đề lý luận cũng đóng một vai trò hết sức quan trọng. Trong thời gian qua,
    khung pháp lý về hoạt động cũng như cơ chế, hệ thống giám sát tài chính doanh
    nghiệp luôn được nhà nước quan tâm và hoàn thiện, sao cho cơ chế giám sát tài chính
    cũng như chính sách hỗ trợ doanh nghiệp phù hợp với điều kiện của Việt Nam và
    thông lệ quốc tế. Phương thức quản lý vốn nhà nước cũng được đổi mới từ quản lý
    hành chính sang quan hệ đầu tư, kinh doanh vốn. Trong mối quan hệ giữa chủ sở hữu
    vốn và người điều hành doanh nghiệp, pháp luật cũng xác định rõ mức độ và giới hạn
    giữa hai bên trong mối quan hệ này sao cho tăng cường thêm tính tự chủ của doanh
    nghiệp có vốn nhà nước[61]
    Nhiều nhà nghiên cứu, nhà lập pháp đã đặc biệt quan tâm đến cơ sở lý luận
    trong việc quản lý vốn như việc xác định khái niệm vốn, khái niệm DNNN, cơ chế
    kiểm tra, giám sát về quản lý vốn tại các DNNN cũng như mô hình tổ chức thực hiện
    chức năng sở hữu đối với DNNN và vốn nhà nước tại các doanh nghiệp. Vấn đề này
    được đặt ra bởi lẽ trên thực tế còn rất nhiều bất cập.
    Chính vì những thực tế như trên mà tác giả đã mạnh dạn lựa chọn đề tài “Quản
    lý hiệu quả vốn tại các Doanh nghiệp nhà nước – từ thực tiễn Công ty trách nhiệm
    hữu hạn một thành viên của Thành phố Hồ Chí Minh” để làm luận án tiến sỹ. Công
    trình nghiên cứu này sẽ nghiên cứu về cả quy định của pháp luật và thực trạng quản lý
    vốn các DNNN, nhất là các các Công ty TNHH MTV đang nắm giữ 100% vốn nhà
    nước trực thuộc UBND TP.HCM, để tìm ra những giải pháp hữu hiệu nhất trong việc
    quản lý vốn nhà nước.
     
Đang tải...